Chuyến xe mang tên dục vọng

Bộ phim A Streetcar Named Desire (Chuyến Tàu Mang Tên Dục Vọng ,WB,1951 ) với Giám đốc sản xuất Charles K. Feldman, đạo diễn kiêm biên kịch  Elia Kazan, dựa theo vở kịch cùng tên  của kịch tác gia Tennesse Williams, chuyển thể Oscar Saul, đạo diễn âm nhạc Ray Heindorf, giám đốc nghệ thuật Richard Day, hình ảnh Harry Stradling, biên tập David Weisbart , với thành phần diễn viên gồm Vivien Leigh ( Blanche DuBois), Marlon Brando (Stanley Kowalski), Kim Hunter(Stella Kowalski), Karl Malden( Micth), Rudy Bond (Steve), Peg Hillias (Eunice), Nick Dennis (Pablo),Wright King ( Young Collector),Edna Thomas( Mexican Woman), Anne Dere (Strange Woman), Richard Garrick(Strange Man).v.v...

Bộ phim cũng như vở kịch xoay quanh ba chủ đề: dục vọng, nỗi cô đơn và cái chết , không gian là một căn phòng, những nhân vật và sự việc diễn tiến dồn dập. Khung cảnh mở đầu như một tấm phông nền tối tăm trải rộng xuyên suốt bộ phim.  New Orlean với những mảng màu tương phản. Kiến trúc Gotique kiểu Pháp cũ xa hoa với âm thanh của những bản nhạc Jazz rộn ràng, xen lẫn giữa những căn nhà tồi tàn, nghèo đói, phô bày bộ mặt của một nước Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc đối đầu, mối quan hệ giữa ba nhân vật chính diễn ra trong một căn hộ chật hẹp, nóng bức. Những căng thẳng về tâm lí, xung đột tính cách, được nhân lên gấp bội trong khung cảnh ngột ngạt của khu phố mang tên Dục Vọng, cũng là tên của chiếc xe đổ nàng xuống đây mà Elia Kazan vốn là  một đạo diễn sân khấu  nổi tiếng đã  dụng ý phác vẽ nên.

Blanche Dubois, người phụ nữ mà nhan sắc đã về chiều, sau những lầm lỡ, thất bại ê chề, nay quay về sống chui rúc trong ngôi nhà tồi tàn của hai vợ chồng Stella, người chồng của Stella-Stanley Kowalski (Marlon Brando) không những không chào đón cô, mà trái lại, thù ghét Blanche do sự hiện diện của cô đe dọa trực tiếp tới món tiền thừa kế mà anh ta đã ngộ nhận và quyền lực của hắn trong gia đình với Stella,.

Năm 16 tuổi, thời kỳ còn là một cô gái xuân sắc, Blanche yêu một chàng thi sĩ có tài và đẹp trai. Nhưng đêm tân hôn, nàng mới khám phá ra chồng nàng là một người đàn ông bất lực. Tình yêu không thỏa mãn, phá ngầm đời con gái. Kể từ đó, rất nhiều đàn ông tìm tới với nàng.

Gia đình nàng có một sở đất, dành để cho Blanche và Stella. Nhưng nợ nần chồng chất từ đời trước, sở đất đã bị tịch biên, mà chỉ có Blanche là biết được sự thật đó, vì Stella thì đi lấy chồng ở xa. Blanche đi dạy học, nhưng lại bị đuổi vì nhà trường không chịu được việc Blanche dan díu với đứa học trò mới 17 tuổi, Blanche cắp gói ra đi, và trên đường lưu lạc, nàng sống buông tuồng quá đáng. Không phải nàng không dám thú nhận những đổ vỡ của đời mình cho em gái nghe, nhưng tâm hồn nàng lạ lùng và phức tạp. Blanche nuôi dưỡng trong mình ảo tưởng lớn về cuộc sống, đặc biệt ảo tưởng dục vọng. Nàng không thấy mình bị sa lầy, và nàng tin như thế. Blanche cố tạo cho những người xung quanh một hình ảnh khác về mình, mà không biết mình vụng về, lố bịch. Blanche luôn tìm cách né tránh sự thật, không muốn thừa nhận mình đa đánh mất: tuổi trẻ, sắc đẹp và sự giàu có. Để trốn tránh những sự thật ấy, Blanche tìm cách đắm mình trong những ảo ảnh phù phiếm: những bộ váy áo diêm dúa mà rẻ tiền thuê ở một cửa hàng đồ cũ nào đó; những đồ trang sức lấp lánh thứ ánh sáng giả tạo; đắm mình trong bồn n ước nóng để thấy mình luôn t ươi trẻ, rồi thêu dệt mối quan hệ với những người giàu có...

