Đối với “ham muốn” của con người, trong kinh Phật phân càng rõ ràng. Trong "Đại Trí Độ Luận", quyển 21 liệt ra 6 loại: 1. sắc dục; 2. hình mạo dục; 3.oai nghi tư thái dục; 4. ngôn ngữ âm thanh dục; 5.tế hoạt dục; 6.nhân tưởng dục.
Theo đại học Ohio nước Mỹ nghiên cứu, tất cả hành vi của nhân loại là bị mười lăm loại dục vọng cơ bản và giá trị quan sai sử.
- Tâm hiếu kỳ: Ham muốn học tập
- Thực vật: Ham muốn ăn
- Vinh dự: Ham muốn biểu hiện hành vi mô phạm phù hợp
- Cự tuyệt: Sợ xã hội bài xích
- Tình dục: Ham muốn tình dục ngay cả hành vi và ý thức
- Vận động: Ham muốn họat động thể năng
- Trật tự: Qui luật tổ chức cuộc sống ngày thường
- Độc lập: Ham muốn tự động làm chủ
- Tâm báo thù: Ham muốn phản kích lúc bị xâm phạm
- Xã giao: Ham muốn hòa hợp với quần chúng
- Gia đình: Ham muốn cùng ở chung với người nhà
- Danh tiếng xã hội: Ham muốn được vinh dự
- Ghét bỏ tình cảm: Tránh đau khổ và lo nghĩ
- ý thức công dân: Hi vọng phục vụ công chức, truy cầu chủ nghĩa xã hội
- Quyền lực: Ham muốn mình ảnh hưởng đến người khác.
Theo nghiên cứu cho rằng, tất cả hành vi trong cuộc sống ngày thường của con người, đều không vượt ra ngoài 15 loại truy cầu dục vọng này, đem 15 loại dục vọng ấy phân làm bốn loại lớn: Tính dục, vinh dự, báo thù và thực vật.
Đối với “ham muốn” của con người, trong kinh Phật phân càng rõ ràng. Trong "Đại Trí Độ Luận", quyển 21 liệt ra 6 loại: 1. sắc dục; 2. hình mạo dục; 3.oai nghi tư thái dục; 4. ngôn ngữ âm thanh dục; 5.tế hoạt dục; 6.nhân tưởng dục.
Vả lại, Phật Đà hơn hai ngàn năm trăm năm trước đã chỉ ra những hiện tượng tâm lý vi tế của con người; Thế Thân Bồ Tát ở trong "Bách Pháp Minh Môn Luận" đối với vấn đề này giải thích rất tỉ mỉ. Ngài lấy hiện tượng tâm lý của thế gian và xuất thế gian qui nạp làm thành 5 loại lớn, đó là 100 pháp, bao gồm: 1. Tâm pháp có 8; 2. tâm sở hữu pháp có 51 loại; 3.sắc pháp có 11 loai; 4. tâm bất tương ưng hành pháp có 24 loại; 5. vô vi pháp có 6 loại. Tổng cộng là 100 pháp, cho nên gọi là “Bách pháp”.
Trong đó 4 loại đầu tiên là thuộc về hữu vi pháp, bởi vì tất cả pháp hữu vi đều từ nhân duyên mà sinh, cũng từ nhân duyên mà diệt, lấy đây để giải thích tâm có hiện tượng sinh, trụ, dị , diệt; thân có hiên tượng sinh, lão, bệnh, tử; vật có hiện tượng thành, trụ, hoại, không. Loại thứ 5 là vô vi pháp, tức giải thích về thực tướng ý thức của con người, đó là chân như. Là thực tuớng như thật rời 4 tướng, chẳng phải là bách pháp, chẳng phải do nhân duyên sinh, thường trụ bất biến. Trong trăm pháp bao gồm thần kinh, tinh thần, tâm lý hoạt động của chúng sinh và các loại quan hệ giữa hoàn cảnh vật chất.
Thế Thân Bồ Tát lại giải thích, do 8 loại tâm vương (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại da thức) sinh khởi, mà sinh ra 51 loại tâm sở cùng với tâm vương nương tựa vào nhau, duyên vào nhau, cùng lúc,cùng làm việc nhau đồng thời phát sinh. Trong đó, 5 biến hành (xúc, tác ý,thọ tuởng, tư) duyên vào tâm vương mà sinh khởi tâm sở, tâm vương không khởi thì thôi, mỗi khi khởi nhất định có 5 loại biến hành tương ưng cùng khởi. Chúng sinh do sáu căn bên trong tiếp xúc sáu cảnh bên ngoài mà có ra sáu thức, qua phân biệt của thức thứ sáu, suy nghĩ đo lường của mạt na thức thứ bảy, mà lưu lại vào trong a lại da thức thứ tám, trở thành chủng tử vĩnh hằng.
Đối với ”dục vọng”, Phật pháp có phân tích rất sâu sắc. Trong "Duy Thức Luận", quyển 5 nói: “vân hà vi dục? Vu sở lạc cảnh, hi vọng vi tánh, cần y vi nghiệp”. Chúng sinh trong cõi dục chính là vì có ba dục: tham dâm, tham ăn, tham ngủ, cho nên gọi là ”dục giới”.
