Những cái mặt nạ của đau khổ

Hãy nhớ mọi thứ chúng ta nghĩ, cảm nhận, quyết định và làm đều được hình thành từ hình ảnh tinh tế về bản thân. Từ những cái mặt nạ bên dưới, bạn có thể nhận ra đâu là cái bạn thường mang vào nhất?

Cái mặt nạ khôn khéo

Người tạo ra và người mang cái mặt nạ này thường nghĩ mình luôn đúng. Họ cho rằng: “Tôi có thể làm bạn mạnh mẽ và giải quyết được hoàn cảnh này cho bạn”. Họ muốn mọi người nhìn nhận họ là người quân bình, ổn định, biết cách giải quyết và khôn ngoan. Họ nhanh chóng đưa ra lời khuyên và chỉ bảo ngay khi họ cảm thấy điều gì đó “lệch hướng”. Họ để mình tận hưởng sự thoải mái, mãn nguyện khi lời khuyên của họ được đưa lắng nghe và được tiến hành, nhưng lại dễ dàng cáu gắt khi họ thấy người khác làm điều mà theo họ là ngớ ngẩn và thiếu suy nghĩ. Họ lo người khác không thật sự theo lời chỉ bảo của họ và họ cảm thấy không vui. Vì vậy niềm hạnh phúc của họ thường dễ dao động.

Cái mặt nạ xấu hổ

Ngay khi thấy mình làm sai gì đó là họ mang cái mặt nạ này. Thậm chí họ còn quan sát và nhận ra sai lầm của người khác, rồi cảm thấy có lỗi thay cho người đó. Họ thường nghĩ rằng: “mình lại làm mọi chuyện rối tung lên rồi… Mình lúc nào cũng làm sai… Mình không thể làm việc này nếu không đẩy ai đó xuống”.  Người này rất dễ cảm thấy có lỗi vì hồi nhỏ họ thường bị xét nét, chê bai, phán xét: “Con lại sai nữa rồi!”. Sự buồn chán được tích tụ trong trái tim họ và có thể phá vỡ bất kỳ cái bọt nước của hạnh phúc thật sự nào.

Cái mặt nạ nô lệ

Cái mặt nạ này làm ta cúi đầu trước người khác từ trong tâm trí mình. Ta thường ước rằng: “Giá mình cũng có thể làm được như thế… Mình không giỏi như họ… Thật may là mình biết họ”. Đây là những dấu hiệu cho thấy ta luôn so sánh hình ảnh “nhỏ bé” của mình với người khác. Khi ta ức chế mình theo kiểu như vậy, ta đang ức chế niềm hạnh phúc tự nhiên trong lòng ta vì ta luôn không cảm thấy hài lòng về mình.

Cái mặt nạ cho mình là giỏi hơn

Chúng ta không chỉ nghĩ rằng mình biết, mà “biết mọi thứ”. Ta tưởng rằng mình là người vĩ đại – có thể giải quyết được mọi rắc rối. Luôn có bầu không khí giỏi hơn với thái độ “tôi biết nhiều hơn”. Hình ảnh này là sự bảo đảm để ta luôn nhìn vào người khác là sự đe dọa đối với chỗ ngồi của mình. Ta luôn sợ rằng ta có thể không biết nhiều nhất/sâu sắc nhất/ rõ ràng nhất và thực ra đúng thế. Không ai có thể nhất được. Thái độ này gặm nhấm niềm hạnh phúc bên trong và thậm chí ta không nhận ra.

Cái mặt nạ tạo sự quyến rũ

Cái mặt nạ của nhu cầu, chờ đợi mòn mỏi vì ta muốn được người khác chú  đến để ta cảm thấy mình có giá trị. Chúng ta cố thu hút năng lượng của người khác về phía mình. Điều này không liên quan đến việc quyến rũ bên ngoài. Sự quyến rũ ở đây nghĩa là những lời nói thanh lịch, nịnh bợ, những lời khen – tất cả đều được biểu lộ theo mọi cách, có thể về mặt tinh thần hay cảm xúc để hấp dẫn người khác. Sau đó, ta tạo ra và cảm thấy tự hào khi người khác bị hút về phía mình như là một hệ quả mà ta tin mình có sức hấp dẫn kỳ lạ. Nó giống như một con rồng cần được cho ăn mỗi ngày và khi thức ăn gần hết, nó cảm thấy lo lắng.

Cái mặt nạ nhạy cảm

Cái mặt nạ phổ biến này được ta mang theo mình khi ta xem mình là người biết quan tâm. Ta luôn tìm kiếm cơ hội để “có mặt” đối với người khác trong những tình huống khủng hoảng cảm xúc. Cái mặt nạ này nghĩ rằng: “Chỉ có tôi mới có thể đánh giá cao điều mà bạn đang phải trải qua… Chỉ tôi mới có thể giúp bạn giải quyết những rắc rối cuộc đời… chỉ có tôi mới cảm nhận được điều đang thật sự diễn ra.” Sự cao ngạo nằm sau cái mặt nạ này luôn đung đưa giữa sự sợ hãi và giận dữ. Nó sợ vì có thể mất đi thứ gì đó hoặc danh tiếng “biết quan tâm”. Nó giận vì người khác có thể không cho phép nó bước vào trong họ để nó có thể thấy rõ và hiểu rõ điều họ sẽ phải trải qua và để nó có thể được xem là người biết quan tâm và biết về người khác. Vì vậy niềm hạnh phúc sẽ bị lướt nhanh và lệ thuộc vào người khác.

Cái mặt nạ đau khổ

Tất cả những cái mặt nạ trên đều xui khiến đau khổ xuất hiện, nhưng tất cả mọi mặt nạ là hình ảnh về bản thân dựa trên sự đau khổ. Khi ta quyết định cảm thấy tội nghiệp cho mình là cái mặt nạ này xuất hiện. Thậm chí khi ta hét lên với người khác rằng: “Tôi không muốn sự tội nghiệp của bạn”, nhưng thực chất ta đang cảm thấy tội nghiệp cho mình vì ta cho rằng mình đang thu hút sự tội nghiệp của người khác. Một mặt chúng ta dùng sự tội nghiệp của người khác để củng cố hình ảnh đau khổ của mình và rồi nhiệt thành chối bỏ nó. Chúng ta tự cảm thấy cô lập bằng ý nghĩ: “Chỉ tôi mới là người cảm thấy tội nghiệp cho mình?”

Những hình ảnh tinh tế mà ta tạo ra và mang vác như những cái mặt nạ bên trong.  Nó chỉ là mức độ tinh vi hơn của thói quen tạo ra và nhận diện mình bằng điều không phải là mình. Nó là hình ảnh được định hình từ một hình ảnh, một khái niệm, một ý tưởng hay chỉ là một niềm tin. Không một mặt nạ nào là bản thể thật sự của chúng ta. Tất cả đều không “thật”. Bộ mặt của con người tôi thật sự ẩn sau những cái mặt nạ kia – đó là người tạo ra và là người mang mặt nạ. Bộ mặt thật ấy không thể nhìn thấy được. Chúng ta chỉ có thể hạnh phúc khi không còn cái mặt nạ nào và khi đó, ta sẽ không còn sợ hãi… nhưng điều này có vẻ … đáng sợ đối với phần đông chúng ta! Vì ta quen có mặt nạ mất rồi!

Mike George
Previous Post
Next Post