Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Relationships Australia tổ chức dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng Úc dựa trên thăm dò 1.204 người ở độ tuổi trên 18.
“40% người dân Australia sử dụng trung bình 4 loại hình công nghệ trong giao tiếp (email, tin nhắn điện thoại, Facebook hoặc Twitter) cảm thấy cô đơn hơn so với 11% những người chỉ sử dụng một phương tiện giao tiếp hiện đại”, bà Sue Miller, cán bộ phụ trách của Relationships Australia, cho biết.
Số liệu cho thấy những người trong độ tuổi 25-34 dễ cảm thấy cô đơn thường xuyên nhất (27%) và người trưởng thành trong độ tuổi từ 18-24 là nhóm xếp thứ 2 với tỉ lệ 19% cảm thấy cô đơn thường xuyên. Với những người trên 70 tuổi, số người thường cảm thấy cô đơn chiếm 11%.
Bà Miller cho biết bà rất ngạc nhiên với kết quả cho thấy những người tham gia nghiên cứu thường cảm thấy cô đơn khi sử dụng Facebook để giao tiếp với bạn bè, gia đình hoặc những đối tác tiềm năng (chiếm 54%) nhiều hơn so với những người ít cảm thấy cô đơn (39%) hay không bao giờ cảm thấy cô đơn (28%).
Khi người tham gia nghiên cứu được hỏi rằng họ có tin rằng mạng xã hội tác động tích cực tới các mối quan hệ hay không, 54% số người trong độ tuổi 18-24 cho rằng nhận định trên là đúng. Tuy nhiên, nhiều người cũng lo ngại rằng hình thức giao tiếp trên mạng ảo, qua mạng xã hội và tin nhắn điện thoại, hoàn toàn khác với những cuộc gặp gỡ trực tiếp.
Những người tham gia nghiên cứu ít có giao tiếp trực tiếp và dành quá nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội có thể làm tổn hại các mối quan hệ cá nhân của mình.
“Sử dụng mạng xã hội giống như các hành vi gây nghiện, bạn có thể không kiểm soát được bản thân và lướt web trong nhiều giờ ngoài dự định, thậm chí thay thế các mối quan hệ trực tiếp ngoài đời bằng những mối quan hệ trên mạng ảo. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề lớn”, bà Catriona Morrison nói.
Làm dịu cảm giác cô đơn
Với đa số, Internet giúp con người hoạt động hiệu quả hơn trong thế giới đang dần được toàn cầu hóa. Tuy nhiên, bà Morrison cho rằng chúng ta không nên đánh mất những mối quan hệ với cộng đồng và những người xung quanh.
“Mặc dù thật tuyệt khi bạn vẫn có thể giao tiếp với người em họ sống ở Anh trên Facebook, điều đó không thể thay thế được mối quan hệ trực tiếp gần gũi hơn. Bạn cần cân bằng mối quan hệ trong cộng đồng và mối quan hệ trên mạng xã hội”, bà Morrison nói.
Dù bạn là một người thích sử dụng mạng xã hội hoặc thích các cuộc gặp gỡ trực tiếp với bạn bè hơn, mỗi chúng ta đôi khi đều cảm thấy cô đơn. MIND, một tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm thần tại Anh, đưa ra một vài lời khuyên như sau:
- Nếu bạn thường không có thói quen gặp gỡ người khác, bạn hãy cải thiện từng bước. Bạn hãy tận dụng hầu hết các cơ hội giao tiếp xã hội như nói chuyện với một người chủ cửa hàng hoặc trả lời một người đi cùng xe buýt nếu anh ta bắt chuyện.
- Tham gia một lớp học hoặc một nhóm sở thích. Làm quen với những người mới có thể là một phần quy trình học ở lớp mới. Nếu sở thích của bạn là đi bộ ở vùng đồng quê hay đi xem phim, bạn có thể tìm được một nhóm người có sở thích chung.
- Bạn có thể cần sự trợ giúp chuyên nghiệp. Bạn có thể đăng ký một số buổi tư vấn theo nhóm nhỏ hoặc gặp riêng tư vấn viên.
P.V (Theo Radio