Con người là kết quả của một thoái hoá?

Phải chăng con người đúng là đỉnh điểm của một tiến hoá? Và đúng có tiến hoá thật? Hay thật ra chỉ có ngẫu biến thôi, hoặc tệ hơn nữa, thoái hoá? Chúng ta hãy lắng nghe một số ý kiến và xem xét một số khám phá khoa học hôm nay:

Với "Chọn lọc tự nhiên", chỉ có Ngẫu biến

Đây là ý kiến của một số nhà khoa học cuối thế kỷ XX, trong đó có Stephen Jay Gould (Xem xét. Science et Vie, Sept. 1997, tr. 73-77).

Đối với họ, với mặc cảm tự tôn và thành kiến do đó, loài người tự dựng lên thuyết tiến hoá, và ngạo nghễ đặt mình trên chóp đỉnh của cái thang tưởng tượng này. Người ta đã lẫn lý thuyết Biến hoá của Darwin với Tiến hoá. Vì vậy nếu quả biến đổi là do "Chọn lọc tự nhiên": vật tồn tại được là vật thích ứng tốt với môi trường, thì với môi trường ngẫu có, sự thích ứng cũng chỉ thành ngẫu hoá thôi. Nghĩa là các biến đổi nối đuôi nhau không định hướng. Để rồi những biến đổi không định hướng ấy, một lúc nào đó ngẫu dẫn tới sự xuất hiện của con người, và tất cả chỉ có thể. Chẳng có ai nhắm trước khi mà chẳng có gì được nhắm trước trong cái chuỗi dài của sự ngẫu nhiên này. Vâng, tất cả chỉ là May bên cạnh Không may!


Thật ra, ứng phó tốt với môi trường, thì không sinh vật nào ứng phó tốt bằng vi khuẩn cả. Vi khuẩn có thể tồn tại ở những môi trường khắc nhiệt nhất, với nhiệt độ dưới mức trần (Plafond), và cả dưới lòng đất không ánh sáng. Thế mà đây là loại sinh vật đơn giản vào bậc nhất, đơn giản ngay cả hôm nay sau hàng tỷ năm biến đổi, ngược lại với quan điểm cho rằng biến đổi cũng là tiến hoá và hoàn thiện hoá đi đôi với phức tạp hoá. Vâng, kể từ khi sự sống xuất hiện cách đây hàng tỷ năm, rất ít sinh vật ở vào một ngưỡng (Seuil) phức tạp cao, mà hầu hết mãi chen nhau quanh một ngưỡng tạp tối thiểu. Vậy, nếu nhìn sinh vật ở tổng thể, ta chỉ thấy chúng (vâng, hầu hết, và đây là các vi khuẩn virus...) chẳng phức tạp hoá và tiến hóa chi đáng kể. Thêm vào đấy, chính các loài tối đơn giản (mà hầu hết là thế), vì đơn giản hết mức rồi, chúng chỉ có thể phức tạp hoá và tiến hoá thôi, trong lúc mà những loài khá phức tạp thì lại trên đà của cả tiến lẫn thoái. Những loài ký sinh như con sán (tenia) chẳng đúng là đã trải qua một quá trình thái hoá rất rõ.

Vả lại, đã đặt vấn đề Tiến hay Thoái, thì phải định ra tiêu chuẩn và chọn lãnh vực mới xét được. Mà lãnh vực, thì hình thái học, chức năng, hay phát triển cá thể tính đây?

Nếu cơ thể (organism) mà xét, thì cơ thể nào mà chẳng có những cơ quan phát triển quá mức bên trong những cơ quan tiêu chột thảm hại. Con người chẳng hạn, tuy có cái đầu to tướng đấy, mà răng và móng vuốt (móng tay) lại yếu xì so với con chó, con mèo.

Có lẽ hợp thời hơn hôm nay, phải lấy bộ gen mà so sánh. Rõ ràng là bộ gen ấy đã sống sót qua các "Chọn lọc tự nhiên", đến như thanh lọc khủng khiếp, khiến nó cứ dài ra mãi. Nhưng nếu nhìn biến hoá qua góc độ di truyền như thế, hẳn ta phải hú vía khi nhận ra rằng, chỉ cần một xê xích nhỏ, rất ngẫu nhiên, ở một trong những giai đoạn hình thành cái trình tự (secquence) AND nó đã sinh ra giống người, là có thể vĩnh viễn đi đời cái con người "linh ư vạn vật" ấy!.

Chính từ phi biệt định mới có con người.

Biến hoá trong khoáng giới xem ra đáng mặt tiến hoá nhất. Chứ sang đến sinh giới, thì biến hoá giầu tính ngẫu hứng hơn. Nếu tương quan trong khoáng giới được quy định dễ dàng trong hệ thống và quy luật, với quy luật có thể được biểu diễn bằng những công thức toán, thì sự sống lại trình bày một bộ mặt phóng khoáng và linh hoạt khác hẳn, khi mà mỗi sinh vật quy kết vào mình mọi chức năng và hoạt động tiến trình cá thể hoá, khiến nó có khả năng tự sống và trao đổi trong tiến trình bảo vệ mình và giống nòi của mình. Vâng, không như khoáng vật bị tổ chức từ ngoài mình, và cũng chỉ phản ứng do tác động từ bên ngoài luôn, thì sinh vật trái lại, tự tổ chức và tự sống cho mình và vì giống nòi của mình.

Con người càng là một với mình hơn nữa khi nó có khả năng hành động tự do, nhờ đó tự định đoạt lấy mình. Không phải nó chỉ định đoạt hành vi và cách sống của nó, mà còn tự lập trình cho cách sống người và hiện hữu người ấy.