Ở nhân vật Blanche, ta tìm thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa ý đồ nghệ thuật của đạo diễn Kazan và tài năng diễn xuất của Vivien Leigh. Thông qua hình tượng nhân vật Blanche, đạo diễn E.Kazan đã thể hiện đ ược những tư t ưởng và chiêm nghiệm của mình. Vivien Leigh chính là ng ười đồng sáng tạo với đạo diễn. Vivien Leigh  đã kết tinh thành  hình ảnh nhân vật sống động với những diễn tiến  tâm lý và tính cách rõ ràng nhưng hoàn toàn không giản đơn  để qua đó giúp truyền tải những ý tư ởng của tác giả đến ng ười xem.

Trước hết, nhân vật Blanche DuBois đã nêu bật được một quá trình diễn biến nội tâm hết sức phức tạp: đau đớn, dằn vặt và hoảng loạn. Ngay từ khi xuất hiện đầu phim, nhân vật này đã gây cho khán giả sự tò mò, khó hiểu. Nội dung bộ phim rất đơn giản nh ưng những hành động, diễn biến tâm lý của nhân vật lại luôn buộc người xem phải đặt nghi vấn. Nghệ thuật diễn xuất  của Vivien  Leigh với giọng nói nhanh, gấp gáp và ánh mắt luôn nhìn quanh dò xét, e dè khiến ta băn khoăn: nhân vật Blanche đang đi tìm hay đang chạy trốn điều gì? Chính câu hỏi ấy đã thôi thúc khán giả dõi theo bư ớc đi của nhân vật để tìm câu trả lời cho riêng mình.
         
Quả thật, nhân vật Blanche DuBois  đang chạy trốn. Xuyên suốt cả bộ phim nhân vật này luôn trong t ư thế của một người đang bị truy đuổi, gồm những yếu tố  hữu hình và cả vô hình đang bũa vy  cô. Hữu hình, đó là nhân vật Stanley Kowalski ( Marlon Brando) - chồng Stella là một gã cục súc, yêu vợ theo cách của mình, nhưng không yêu thương nổi chị vợ hay đúng hơn là căm ghét, luôn tìm mọi cách lật tẩy bộ mặt giả tạo mà anh cho là Blanche cố tình dựng nên. Stanley thực sự là một đối trọng, tạo nên mâu thuẫn lớn nhất với Blanche trong bộ phim. Mâu thuẫn giữa Blanche và Stanley cũng chính là mâu thuẫn giữa hai lối sống hoàn toàn trái ngư ợc: một bên luôn đắm mình trong những mộng mơ, huyễn hoặc còn bên kia thì thực tế và thô mộc như  chính sự trần trụi của cuộc sống. Mà sự thật - đó chính là điều vô hình Blanche luôn trốn chạy.
        
Staley Kowalski  bắt đầu lưu tâm đến Blanche khi nghe về sở đất hương hỏa. Kết quả tuy có làm hắn thất vọng phần nào vì đúng như Blanche nói; mặt khác, gã bỗng phát hiện đời sống sa lầy của Blanche.  Sự khéo léo của cốt truyện không trực tiếp kể lại quá khứ của Blanche mà chỉ tiết lộ rất láu cá qua những tin đồn, lời kể góp nhặt mà Stanley thu thập được. Stanley tìm cách tống khứ Blanche ra khỏi nhà bằng món quà sinh nhật cho Blanche- tấm vé tàu trở về nhà. Stella bênh vực chị, mong muốn cho Blanche tìm nơi che chở ở Mitch (Karl Malden), một người bạn của Stanley có cảm tình với Blanche.

