Phật Giáo và Khủng Hoảng Môi Sinh

Sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật phương Tây hiện nay được cổ vũ bởi niềm tin rằng khoa học ứng dụng có thể khử bỏ tất cả nhu cầu của con người và mở ra một con đường cho một thời đại vàng son - một sự phồn vinh, về mặt vật chất cho tất cả nhân loại. Hiện nay, con người sử dụng thành tựu kỹ thuật chinh phục thiên nhiên nhằm mục đích phục vụ nhu cầu mong muốn của con người. Một mặt đời sống của con người được đầy đủ, thoải mái về đời sống vật chất. Mặt khác, khoa học hiện đại đã thành công trong việc làm cho đời sống thoải mái hơn và an toàn hơn về một số khía cạnh so với những thời kỳ trước đây.

Tuy nhiên, những thành phố bị bao phủ đầy khói của chúng ta, những hệ thống nước nhiễm ô, sự tàn phá hoàn toàn của những ngôi rừng và những chất thải hóa học nhắc nhở chúng ta một cách đau đớn rằng những sự chiến thắng về mặt vật chất của chúng ta đã được thành đạt bằng những sự trả giá kinh khủng. Không chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên đang dần dần bị hủy hoại hoàn toàn tự nhiên, con người đặt chính anh ta vào một trạng thái vô cùng nguy hiểm và mất đi hết tất cả bản chất nhân đạo của anh ta.

Các nền triết lý và tôn giáo Á Đông có thể cung cấp cho xã hội Phương Tây hiện thời một nguồn tư liệu phong phú có thể ủng hộ việc cùng chung tồn tại một cách hài hòa và hòa bình, an lạc giữa nhân loại và thế giới tự nhiên. Đi tiên phong và nổi bật nhất trong các tôn giáo Á Đông trong lĩnh vực này đó là Phật giáo. Triết lý Phật giáo còn có thể đóng góp một phần chính yếu và quan trọng cho sự phát triển của một nền triết lý về môi sinh hiện thời. Ngoài ra, Phật giáo cũng còn đóng góp rất lớn cho một nền tâm lý môi sinh cho xã hội phương Tây hiện thời bởi vì Phật giáo không có giả định trước một sự hiện hữu của đấng thần linh, nhưng nó được đặt trên cơ sở trí tuệ, sự hiểu biểt của từng cá nhân, và do đó Phật giáo đã và đang đóng góp rất nhiều cho một “quan điểm, cách nhìn của thế giới” đang luôn ảnh hưởng bởi những ý tưởng, tư duy khoa học thực nghiệm. Và như bác học Albert Einstein đã phát biểu: “Nếu có một Tôn giáo nào đương đầu với những nhu cầu khoa học hiện đại tân tiến, thì đó là Phật giáo” (If there is religion thát would cope with modern scientific needs it would be Buddhism)

Không giống như những giả thuyết đã được đề cập trong một số sách vở khác giải thích về nền văn minh phương Tây, những khía cạnh sau đây của Phật giáo hoàn toàn ủng hộ việc chăm sóc bảo vệ môi sinh chúng ta đang sống. Đây là một nền triết lý thấu hiểu rõ bản chất của mối liên kết và sự tương quan triệt để của tất cả các pháp hiện tượng hữu vi.

Con người là một bộ phận của tự nhiên và không có sự phân biệt rõ ràng có thể được đưa ra giữa chúng và những thứ xung quanh bởi vì tất cả hiện tượng, pháp vi đều là vô thường biên đổi liên tục  và những thứ xung quanh bởi vì tất cả hiện tượng, pháp hữu vi đều là vô thường biến đổi liên tục và cùng chịu chung những quy luật tự nhiên. Theo Phật giáo những yếu tố của sự sinh tồn, hiện hữu có quan hệ liên kết với quy luật nhân quả. Mặc dầu các yếu tố không phải là bộ phận của tổng thể, nhưng chúng có quan hệ liên kết với nhau và tương quan tương duyên với nhau. Sự ý thức rằng tất cả đều vô thường biến dịch như Héraclite đã phát biểu: “Ngươi không thể bước hai lần trong cùng một dòng sông” và rằng nhân loại phải chịu chi phối bởi quy luật nhân quả hay nói đủ là nhân duyên qủa phải được nhìn nhận như là một cơ sở quan trọng cho một sự hiểu biết đúng đắn về vai trò của con người đối với thiên nhiên.

Một sự nhận thức như thế có thể thúc đẩy một thái độ khiêm nhường và sự quan tâm chu đáo hơn về môi sinh. Học thuyết Phật giáo rất phong phú những nguồn thông tin liên quan đến sự quan hệ liên kết và tương quan tương duyên của tất cả các phấp hữu vi. Nhưng với thời gian có giới hạn, tác giả xin trình bày mối tương quan giữa đạo đức con người và tự nhiên.

