Đã có quá nhiều bài viết về đề tài nầy, có rất nhiều học giả nghiên cứu và nhiều người có tâm huyết với nền giáo dục cũng có nhận định về thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Khi đến những nước văn minh, cách học của họ khác xa với ta, học sinh, sinh viên học ít hơn tại sao họ lại giỏi hơn, cho ra nhiều phát minh, sáng kiến có giá trị lớn cho nhân loại? Điều quan trọng không phải là học nhiều, cố gắng nhồi nhét vào đầu các em đủ các môn học, đủ các hệ tư tưởng mà là dạy cho các em những điều cần thiết. Vậy cái cần thiết cơ bản để các em bước vào đời chọn cho mình 1 nghề để nuôi sống bản thân và làm việc cống hiến cho xã hội.
1. Dạy các em trước hết về đạo đức làm người, tính nhân văn. Muốn vậy người lớn phải làm gương cho các em, phải có những câu chuyện để các em học tập tính nhân văn, đạo đức, định hình nhân cách. Nếu chỉ dạy kiến thức mà quên mất giá trị tâm hồn thì các em sẽ phát triển què quặt, tôn thờ vật chất, coi trọng đồng tiền tuyệt đối, tôn thờ chủ nghĩa hiện sinh như vậy xã hội sẽ đi vào ngõ cụt khi đạo đức suy đồi.
2. Không quá đặt nặng thành tích, bệnh chạy theo thành tích, quan trọng bằng cấp ảo.
3. Dạy các em lý thuyết suông, thiếu thực hành, các em chỉ học như 1 con vẹt vì không học sẽ bị: lưu ban, điểm kém, bị bạn chê cười, bị phạt, bị cha mẹ đánh, bị chửi,.. các em học vì sợ hơn là học để biết, học vẹt hơn là học để hiểu.
Nỗi lo sợ ám ảnh các em, làm mờ tâm trí các em, các em không hiểu tại sao phải học và không có thời gian suy xét điều đó. Tuổi đời các em còn quá bé, còn ngây thơ, tuổi thơ các em bị đánh cắp trong những năm tháng học đường với đủ các bài kiểm tra, môn học
Nếu không bắt buộc học như để đối phó, cha mẹ không quá háo danh, coi trọng tiếng đời để ép xác con cái thì các em có thời gian cho những đam mê dù nhỏ nhưng đó sẽ là những mầm sống cho những niềm đam mê to lớn hơn. Đam mê không có nghĩa là chơi bời, lêu lỗng mà là đam mê trong khuôn khổ định hình trước. Không có những hình phạt, không có những thành tích ảo, không có lời thóa mạ, chê bai thì các em sẽ có 1 tuổi thơ hạnh phúc
Chúng ta thừa biết rằng nền giáo dục Việt Nam hiện nay chỉ là 1 sự hỗn tạp, mục nát, ung nhọt cần phải thay đổi cả chất lượng lẫn số lượng, nội dung và phương pháp.
—————0o0——————–
Giáo dục đại học cũng chẳng khá hơn, lối dạy theo kiểu đem con bỏ chợ. Đại học thành lập thì nhiều, quảng cáo rầm rộ như hàng hóa nhưng chất lượng thì tệ hại, cơ sở vật chất yếu kém. Đại học trong ngoài công lập đều chịu chung số phận như nhau, không có điểm đến, không có định hướng, học xong rồi làm gì?
Người học chẳng biết mình đang đứng ở đâu, học như thế để làm gì? Ai là người chịu trách nhiệm cho việc phát hành sách, giáo trình, mình đang đứng ở đâu so với thế giới. Thật là ngớ ngẩn khi giảng viên cũng chẳng biết họ đang làm gì huống chi là sinh viên, giảng viên cũng sáng cắp ô đi chiều cắp ô về, giáo trình hàng chục năm vẫn vậy cứ thế mà lên giảng đường thao thao bất tuyệt.
Nếu không có sản phẩm công nghệ, sản phẩm trí tuệ thì chúng ta chỉ có bán sức lao động để lấy tiền. Việt Nam không thiếu người tài, chỉ vì nhiều người bị chôn vùi tài năng với 1 môi trường trong nước, thiếu môi trường phát triển chuyên môn.!
Rồi tuổi trẻ Việt Nam sẽ đi về đâu?
Tác giả: Tổng hợp