Chi tiết rất hài hước được khai thác xóa bớt dấu ấn căng thẳng đối đầu giữa Blanche và Stanley. Blanche dạy Mitch nói tiếng Pháp, khiêu vũ, làm ra vẻ mình còn rất trẻ trung, trong sáng như trăng rằm. Việc đóng giả làm cô gái miền Nam thượng lưu làm nhân vật lấy lại tự tin, xóa đi sợ hãi về nỗi ám ảnh cái chết của người chồng đầu tiên. Nhân vật Mitch trong cảnh này là nhân tố hài rất có duyên khi công bố với Blanche về số đo hình thể: chiều cao, cân nặng, vòng eo. Khán giả tìm trong anh ta vẻ nhút nhát của một đứa trẻ, sự trưởng thành của một ngời đàn ông, dịu dàng, nhạy cảm khi đứng trước một người đàn bà lẳng lơ như Blanche.

Hay ở một trường đoạn khác, trong đó  Blanche khoác lên ng ười xiêm y, vương miện lộng lẫy, t ưởng t ượng mình là một quý bà có thể coi là đỉnh điểm của sự hoang t ưởng. Đây cũng là trường đoạn tiêu biểu cho tài năng diễn xuất của Leigh. Với lối diễn kết hợp cả ngoại hình lẫn nội tâm và hơi c ường điệu như  diễn trên sân khấu, Leigh đã lột tả trạng thái mộng mị của nhân vật Blanche khi đắm mình trong ảo ảnh của một thế giới không thực.Tự huyễn hoặc mình - đó là cách để nhân vật này quên đi thực tại đầy đau khổ. Cũng vì thế mà Blanche luôn thích đắm mình trong bóng tối: cô sợ ánh sáng sẽ soi rõ những nếp nhăn hằn trên da mặt mình, dấu vết của tuổi già và sự tàn lụi. Nh ưng có lẽ điều mà Blanche sợ nhất là Cái chết - sự hủy diệt. Ở trường đoạn bà già bán hoa xuất hiện và cất tiếng rao: "Hoa đây! Hoa trên mộ đây!", khuôn mặt Blanche kinh hoàng như  nhìn thấy bóng dáng của Tử Thần. Và cô lại vội vã trốn chạy một cách tuyệt vọng: "Không! Không phải lúc này!" Đối với Blanche, như  lời cô nói: "Cái chết đối lập với Dục vọng". Ở đây, thiết nghĩ không nên hiểu Dục vọng với nghĩa là những ham muốn thấp hèn, mà Dục vọng đó chính là những khao khát, mơ  ước của con người đối lập với Cái chết và sự  hủy diệt.

Có thể thấy, chính trong lúc chạy trốn sự thật, nhân vật Blanche lại đồng thời thực hiện hành trình tìm kiếm của mình. Đó là khao khát kiếm tìm lòng tốt, tình thư ơng và sự chia sẻ. Ng ười đàn bà bất hạnh ấy chưa bao giờ từ bỏ khát vọng đi tìm hạnh phúc. Khi gặp Mitchell, người đàn ông chưa vợ có cảm tình với cô, Blanche như  nhóm lên hy vọng về một đời sống gia đình. Nh ưng cô chỉ nói giản dị: "Giờ đây tôi cần lòng tốt".  Lòng tốt là sự cảm thông, thấu hiểu và th ương yêu mà Blanche rất cần ở mọi người. Như ng rút cuộc, chẳng có ai, ngay cả những người thân của cô, dành cho cô điều đó. Cả cô em gái Stella, dù rất cảm thư ơng ng ười chị tội nghiệp như ng cũng không thể hiểu đư ợc nỗi cô đơn, khao khát của Blanche. Cô đơn chồng chất, Blanche là con người cô đơn, luôn tìm cách thoát khỏi nó bằng chiếc phao dục vọng, ám ảnh của quá khứ nặng nề trong tâm khảm của Blanche. Đối với cô ta, quá khứ là cái chết của người chồng, gia đình, nếp sống thượng lưu, những gã đàn ông trục lợi bỏ rơi cô ta. Càng tìm cách rũ bỏ quá khứ, Blanche càng dấn thân sâu hơn vào dục vọng, rong ruổi đi khắp nơi bằng Chuyến Tàu Mang Tên Dục Vọng quen thuộc.

