Người Pháp nói một cái gì đó “a un sens”, dịch ra tiếng Việt là “có ý nghĩa”. Người Anh lại nói “make sense”, dịch ra tiếng Việt là “cắt nghĩa” hay là “cắt nghĩa được” tùy theo câu ở thể chủ động hay ở thể bị động.
Trong câu chuyện này, người Anh có vẻ có lý hơn người Pháp. Thế giới xung quanh và cả cuộc đời chúng ta hình như tự nó cóc có ý nghĩa gì cả. Chỉ còn chúng ta vẫn cứ phải cắt nghĩa cho nó. Cắt nghĩa là việc chúng ta phải làm hàng ngày như hít thở để không bị chìm vào cái hố sâu thẳm của sự phi lý, điên loạn. Đôi khi ta không tự cắt nghĩa được thế giới của mình mà lại phải đi nhờ người khác.
Trong cuộc đời, chúng ta làm nhiều việc tưởng chừng phi lý như leo lên núi, nhặt phân voi đem về bón cho cây cà chua. Đối với Alex và Anna, cuộc hành trình này không có gì là phi lý cả. Nhờ có nắng có gió làm bạn, nhờ có phân voi và cà chua làm niềm khích lệ, họ đã có một thời gian tuyệt vời ở bên nhau.
Con đường mòn chỗ này còn khá bằng phẳng. Alex và Anna men theo bờ dào ngăn cánh đồng nơi những con bò đang bình thản gặm những ngọn cỏ còn ngậm sương. Con bò to nhất đang mải mê liếm một cục muối. Ai lại lo bò thiếu i ốt, lạ thật? Không thể để ba chuyện lẩm cẩm làm vẩn đục một buổi sáng trong trẻo như thế này, Alex tiếp tục dẩu mồm lên huýt sáo. Anna khe khẽ hát theo:
cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao, dù cà chua không ngọt tí nào …
Cánh đồng cỏ thoai thoải đã nằm ở phía sau. Con đường mòn đã dốc hơn hẳn, nó bắt đầu chạy ngoằn ngoèo bên cạnh những bộ rễ khô xác của những cây thông già và nhiều lúc tưởng chừng biến mất. Alex không huýt sáo nữa mà bắt đầu thở dốc. Anna khẽ động viên: mình phải đi hết cánh rừng này thì mới gặp được voi. Mà không hiểu tại sao voi ở cái xứ này leo núi giỏi thế.
Sau rừng thông là một thảo nguyên. Mặt trời đã leo được một phần tư hành trình thường ngày của mình. Alex và Anna cởi áo khoác, cẩn thận gấp lại và bỏ vào túi. Trên thảo nguyên mọc một loại cỏ lá dầy, cao xâm xấp thắt lưng. Đây không phải là món ăn ưa thích của bò, nhưng là món khoái khẩu của voi. Vẫn không thấy bóng dáng một con voi nào cho đến tận chân trời.
Alex và Anna rảo bước đi xuyên qua thảo nguyên tưởng như dài vô tận. Ở trên cao, ánh sáng rất gắt và khô còn gió thì thổi ngày một mạnh. Cỏ thưa dần và thay vào đó là đá. Con đường trở nên dốc đứng. Có những chỗ phải vịn tay vào đá mới hích người lên được. Thấp thoáng trên đỉnh dốc là một cây thánh giá đứng trơ trọi.
Alex và Anna ngồi nghỉ dưới chân cây thánh giá. Họ uống nước từ cái bình toong mang theo từ nhà và gặm mấy miếng bánh qui để lấy lại sức. Từ trên này nhìn xuống, rừng thông cổ thụ chỉ còn là vệt màu sẫm nằm giữa sự trùng điệp của núi. Vẫn không thấy bóng dáng của một con voi nào.
Alex và Anna khoác lại áo gió rồi đi xuống bên kia núi. Bên này núi không còn ánh nắng mặt trời, không còn cả gió mà chỉ có mây và mù. Cái ẩm ướt len lỏi qua tấm áo gió, chui qua mấy lượt áo lót làm cho răng họ bắt đầu lập cập. May mà có mấy cái bánh qui.