Chúng sinh vì tham cầu mà sinh ra hi vọng. Đây chính là nguồn gốc trôi lăn ba cõi, luân hồi sáu nẻo. Trong "Tạp A Hàm" nói: ”dục” sinh các phiền não, ”dục” là gốc của khổ. ”dục” là tham muốn, là chướng ngại lớn nhất để tìm cầu giải thoát của chúng ta. Trong "Kinh Pháp Hoa" nói: “ chư khổ sở nhân, tham dục vi bổn.”
Chúng ta vì sao cứ trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi? Cũng là vì tham dục. Do tâm tham dục quá nặng, cho nên sinh ra các loại thống khổ. Trong "Kinh Phật Di Giáo" nói: ”đa dục chi nhân, đa cầu lợi cố, khổ não diệc đa.” Chính là nói rõ chúng ta cứ chạy theo tham dục, truy cầu lợi ích của tự thân, mà tạo tác ác nghiệp cho nên sinh ra vô số khổ não.
Chúng sinh sở dĩ không thể ngộ đạo, chính là vì lòng ham muốn quá nhiều, lấy sáu căn bên trong chấp trước sáu trần bên ngoài, mà mê hoặc cảnh giới không chân thật, như huyễn như hóa, khiến cho bản tính không thanh tịnh mà có ra các khổ não. Kỳ thật sáu căn của chúng ta đều không rời tâm mà có.
Phật pháp nói: “tâm sinh chủng chủng pháp sinh, tâm diệt chủng chủng pháp diệt.” Mỗi khi tâm niệm của chúng ta khởi lên, tức các loại sắc pháp (cảnh giới) đồng thời sinh khởi, đi theo cảnh giới dẫn dắt mà không thể tự chủ, lúc cảnh thuận đến thì vui vẻ, lúc nghịch cảnh đến thì oán hận. Vì bị dẫn dắc theo cảnh giới thuận nghịch này, cho nên tâm địa bị ô nhiễm, tạo tác ác nghiệp, luân hồi trong sáu nẻo.
Trên đã nói rõ, tất cả vạn vật trong vũ trụ đều do ”tâm” của chúng ta tạo ra, ”tâm” trong quá trình tu hành cực kỳ quan trọng. Đức Phật cũng đã từng dạy chúng ta tu hành là phải từ “tâm” hạ thủ công phu. Như vậy thì khi cảnh giới đến sẽ không bị nó lay chuyển, hiểu được tất cả các hiện tượng đều do duyên sinh. Có được như vậy thì không quản là lúc thuận cảnh hay nghịch cảnh đến hoặc đi, bạn cũng không bị nó làm mê hoặc, không bị nó dẫn dắt, khiến tâm tự tại, giải thoát.
Trong "Đại Trí Độ Luận" nói: “Nhược pháp nhân duyên sinh, thị pháp tánh thật không, nhứợc thử pháp bất không, bất tùng nhân duyên hữu.” Do chúng sinh không hiểu được tất cả sở hữu giữa vũ trụ này đều là do nhân duyên mà có, vì thế nên lưu luyến tất cả sự tướng ở thế gian, lại không biết tất cả trên thế gian này là hư huyễn, vô thường, sẽ có một ngày do nhân duyên không đầy đủ thì sẽ tiêu mất.
Như thế nào là hạ thủ “tâm” tu hành nhỉ? Trong "Kinh Lăng Nghiêm" nói: “Nhất niệm tâm bất sinh, tức như như Phật. ”Tâm của chúng sinh, mỗi một khi động niệm, tức là nguồn gốc luân hồi trong sinh tử. Trong "Kinh Địa Tạng" nói: “Nam Diêm Phù Đề chúng sinh, khởi tâm động niêm, vô phi thị nghiệp, vô phi thị tôi.“ tức nói rằng, con người mỗi một động niệm đều là tội, đều là nghiệp.
Các vị có thể nghĩ xem, trong một ngày chúng ta động bao nhiêu niệm đầu, trong một đời động bao nhiêu là niệm đầu, trong đó rốt ráo thanh tịnh không ô nhiễm chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Huống hồ gì là từ vô thỉ đến nay đời đời kiếp kiếp động niệm thật là nhiều gấp ngàn vạn ức hằng hà sa số, ác nghiệp vô lượng vô biên.
Chúng sinh nghiệp chướng nặng nề, nhưng cũng không phải lo lắng, bởi vì Đức Phật bảo cho chúng ta, một tâm niệm không sinh tức có thể ngộ nhập pháp giới chân như của Phật. Tất nhiên, chúng ta một lúc không thể đạt đến cảnh giới “vô tâm” , nhưng cũng có thể siêng năng tu” giới, định, tuệ” để ngăn ngừa vọng niệm của chúng ta, đợi đến lúc nhân duyên thành thục rồi thì có thể chứng nhập tri kiến của Phật.
Nhìn chung, có thể biết đại học Ohio nước Mỹ báo cáo nghiên cứu gọi là 15 loại dục vọng ảnh hưởng đến hành vi của con người, đó chỉ là 15 giọt nước nhỏ trong biển dục của con người chúng ta mà thôi. Chúng sinh từ vô thỉ đến nay có vô lượng vô số dục vọng, tâm của chúng ta giống như đang ngồi ở thuyền chao đảo của dòng xoáy tham dục, rồi sẽ có một ngày bị chìm đắm (tức bị đọa lạc vào trong ba đường ác). Chỉ có Phật pháp mới có thể cứu chúng ta ra khỏi dòng xoáy đó, thoát ly biển khổ của con người.
TN. Thoại Anh dịch
Source: phattuvietnam.com