Blanche đã chọn Mitch, định sẽ làm nơi nương tựa cuối đời. Và Mitch đang chuẩn bị hỏi Blanche làm vợ, thì Stanley đã nhẩn tâm phanh phui sự thật về Blanche. Mitch thất vọng  bỏ rơi  Blanche giữa khi nàng đang tìm lại sự yêu đời và dọn thể xác cũng như tâm hồn để chờ đón Mitch đến chia vui nhân sinh nhật của nàng. Buồn vui bất ngờ trở nên tẻ nhạt, trơ trẽn. Nói khác đi, Stanley và cả Mitchell đã dồn Blanche đến b ước đường cùng, phá bỏ cái vỏ bọc ảo ảnh mà cô cố sức tạo nên. Rồi cái đêm Stella chuyển bụng đi đẻ, chỉ còn nàng và gã đàn ông. Dù đã một nửa đời gần gũi đàn ông, nàng vẫn sợ hãi, vẫn bị ám ảnh . Và rồi cái vẫn làm nàng sợ hãi và ám ảnh ấy đã xảy ra; gã đàn ông giày vò thân xác nàng cho thỏa lòng thù ghét đối với nàng. Thế là hết, Blanche không còn gì để bấu víu, che đậy, cô rơi vào tuyệt vọng và đau khổ cực độ. Điều đó làm cho cô trở nên điên loạn. Tiếng thét man dại của Blanche khi đuổi Mitchell là đỉnh điểm nỗi đau đớn của một con người bất hạnh. Chính từ đây Blanche lộ rõ dáng vẻ của một ng ười bị truy đuổi. Đến trư ờng đoạn cuối cùng, hình ảnh Blanche hiện lên thật đáng thư ơng. Blanche đã như  một con thú bị th ương đang sa bẫy, cố tìm cách vùng vẫy thoát ra khi cô bị những người ở trại tâm thần đến bắt đi. Cũng chính ở đoạn cuối này, tác giả đã cho nhân vật Blanche tìm thấy lòng tốt khi để nhân vật người bác sĩ tâm thần ngả mũ chào và khoác tay cô đi như  một quý bà. Chính cử chỉ rất nhỏ nh ưng đầy trân trọng ấy đã khiến Blanche cảm kích thốt lên: "Dù ông có là ai thì tôi vẫn luôn nư ơng tựa vào lòng tốt của những người xa lạ". Câu nói ấy đã góp phần làm sáng lên triết lý mà tác giả Tennesse Williams và đạo diễn Elia Kazan muốn gửi đến ng ười xem: con người luôn cần đến tình th ương để làm một con ng ười đích thực.

Trong Chuyến Tàu mang tên dục vọng, Vivien Leigh đã thể hiện nhân vật Blanche Dubois với con người của quá khứ, của hoàn cảnh, của ảo tưởng. Cả ba giằng xé nhau trong Blanche. Chỉ một mình nàng là con người của hiện tại. Diễn xuất của Vivien Leigh có thể nói là tuyệt vời, chứng tỏ ở nàng không chỉ hàm chứa một đời sống tinh thần phong phú, với những khổ đau tột cùng chồng chất bị đè nén, mà còn có sự nghiên cứu, tìm tòi và biết coi trọng nghề nghiệp diễn viên  của mình. Ấn tượng về Vivien Leigh trong vai Blanche Dubois vẫn còn nguyên vẹn trong tôi, dù thời gian và bao nhiêu biến cố đã đi qua, đã đổi thay... Nếu ở tuổi 26, khi đóng vai nàng Scarlett O’Hara  trong Gone with the Wind ( Cuốn Theo Chiều Gió) của Victor Fleming kiêu kì, Vivien Leigh đang ở thời điểm rực rỡ nhất của nhan sắc thì lúc hóa thân vào nhân vật Blanche DuBois năm 38 tuổi, tuy không còn lộng lẫy nh ư tr ước như ng có thể nói Leigh đã đạt đến độ chín của tài năng diễn xuất. Quả thực, với vai Blanche, nhân vật trung tâm, Leigh đã hoàn thành xuất sắc vai trò dẫn dắt diễn biến của toàn bộ phim. Một lần nữa, với Blanche Dubois trong Chuyến Tàu  Mang Tên Dục Vọng, Vivien Leigh lại đón nhận Oscar thứ hai giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1951.