Mặc dù sự thay đổi vốn bản chất đã có, nhưng Phật giáo tin rằng các quá trình tự nhiên được ảnh hưởng bởi hành vi đạo đức con người. Một số bài kinh trong hệ trong hệ tạng Pali cho thấy rằng Phật giáo thời kỳ nguyên thủy tin rằng có một mối quan hệ gần gũi thân thiết giữa hành vi đạo đức con người và môi trường tự nhiên. Ý tưởng này được hệ thống hóa trong học thuyết 5 quy luật tự nhiên (Panca Niyamadhmma) trong những bản số giải sau này. Theo học thuyết này, trong vũ trụ có 5 quy luật tự nhiên đang hoạt động đó là: quy luật vật lý, quy luật sinh lý, luận lý, và nhân quả. Điều này có nghĩa là môi trường vật lý của bất kỳ một lãnh vực nào tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển của bộ phận cấu thành về mặt sinh học của nó như quần thể sinh vật và quần thể động vật.

Những quần thể này, ngược lại, ảnh hưởng mô hình tư duy của con người trong khi tương tác với chúng. Những mô hình tư duy quyết định tiêu chuẩn hành vi đạo đức. Tiến trình ngược lại của quy luật tương tác cũng có thể xảy ra. Những hành vi của con người tiến hành ảnh hưởng không chỉ ở cơ cấu tâm lý của con người mà còn liên quan đến môi trường sinh học và vật lý. Do đó, 5 quy luật trên chứng minh rằng con người và thiên nhiên được kết hợp với nhau trong một mối quan hệ tương quan hỗ trợ lẫn nhau. Và sự thay đổi của cái này cũng cần thiết cho cái khác thay đổi theo. Thế giới vũ trụ bao hàm cả thiên nhiên và con ngưòi thịnh hành hay suy đồi là tùy thuộc vào hành vi đạo dức của con người.

Nếu những hành vi đạo đức lan tràn, ngự trị trong xã hội thì con người và thiên nhiên ngày càng trở nên tồi tệ đi. Nếu những hành vi đaọ đức ngự trị trong xã hội thì những phẩm chất của cuộc sống con người và thiên nhiên ngày càng cải thiện. Do đó tham, sân, si phát sinh ra sự ô nhiễm cả bên trong tâm con người cũng như bên ngoài môi trưòng xung quanh. Đây cũng chính là lý do tại sao Đức Phật thế giới do tâm tạo, do tâm điều khiển. Do vậy, thiên nhiên và con ngưòi, theo những ý tưởng được diễn tả trong tư tượng Phât giáo nguyên thủy, có quan hệ tương quan tương duyên.

Những quan điểm này về những sự tương tác và phản tương tác trong mối quan hệ giưã con người và thiên nhiên dường như rất tương hợp với những quan điểm của khoa học hiện đại tân tiến. Chẳng hạn như, tại Tây phương, những công trình nghiên cứu về sinh thái học và sinh thái học con người đã quan sát nhiều yếu tố khác nhau trong tự nhiên có quan hệ liên kết với nhau như thế nào và bằng cách nào mà xâm lấn của con người bằng cách này hay cách khác đưa đến ảnh hưởng về không gian thời gian.

Luận đề của Phật giáo rằng hạnh phúc, an lạc phải tìm thấy thông qua việc những dục vọng ham muốn, và sống một cuộc sống thiểu dục tri túc hơn là thông qua sự sinh sôi nảy nở dục vọng ham muốn. Và mục đích của Phật giáo là sự giác ngộ, hiểu biết nhờ vào sự xuất gia tu tập, và thiền định. Theo giáo lý của Phật giáo, con người phải biết cách làm thỏa mãn những nhu cầu thực sự chứ không phải là dục vọng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới thì có hạn trong khi đó lòng tham của con người thì không có giới hạn. Lòng tham của con ngưòi không có buông tha, muốn ngấu nghiến xâu xé thiên nhiên cho những mục đích vụ lợi riêng tư, khiến cho thiên nhiên ngày càng trở nên nghèo nàn, cạn kiệt, Phật giáo hoàn toàn ủng hộ những dức tính vô tham, vô sâ, vô si dối với tất cả những sự theo đuổi của con người.

Tham lam phát sinh buồn rầu và những hậu quả không lành mạnh. Tri túc thiểu dục là những đức tính đưọc đề cao trong Phật giáo. Một con người, một chúng sanh sống một cuộc sống giản dị, ít ham muốn được ủng hộ được đề cao như là một mẫu người gương mẫu lý tưởng. Sự đạm bạc và xa xỉ, hoang phí cũng bị lên án như nhau, như là hai cực đoan thoái hóa trong đạo Phật. Sự khai thác thiên nhiên một cách quá đáng như đang được thực thi chắc chắn sẽ bị lên án bởi Phật giáo bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất.

Previous Post
Next Post