1. Dục vọng phát khởi khi chúng ta bám víu, chấp vào những điều ta thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc hay suy tưởng. Chúng ta lo lắng về các cảm thọ, không biết chúng vô thường đến rồi đi. Khi không có sự nhận thức sâu sắc này, chúng ta thường coi các cảm xúc này rất quan trọng, chúng ta đuổi theo chúng, tìm nguồn lạc thú nơi chúng.
2. Ta phải biết rằng cảm thọ tự chúng không có giá trị gì. Đó chỉ là kết quả của các căn xúc chạm với các trần… chỉ có thế, nếu chúng ta xem các duyên đó là quan trọng, thì dục vọng và sân còn dấy khởi. Dục vọng được thỏa mãn khi các duyên trần tốt đẹp. Ngược lại thì sân nổi lên. Sân không cần biểu lộ bằng giận dữ, la hét, ghét bỏ, chống đối. Nó có thể là 1 cảm giác khó chịu, không hài lòng, bất ổn. Các động lực thúc đẩy tham, sân là trong tiềm thức của ta.
3. Bực tức với các phản ứng, hành động của ta chỉ vô ích, bất thiện. Khi ta nhận thức được rằng tham sân và những bản năng vô thức tạo nên ái dục, tri kiến này giúp ta vượt qua được khó khăn, khiếm khuyết của mình và người khác. Như thế còn gì để ta phải bực tức nữa?
4. Tự ngã là một chướng ngại nội tại, nó được hình thành trên ảo tưởng của sự thường hằng. Thật sự không có gì là thường hằng, mọi thứ đều thay đổi.
5. Bản năng vô thức thứ 3 là hoài nghi hay do dự. Vì hoài nghi, nên ta do dự. Tôi sẽ phải làm gì đây? Lo lắng về khả năng, về con đường đã chọn, khiến ta lãng phí thời giờ vô ích hay theo đuổi những hoạt động không đem lại lợi ích gì. Sự không chắc và bất an bao trùm chúng ta. Ta lo sợ cho sự an toàn của mình. Nhưng không ở đâu là hoàn toàn an ổn chỉ trừ Niết Bàn. Kinh nghiệm thực chứng xóa tan đi nỗi hoài nghi, do dự.
6. Bản năng tiếp theo là tà kiến về một cái Ngã. Của tôi…Và Ngã mạn, tức tính tự cao.
7. Bản năng kế đến là bám víu vào hiện hữu. Đó là bản năng sinh tồn của ta. Nhưng ta phải tập sẵn sàng để chết ngay giờ phút này – không có nghĩa là muốn kết thúc ngay, nhưng là việc chấp nhận cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
8. Chúng ta thường quên rằng mình chỉ là những người khách trên trái đất này. Cuộc viếng thăm ngắn ngủi và có thể chấm dứt bất cứ lúc nào. Bám víu vào sự sống khiến ta phải toan tính cho tương lai, vì thế không thể sống ở giây phút hiện tại. Nếu ta thực sự muốn sống, muốn kinh qua mọi thứ trên đời, thì ta phải có mặt ngay bây giờ, tỉnh thức trong từng phút giây. Điều đó giúp ta dễ buông bỏ việc chấp vào những gì sẽ xảy đến cho ta trong tương lai.
9. Cuối cùng là không biết đến Tứ Diệu Đế
Nếu ta biết được bản năng vô thức nào gây cho ta nhiều trở ngại nhất, hãy lấy nó làm trọng tâm tu tập của ta. Vì mọi bản năng đều quan hệ mật thiết, nên giảm được bản năng nào, thì các bản năng khác cũng giảm thiểu. Mỗi ngày hãy dành ít thời gian quán chiếu.
Nguồn: ylinkee.com