Trong tác phẩm Alternate Oscars (Delta New York, 1993) tác giả Danny Peary, một nhà phê bình, điện ảnh dù đã không tán đồng quan điểm với Viện Hàn lâm Khoa học và nghệ thuật Điện ảnh Mỹ khi dành giải  Oscar cho bộ phim hay nhất 1951 là bộ phim  An American in Paris (MGM) của Vincente Minnelli, nhưng cũng đã không thể chối bỏ  nghệ thuật diễn xuất của Vivien Leigh trong A Streetcar Named Desire.

Nhưng chính sự thành công của Marlon Brando trong vở kịch của Tennesse Williams  đã thôi thúc Elia Kazan muốn chính mình đứng ra chuyển thể vở kịch A Treetcar Named Disire thành phim. Trong đó, Marlon  Brando đã thể hiện nhân vật của mình như một con thú người: Ích kỷ, cục súc, thô bạo, và cuối cùng dẫn đến hành vi hiếp dâm người chị vợ chỉ vì muốn thỏa mãn lòng thù hận.

Nhân vật Stanley được nhận dạng là nhân tố xác thịt, bạo lực của bộ phim, người mà Blanche ghê tởm nhưng rất ham muốn. Bản tính thú vật, thô lỗ của hắn in dấu trong căn nhà tồi tàn của hai vợ chồng hắn. Sự xuất hiện của Blanche chính là sự đe dọa đến quyền lực của hắn và số tiền thừa kế có được. Hành động thô lỗ của hắn lần đầu tiên khi có sự xuất hiện của Blanche là lôi tất cả mớ quần áo của Blanche ra bình phẩm: những phục sức đẹp thì đã quá cũ, những cái mới thì quá rẻ tiền. Stanley đại diện cho tầng lớp hạ lưu, rất vật chất, thực dụng tồn tại trong một miền Nam mới. Đối lập với Blanche, con người tầng lớp thượng lưu không hề ngó ngàng tới tiền bạc. Thái độ đối với tiền bạc trái ngược nhau giữa hai tầng lớp phản ánh rõ cuộc sống trong hai thời kì. Con người cục súc của Stanley phơi bày lộ liễu qua cảnh bốn người đàn ông chơi bài. Stella và Blanche đang nghe đĩa mặc dù ba người đàn ông thích thú với bản nhạc, Stanley vẫn yêu cầu tắt, nhưng họ không tắt. Stanley lao vào trong buồng và tự tay tắt. Trong cảnh này, quyền lực, thói vũ phu của người đàn ông trong gia đình Stella được đẩy lên cao hơn nữa khi một lần nữa Blanche tiếp tục bật đài, khiêu vũ và Stanley nhảy bổ vào ném radio ra cửa sổ trong trạng thái sợ hãi của Blanche, và hắn bắt đầu đánh đập người vợ mang thai Stella. Hành động của Stanley luôn tìm cách chứng tỏ thế thượng phong, quyền lực tuyệt đối, sự độc đoán của hắn trong ngôi nhà. Căn nhà đó chỉ là của hắn, dành riêng cho hắn , chỉ một mình hắn có thể ở và sở hữu về mọi mặt.

