Xây dựng xã hội trong cuộc sống hiện tại

Một xã hội văn minh, tiên tiến, thì nền kinh tế đạo đức phải song hành với nhau. Ngày nay đối với đời sống vật chất ngày một nâng cao, thì tinh thần đạo đức ngày một suy đồi theo một cách rõ rệt.

Thay vào đó là một sự thoái hóa đạo đức một cách nghiêm trọng, những tụ điểm ăn chơi, cờ bạc, rượu chè. Chỗ giúp cho tinh thần đạo đức như: đền, chùa, nhà thờ… lại không mấy sáng sủa. Từ đó những tánh hư tật xấu trong xã hội ngày một nảy sinh như tham ô, hối lộ, ma túy mại dâm, văn hóa đồi trụy lan tràn khắp nơi. Kẻ thì chạy theo những trò dục lạc khoái cảm mới lạ, làm cho tuổi trẻ lớn lên có tính tò mò, tính háo thắng để rồi lâm vào con đường đen tối không có lối thoát.

Đứng trước một thực trạng xã hội đen tối về mặc đạo đức như vậy thì vấn đề giáo dục đạo đức Phật giáo qua năm giới là rất cần thiết, nó nhằm ngăn chặng những con đường dẫn đến thói hư tật xấu trong xã hội hiện nay, và nhằm đưa con người trở về với cuộc sống thanh cao của con người thật chính mình.

Năm giới đó nhằm đối trị lại lòng độc ác của chúng ta đã chất chứa từ muôn thở mà sự tinh vi tế nhị đó đã đưa con người đem đến sự đâm chém, giết chóc mỗi ngày mỗi nhiều.

Đối với loài vật, sự giết hại mỗi ngày càng nhiều lên. Cứ mỗi phút trên thế giới lại có hàng triệu con vật bị giết hại. Bởi thế loài người chưa gọi là văn minh được, vì chưa biết tôn trọng sự sống của mỗi loài. Vì mỗi loài động vật trên trái đất này là một tuyệt tác mỹ thuật trên trần gian này. Lòng người mỗi ngày càng gia tăng sự độc ác lên thêm vì không thương mến sự sống, lại thích giết chóc, và nhiều khi cho đó là thú vui để sát hại sực sống.

Loài người đang còn đau khổ, xã hội đang còn bộ mặt xấu xa, cảnh đời đang còn đen tối, vì chúng ta đang còn những hung thần của chính đồng loại chúng ta nữa.

Chúng ta tham lam nhiều thứ: như tham ăn, tham ngủ, tham danh, tham lợi, tham sắc… tham ăn, tham ngủ tất nhiên là sanh ra nhiều sự tệ hại nhưng những thứ ấy chỉ hạng cuộc trong phạm vi cá nhân mà thôi. Tham danh thì có hại nhiều hơn, nhưng cũng chưa nguy hại bằng tham lợi và tham sắc.

Trong phạm vi cá nhân đối với nhau, họ dùng mưu mô để lường gạt lẫn nhau, dùng sức mạnh để khuynh loát nhau, họ bốp chẹt nhau trong cơn túng thiếu, cho vay nặng lãi, cân non đong thiếu, đổi xấu lấy tốt, lường gạt những kẻ nhẹ dạ, bày trò cướp giật v.v…

Nguyên nhân chính của bao sự đổ vỡ, từ nhỏ đến lớn, từ cá nhân đến xã hội điều do lòng tham sắc dục mà ra. Vì sắc dục mà người mẹ đành đoạn thả con trôi sông hay vứt vào bụi rậm, vì sắc dục mà vợ chồng xa nhau, cha con ly táng, hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, vì sắc dục mà sanh ra lường gạt, vì sắc dục mà sanh bịnh làm hại cho con cháu sau này.

Một biến chứng khác của lòng tham lam là sự dối trá. Sự tham lam mà không biết đẻ ra bao nhiêu là tánh xấu và đều che dấu sự xấu xa ấy, người ta phải lừa phỉnh dối gạt nhau.

Dối trá là tấm màn che phủ lên, che đậy tội lỗi, là cái bình phong hào nhoáng nhăn dấu những hành động đen tối huy hiểm cho đời sống chung.

Dối trá làm mất lòng tin lẫn nhau; mà đã mất lòng tin thì không có một công cuộc gì có thể thành tưu được trong xã hội. Khổng Tử dạy “Nhân vô tín bất lập”

Tóm lại quốc gia xã hội cũng như gia đình, không thể yên ổn hòa vui được, khi dối  trá lường gạt đang hoành hành.

Một nguyên nhân khác của sự đau khổ và xấu xa, không kém phần quan trọng, có lẽ còn quan trọng hơn nữa là sự “si mê ngu dốt” chính đức Phật đã dạy: “Bất úy tham sân khởi, duy khủng sự giác trì”

Thật vậy tánh xấu xa nào cũng có thể sửa chữa, tiêu trừ được cả với điều kiện là phải có sự sáng suốt hiểu biết hay dở, phải trái, chánh tà.

Người ta tàng ác, tham lam, giết người, cứơp của, đam mê sắc dục, lừa đảo, dối gạt cũng vì ngu si, không nhận rõ được hậu quả tai hại của những hành động tội lỗi của mình. Cho nên Phật dạy “Ngu si là gốc của muôn tội lỗi”.

Cho nên Phật dạy các đệ tử không được giết hại. Sự ngăn cấm này có tính cách tuyệt đối hay tương đối, tùy theo căn cơ và sự phát nguyện của người đệ tử. Đối với những căn cơ ít độc ác, muốn giữ hoàn toàn giới sát, thì họ phát nguyện không giết một sinh vật nào dù nhỏ bao nhiêu, họ cũng không vì thù ghét hay thú vui mà giết, họ tôn trọng sự sống của sinh vật khác cũng như tôn trọng sự sống của chính họ. Họ áp dụng tinh thần bình đẳng của chư Phật một cách tuyệt đối, xem mọi sự sống như nhau, không lấy sự sống này để phụng sự cho sự sống khác, họ thương xót chúng sanh như thương xót chính họ, không làm cho chúng sanh đau khổ.

Cho nên chúng ta đừng bắt chước một số người hờ hợt, thường chê cười đạo Phật quá yếu kém, quá yếm thế, không lý tưởng.

Tác giả: Hồng Như
Previous Post
Next Post