Quả thật, lối hiện hữu người khác hẳn cách hiện hữu thú. Hiện hữu của thú được quyết định trước bởi bản năng, nghĩa là bởi lập di truyền giống loài hoàn toàn, nhưng cũng nhờ thế mà trao đổi của nó với môi trường thành ổn định. Trái lại, hiện hữu đích thực con người vuột ra khỏi chu trình Lặp lại (repetiton) đơn điệu nói trên, để ngỏ cửa 180o cho vô hạn những khả thể ở tương lai phía trước. Cũng là ngỏ cửa cho cả những dự án lẫn đe dọa bất ngờ, và sự bấp bênh ấy là số phận, cái mà số phận nó đi đôi với phẩm giá. Để rồi chứng minh sự mò mẫm tự mình để giải quyết các vấn đề của mình ấy sẽ lập trình dần cho hiện hữu người của nó. Loài người vì thế biến hoá mãi mãi, vô cùng tận, biến hoá không phải để không còn là người, mà để luồn còn là người. Vâng, con người không thuần nhất là kết quả của biệt định do thiên nhiên, cũng không thuần là mục đích và đỉnh của tiến hoá thiên nhiên: con người mà còn là tác giả của chính mình, bên cạnh những gì nó đón nhận từ thiên nhiên ấy.

Quả thật, không như J. Giữa Robinet chủ trương, rằng con người là đỉnh tiến hoá của thiên nhiên, E. Kant (đồng thời với ông) đã trả về cho con người cái triều thiên mà Robinet đặt lầm trên đầu của thiên nhiên ấy. Vâng theo Kant, cái cao qúy của con người không do biệt định bởi thiên nhiên, mà giả định:

- "Sự giải phóng (ấy) gỡ con người ra khỏi lòng mẹ thiên nhiên, và đây là niềm kiêu hãnh nó đi đôi với cơ nguy. Bởi lẽ thiên nhiên đã đẩy con người ra khỏi cuộc sống thơ ngây bình hoà của một đứa trẻ, như thể ra khỏi khu vườn ở đó nó gặp thấy trong vô tư những gì giúp nó tồn tại dễ dàng, để rơi vào một thế giới mênh mông với biết bao ưu tư, lao khổ và tai ương không lường trước đón chờ nó"

Quả thật, bước tiến từ con thú sang con người không thể hiểu trong ngôn ngữ từ của Liên tục cho bằng của Cắt đứt (rupture), nghĩa là Trần trụi nguyên thủy (manque originaire). Đúng như Nietzche nói:

- "Ở chính là sinh vật dang dở, mà con người mang lấy trong mình cái khả thể làm người".

Để thấy rõ hơn chân lý, có thể xem xét hai yếu tố người ta quen đánh giá là vật báu chúng đặc điểm hoá con người: cấu trúc đặc biệt não bộ và ngôn ngữ.

Những thoái lui cần thiết cho phát sinh hình thái não người.

Xưa kia, để giải thích cho khả năng tư tưởng, người ta nhấn vào tầm vóc não bộ: Não đã lớn dần lên, từ cá đến người, nhất là ở phía trán. Có điều, não người phát hiện chủ yếu ở những vùng thần kinh, mà rất nhiều ở vùng như thế, ở đó các chức năng để ngỏ, nghĩa là "để giấy trắng", không biệt định gì trước. Như thế để chính hoạt động sau đó sẽ tạo hình, nghĩa là vẽ nên đường nét và xác định hướng đi. Và như thế để cái sản nghiệp hình thái (morphologic) não không phải là quà tặng của thiên nhiên cho bằng sản phẩm của cha ông ta.

Quả đúng là những vùng bỏ ngỏ về chức năng ấy đã phát triển và góp phần chính yếu vào sự nở lớn khối não hôm nay. Còn phần không phát triển là phần thiên nhiên lập trình sẵn cho các chức năng nhất định, với thần kinh kết nối cùng chặt chẽ với con thú, vùng dành cho các chức năng thực vật, chức năng cơ động và tiếp nhận cảm giác...

Nói cách khác, không phải mạng lưới thần kinh do tiến hoá sự sống làm thành đã cho phép ký hiệu tư tưởng chạy trên, mà chính các ký hiệu tư tưởng chạy trên đã dệt nên mạng lưới thần kinh ấy, đồng thời sẽ xác định và ổn định trên đó chức năng của từng vùng. Đúng như J.P. Changeux nói:

- "Tổng thể di truyền cung cấp một mạng lưới với đường nét lờ mờ, mà hoạt động sau đó sẽ vạch rõ những góc cạnh."

Ngày nay, tuy hình thái và chức năng một mạng lưới với đường nét đã rõ mà vẫn còn mờ đủ, để cho phép những khám phá và hướng đi mới, qua các thế hệ. Cái khả năng học tập đến vô tận khiến con người là loài trưởng thành rất chậm, và ngày càng chậm thêm (trước kia ở tuổi 15, rồi 18, 21, và bây giờ là 25...)

Và như thế, ở bộ não con người, có một sự dung hợp và bổ sung cho nhau giữa một bên là các yếu tố thiên nhiên của biệt định di truyền, bên kia là các yếu tố hậu thiên của thủ đắc từ mọi thứ ứng phó và sống nghiệm. Những ứng phó, học tập và thử nghiệm ấy sẽ tạo sinh và củng cố cho những nối buộc thần kinh mới, thời biến đổi các alen di truyền, khiến cho lập trình ngày càng đa dạng và tinh tế thêm, trong đó kỳ diệu nhất có lẽ là ngôn ngữ.

Previous Post
Next Post