Sự gắn bó giữa hai vợ chồng Stanley và Stella có thể thấy rõ không phải về tinh thần mà về thể xác. Đam mê và ham muốn rực cháy của Stella kết hợp hài hòa với bản tính thú vật của Stanley. Hóa trang của phim khá thuyết phục người xem khi hai vợ chồng trong trang phục tả tơi, xộc xệch yêu đương mãnh liệt và tỉnh dậy trong trạng thái đầy mãn nguyện. Sự thắt chặt giữa bản tính thú vật của Stanley và Stella ngày một mặn nồng hơn. Một vài điều gì đó trong con người của Stanley đã kích thích Stella thực sự. Stanley yêu đương mãnh liệt với Stella như một con thú và đánh đập cô theo cách tương tự.

Xung đột và đối chọi với Blanche ngày một dữ dội, khi nghe được Blanche mô tả hắn như một con thú, một con vượn người, hành động của Stanley càng cố gắn thắt chặt mối quan hệ với vợ, gạt bỏ người chị vợ hắn căm ghét ra khỏi ngôi nhà. Ở phía bên kia, Blanche tìm cách lôi kéo Stella bỏ trốn khỏi ngôi nhà đó. Blanche không hiểu động cơ nào khiến Stella gắn bó với Stanley. Đối chọi giữa Stanley và Blanche tiến triển gay gắt tới mức sự xuất hiện của người này phải là sự biến mất của người kia. Con người hắn là một loại “khổ dâm”  thích thú và muốn thỏa mãn với việc gây đau đớn và tổn thương cho Blanche, vốn dĩ đã rất mong manh. Từ việc vạch trần quá khứ biến động, tội lỗi của chị vợ, bản tính hoang dã có dịp bộc lộ sự thô thiển, lỗ mãng bằng việc mua tặng Blanche tấm vé tầu trở về nhà đúng vào dịp sinh nhật cô ta.

Kịch bản sử dụng tính thực dụng và bản chất cục súc của Stanley đúng điểm rơi, không những dập tắt mọi niềm vui nhỏ nhoi của Blanche mà còn đổ thêm dầu vào lửa xung đột. Nhân vật Stanley được xây dựng tương phản mạnh mẽ với nhân vật Blanche nhẹ nhàng tinh tế, một Stanley thô bạo, thú tính đối chọi với một Blanche yểu điệu, ưa làm đỏm, một Stanley vật chất với một Blanche ảo tưởng và lừa dối. Những ảo tưởng, dối trá của Blanche bị Stanley nhẩn tâm xé toạt  không thương tiếc  để thỏa lòng căm ghét. Đỉnh điểm hơn nữa là vụ cưỡng hiếp để thêm phần hả hê sự thù ghét và chứng tỏ bản tính thú vật của Stanley. Đạo diễn xử lý cảnh này hết sức tỉnh táo. Sau khi đưa vợ đi đẻ, hắn nhìn Blanche bằng một ánh mắt khác, ánh mắt một con thú thèm muốn một con mồi mà hắn nuôi dưỡng lòng thù ghét. Sau khi vạch trần bộ mặt thật của Blanche, hắn tiến đến bên cô ta, vặn tay của Blanche với sức mạnh của thân hình lực lưỡng. Cánh tay cơ bắp của hắn đập tan mọi ý nghĩ trốn thoát, Blanche chỉ biết chống trả yếu ớt, tuyệt vọng bằng một chai rượu. Kết thúc cảnh này, hình ảnh chiếc gương vỡ tan thành nhiều mảnh do chai rượu đã diễn giải cho vụ cưỡng hiếp thô bạo dẫn đến sự điên loạn của Blanche.

Đối với Marlon Brando, lần đầu tiên trong vai chính đã đem lại luồng sinh khí mới cho môn nghệ thuật thứ bảy. Lối diễn cực kỳ hoang dã, tự nhiên, chỉ có thể dùng từ bản năng để nói về diễn viên  này. Con người cục súc của Kowalski được hâm nóng bởi sự dữ dội của vẻ mặt, hình thể cơ bắp.

Tuy giải Oscar 1951 dành cho nam diễn viên xuất sắc năm 1951 được trao cho  Humphrey Bogard trong bộ phim The African Queen (Nữ hoàng châu Phi) nhưng khả năng diễn xuất tuyệt vời hé lộ của Marlon Brando đã khẳng định đây là một diễn viên lớn nhất của điện ảnh Mỹ và thế giới.