Tiếng vo ve quen thuộc làm Alex tỉnh cả người. Ruồi đây rồi. Nếu ruồi ở đây thì của rơi của voi cũng chỉ quanh quẩn đây thôi. Và họ nhanh chóng tìm được những gì đàn voi để lại ở giữa những tảng đá trắng. Nhét đầy hai ba lô, nghĩ về dàn cà chua ở nhà mà tầm hồn thấy vui phơi phới. Họ rảo bước xuống núi mà không để ý đến những con ruồi đáng yêu vẫn đang vo ve, xao xuyến.
ở trên đầu ta vẫn thầm hái hoa tặng nhau.
Phi lý cuộc đời
Trong một xã hội được coi là văn
minh tiến bộ nhất như Hoa Kỳ hiện nay, người ta vẫn không tìm được hạnh phúc
thật. Tôi nói hạnh phúc thật là để phân biệt với hạnh phúc ảo, môt thứ hạnh
phúc như ngây ngất khi hút thuốc phiện, như lâng lâng trong cơn say, như chạy
trốn một sự thật bằng cách cố quên...
Do chiến tranh, do những cuộc
khủng bố với lòng thù hận và do nhiều nguyên nhân của một xã hội bất an, con
người không biết nơi nào là an toàn, và tương lai thì bất định nên một số người
đã rơi vào tình trạng sống vội, hưởng thụ vội, hưởng thụ càng nhiều càng tốt.
Đối với những người này, tất cả chỉ là hiện tại, quá khứ thì đã qua rồi, tương
lai thì bất định chưa tới, cho nên ăn được thì cứ ăn, còn sức là còn hưởng thụ.
Đêm cũng như ngày, ngày cũng như đêm, thời gian không ngăn cản được những cuộc
vui chơi trác táng của họ. Hoả ngục cũng là đây và thiên đàng cũng là đây.
Trái ngược với những lối sống
buông thả vội vàng như thế là một lối sống luôn dành hết mọi ưu tiên cho việc
chuẩn bị tương lai mà đành hy sinh cả hiện tại. Cái gì cũng dành cho tương lai
trong khi hiện tại là những công việc ngập đầu, là thời gian biểu dày đặc,
không có thì giờ cho việc nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.
Trong những phút ngồi suy tư về
cuộc đời, tôi thấy con người thường rơi vào cảnh sống thật phi lý nếu như ta
không có những giây phút dừng lại để tự hỏi "sống để làm gì?".
Này nhé, khi còn cắp sách đến
trường thì bận bịu với bài vở đèn sách để kiếm lấy mảnh bằng giúp cho cơ hội
làm việc sau này. Thế là ta hy sinh tuổi trẻ cho việc học để xây dựng tương
lai. Tương lai ấy là cái ngày ta ra trường với mảnh bằng tốt nghiệp. Cái ngày
tốt nghiệp lẽ ra là ngày ta bắt đầu hưởng thụ cái tương lai ấy thì ta lại có
nỗi lo khác ập đến, đó là kiếm việc làm.Khi có việc làm rồi thì phải làm thật
chăm chỉ để thăng cấp, để có nhiều tiền, để có nhà có xe, có vợ đẹp con khôn,
nghĩa là ta lại phải hy sinh thêm một bước cho cái tương lai. Cũng vì tương
lai, có người làm ngày làm đêm, làm hai việc, làm thêm giờ, làm cả ngày cuối
tuần, như thế có nghĩa là không có ngày nghỉ để thưởng thức cái thời gian tuổi
trung niên của mình.
Thấm thoát thời gian vất vả đã
qua, nay đã có nhà, có xe,có vợ, có chồng. Cứ tưởng rằng mình đã tới đích để
hưởng thụ, an nhàn, nhưng cái nhà cần to hơn đẹp hơn, cái xe cần mới hơn, vợ
chồng có nhiều nhu cầu hơn và một tí nhóc ra đời. Lại phải hy sinh tiếp tục cày
vì tương lai của con cái. Không thể nghỉ ngơi lúc này được, không thể đi du
lịch được bởi còn con nhỏ, phải hy sinh chờ cho chúng lớn đã. Chẳng mấy chốc
tóc đã bạc, mắt đã mờ, chân đã mỏi ta chuẩn bị về hưu. Nhìn lại thì chưa có
ngày nào dành cho mình cả. Cái tương lai của người về hưu thì ai cũng biết
rồi... chờ hay không chờ thì ngày ấy sẽ đến...