Từ thời Trung Quốc cổ đại, vốn tục ngữ trong tiếng Trung đã rất phong phú. Một câu tục ngữ nhỏ có thể khiến cho tâm trí con người trở nên đơn giản hơn đúng lúc, để có thể sáng tỏ được chân lý.
Nguồn gốc của câu tục ngữ: "Bắt trộm một con gà mỗi tháng" là câu của một người tên là Mạnh Tử sống giữa những năm tháng thời Xuân Thu.
Đái Anh, một viên quan ở nước Tống thời Xuân Thu, ra quyết định giảm thuế. Ông hỏi Mạnh Tử, “Ta muốn giảm thuế. Mà chúng ta không có đủ kinh phí để giảm thuế nhiều như ta mong muốn. Ngươi nghĩ sao nếu chúng ta năm nay giảm ít và chờ đến năm sau mới giảm thuế đầy đủ?” Mạnh Tử nói, “Có một người hay ăn trộm một con gà bên hàng xóm mỗi ngày. Người ta nói với anh ta rằng, "Đây không phải là điều mà một người có đạo đức nên làm. "Vậy thì tôi sẽ ăn trộm ít gà hơn" Anh ta trả lời, "Tôi sẽ chỉ ăn trộm một con gà mỗi tháng và năm sau tôi sẽ không ăn trộm bất cứ một con nào nữa. Khi anh ta biết anh ta làm sai, anh ta cần phải dừng lại ngay. Sao phải chờ đến tận năm sau?”
“Bắt trộm một con gà mỗi tháng”, câu tục ngữ nhắc nhở những người biết rằng mình đang làm sai mà lại không sửa ngay. Đôi khi việc này rất khó, nhưng khi chúng ta nghĩ đến câu tục ngữ đơn giản này, có thể những suy nghĩ phức tạp của chúng ta sẽ trở nên đơn giản và chúng ta có thể tìm được con đường để biến thói quen tiêu cực trở thành một kinh nghiệm để học tập sau này.
Mạnh Tử rất giỏi trong việc dùng những việc tương đồng để diễn đạt ý mình. Ông nói rằng trị vì một đất nước là một việc đơn giản và chỉ là việc người cai quản có muốn cố gắng hay không. Tuyên Công ở nước Tề, cũng vào thời Xuân Thu, hỏi ông rằng, “Ngươi có thể nói ra sự khác biệt giữa thiếu cố gắng và không có khả năng không?” Mạnh Tử trả lời, “Nếu ai hỏi ngài rằng ngài có thể mang núi Thái Sơn trong tay và nhảy qua biển Bắc, và ngài nói, 'Ta không làm được,' thì đó là bởi vì ngài thực sự không làm được. Nhưng nếu ai hỏi ngài có thể bẻ một cành cây không, và ngài nói 'Ta không thể làm được,' đó là thiếu cố gắng. Trị vì một vương quốc không khó như mang núi Thái Sơn trong tay và nhảy qua biển Bắc. Nó cũng dễ như là bẻ một cành cây. Vì ngài muốn chăm sóc hoàng thân quốc thích của mình, ngài chăm sóc cho người thân của tất cả mọi người. Vì ngài muốn tốt cho con cháu của mình, ngài cũng tốt với tất cả mọi trẻ em trên đời. Nếu ngài làm được như vậy, ngài sẽ giữ được vương quốc của mình trong lòng bàn tay.”
Câu chuyện trên nói lên rằng, khi trung thực với người khác và trung thực với bản thân mình, thì một người có thể thấy được bản chất thực sự của mình. Khi từ bi với người khác và bảo trì một trái tim vị tha, một người có thể làm những việc lớn lao.
Những câu chuyện nhỏ này rất đơn giản, nhưng hàm ý sâu sắc bên trong còn sống mãi qua hàng thế kỷ.
Nguồn: Mạnh Tử