Vai Stella Kowalski  là một vai diễn biến tâm lý có những giằng xé giữa hai sự lựa chọn nan giải. Một bên là người chồng cục súc, nhưng cô dành những đam mê rực cháy về thể xác- một bên là người chị già nua sống trong ảo tưởng dục vọng. Stella đứng nhìn, là người giảng hòa trước mâu thuẫn và xung đột càng gay gắt. Chính cô là người phản bội chị, khi không tin vaò những mẩu chuyện chị kể.

Chuyến tàu mang tên dục vọng là phim đầu tiên đoạt số giải Oscar kỉ lục về diễn xuất: 3 giải (trong đó 1 giải cho Nữ diễn viên chính xuất sắc dành cho Vivien Leigh, 2 giải cho Nam và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất dành cho Karl Malden và Kim Hunter.

Không mấy  ai  xem xong bộ phim Chuyến Tàu  Mang Tên Dục Vọng mà quên được kết thúc của nó! Cảnh Blanche bị y tá bắt giữ tới bệnh viện tâm thần là một điểm nhấn đẹp, rất đáng nhớ. Elia  Kazan đã biến cảnh bắt giữ thành cuộc chống trả quyết liệt của Blanche, nơi cái tôi ảo tưởng không chịu khuất phục.  Trong khi vị bác sĩ từ từ đến bên cô, nhẹ nâng đôi tay cô, dẫn cô đi ra như một quý bà. Blanche thốt lên một câu nói quá nổi tiếng: “Who ever you are, I have always depended on the kindness of strangers” (Bất kể ông là ai, tôi chỉ trông chờ vào lòng tốt của những người lạ). Nét diễn của Vivien được điều chỉnh một cách nhanh chóng, tinh tế từ sự hoảng sợ, chống trả sang vẻ tự tin, kiêu hãnh như một quý bà thượng lưu. Stella bật khóc, ngập trong cảm giác phản bội, phụ bạc của người chị, khi chính cô không thể tin nổi câu chuyện mà người chị kể. Hành động kế tiếp của cô là bỏ trốn khỏi căn nhà kinh hoàng đó cùng với đứa bé. Stanley chạy ra cửa gào thét như một con thú trút hết căm hờn vào chuỗi âm thanh vang rền đến bất tận “Stellllaa!!!”.

Kazan đã giúp ba con người với những mâu thuẫn, xung đột, phá vỡ rào cản, không gian chật hẹp để tự giải thoát. Cả ba nhân vật trở nên cực đoan hơn với những cách phát triển số phận khác nhau: Blanche trở nên tâm thần do ức chế, ảo tưởng về cuộc sống, Stanley trở nên bạo hành, tàn nhẫn hơn bao giờ hết, Stella bỏ trốn do day dứt giữa sự phản bội người chị đáng thương và sự bạo hành của người chồng cục súc.

Thiết kế mỹ thuật của phim khá tốt khi tái hiện được vẻ tồi tàn của căn hộ hai vợ chồng Stella đang sống. Những mảng màu đen trắng, xám xịt, sáng tối xen kẽ. Đồ đạc trong căn nhà đã cũ, bẩn, lộn xộn, nhếch nhác. Những tấm riđô, màn được trang trí một cách diêm dúa, rườm rà tạo cảm giác vướng víu, ngột ngạt, choán nhiều diện tích vốn đã chật hẹp. Không khí trường quay tạo cho người xem cảm giác nóng bức đến ngạt thở vì khoảng không bó hẹp, rách rưới, bẩn, đầy sự pha trộn. Ánh sáng máy quay đem đến thứ ánh sáng mờ ảo, nhẹ nhàng trong khung cảnh Blanche hóa thân thành cô gái trẻ, trong sáng ảo tưởng, lúc thì ánh sáng trắng mạnh, tương phản rõ nét trong những cảnh giằng co, xung đột mạnh mẽ giữa hai nhân vật chính./.            

Previous Post
Next Post