Tục ngữ Việt Nam có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Lúc còn nhỏ, cũng như bao người trẻ khác, tôi cũng ham nói nhưng có phần thận trọng và ý tứ vì học theo câu tục ngữ trên; chứ phần nhiều các bạn đồng lứa hể nhập vào đám bạn là cứ huyên thuyên bất tận, ra café với bạn thì lắm nỗi niềm… Lúc nào cũng muốn nói ra, muốn trút hết. Nghĩ lại, tuổi trẻ ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa. Thậm chí, hay gân cổ cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm. Người sai rồi, ta là đúng! Rồi… ta đã được gì trong "đúng sai" đó?.
Vừa rồi trò chuyện với người bạn, anh ta nói trong cuộc sống rất ít người chịu học lắng nghe và im lặng. Bởi là vì họ không muốn thua kém, không muốn khiêm cung để nghe rõ những gì người khác nói. Thậm chí, họ giành nói như để tận dụng hết thời gian gặp nhau, sợ thiệt thòi khi ra về mà đối phương chưa rõ hết câu chuyện của mình, hoặc chưa công nhận lời nói của mình là đúng.
Thật vậy, nhu cầu chia sẻ ai cũng có. Nhưng để làm người hứng chịu và biết lắng nghe, đếm được mấy người? Như vậy, muốn im lặng cũng cần phải học tập. Có khi còn khó hơn là học nói. Có khi phải học đến già thì mới cảm thụ được. Cảm xúc con người vô cùng phức tạp, tuổi càng cao trái tim càng thu nhỏ, dù đã được bao bọc rất kỹ, nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng có thể như mũi nhọn xé nát lòng người.
Thành ra, khi làm người lớn chỉ nghĩ mà không cần nói, còn người trẻ thì cứ nói mà không cần nghĩ!
Người ta càng về già càng thấy cô đơn, hay hoài niệm về thời son trẻ, rồi bới tìm, rồi thở dài… Có lẽ, họ tiếc nuối điều gì của ngày đã qua. Người trẻ thì nôn nao mong cho ngày mau tới, sẽ vứt bỏ nếu không thích, cần gì người khác sẽ hiểu. Và dĩ nhiên không bao giờ chịu im lặng!
Ta có phải là người biết im lặng.... Và ta có hiểu thế nào là biết im lặng không.... và biết im lặng để làm gì?.... Những câu hỏi này dường như rất khó trả lời... Và câu trả lời của chúng chứng minh một điều... cuộc sống cần có sự im lặng....
Biết im lặng.... là biết để tâm hồn mình những phút yên tĩnh để suy nghĩ chín chắn hơn....
Im lặng giúp con người giữ được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống ..........
Im lặng..... giúp chúng ta cảm nhận được cuộc sống luôn luôn vận động một cách tinh tế nhất.
Im lặng để nghe để hiểu những người xung quanh ta.
Im lặng để hiểu chính mình.....
Hãy nghĩ mà xem.... khi ta và ai đó cãi nhau... nếu cả hai người cùng to tiếng thì sự căng thẳng sẽ tăng lên... có thể gây đến những xích mích không đáng có.... nhưng nếu khi người đó to tiếng mà ta biết im lặng.. điều đó sẽ làm cơn tức giận của người kia giảm dần.... và trong sâu thẳm khi ta làm được điều đó ta đã là người thắng cuộc....
Rồi khi cùng tâm sự với một người bạn... có những lúc ta cần im lặng lắng nghe những gì bạn ấy nói... đừng bao giờ cũng nói thật nhiều.... điều đó phải chăng đã tạo cảm giác rằng bạn không quan tâm đến chuyện của họ... Hãy biết im lặng để lắng nghe những lúc cần lắng nghe....
Im lặng không phải là sự ngừng nghỉ yêu thương..... Tôi không nghĩ người biết im lặng là người lạnh lùng...... Thực tế không phải vậy....
Ai nói biết im lặng không phải là hoà đồng.... Những người biết im lặng là những người dễ thành công nhất...
Tình bạn cần im lặng để sẻ chia thấu hiểu.......
Tình yêu cần im lặng để biết được nữa kia....
Cuộc sống cần im lặng cho những sự lựa chọn....
Và bản thân ta cần im lặng để suy nghĩ chín chắn hơn.....
Im lặng đôi lúc không có nghĩa là không nói gì..... im lặng cũng có ngôn ngữ của nó.... ngôn ngữ của im lặng.. Đó chính là nhịp đập của cuộc sống.... Im lặng để nghe những gì diễn ra xung quanh mình......
Và điều cuối cùng tôi muốn nói: đó là..... BIẾT IM LẶNG.... khác với IM LẶNG..... Nếu ta lúc nào cũng giữ im lặng.... thì ta đã sai lầm... im lặng phải đặt đúng nơi.... đúng lúc.....
Nguồn: bacsingan.vnweblogs.com