Con người ai cũng chỉ sống một lần...

Đời người có hai vấn đề lớn, "sống" và "chết". Con người thường thích sống, sợ chết. Hoài nhớ về khúc ca "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ dành phần ai"..sự sống, cái chết là vòng luân hồi của kiếp người cùng tạo hóa..nó thuộc phạm trù tự nhiên. Thiết nghĩ, một xã hội tiến bộ, nên giáo dục con người không nên cấm kỵ nói đến chuyện chết chóc, nên có văn hóa phù hợp.

Một khi phải cận kề cái chết, tay chân mất kiểm soát, mất hết thần trí. Tại sao không dám đối mặt với vấn đề sinh tử khi còn minh mẫn, căng tràn sức sống chứ? Đâu phải sống là vui, chết đâu hẳn là khổ đau. Ai trong chúng ta cũng sống vào buổi sáng, chết đi vào buổi tối...ngày qua ngày mà. Nếu xem người chết đi giống việc chuẩn bị bữa ăn cho người bạn muốn, bao thương yêu, xúc cảm cùng vui sướng gửi gắm vào đó. Chuẩn bị xong rồi, người ta ăn ngon lành...bạn ấy, đang hạnh phúc phải không?

Người chết đi, đơn giản trong cách nhìn nhận..nhẹ nhàng mà không ít sâu lắng- duyên kiếp, thế giới bên kia hẳn đẹp tuyệt. Nếu muốn nuốt chững cái sự chết để có cái trường tồn theo năm tháng. Khi cái trường tồn ấy chỉ còn là tồn tại, không còn cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, không thể sống cho mình, cho người-cho đời thêm ý nghĩa...khác gì đã chết,biết đủ là đủ. Giữ tâm lý bình thường để đối mặt với cái chết và hiểu cặn kẽ thêm một số điều lúc chết để thuận lẽ tự nhiên..

1. Không thể giữ lại người thân, bạn bè

Gia đình bạn hạnh phúc, bạn đang yêu say đắm, cuộc sống đủ đầy và bạn lưu luyến trần thế. Ừ, dễ hiểu cho lý do sợ chết. Chết đi rồi, bạn đâu giữ được gì cho riêng mình, chết đi ấy mà...con người không ích kỷ nổi đâu.

2. Của cái không mang theo

Sống một đời góp nhặt, ăn nhịn để dành để cuối đời chết...chấm hết. Chấm hết vì không thể mang theo nấm mồ, nhưng sẽ có phiên bản "chấm phẩy hết...chấm phẩy hết hết hết" nếu của cải được dùng đúng cách, giúp ích cho đời, làm việc trượng nghĩa. Mà lúc sồng, khi tu nhân tích đức, sống lối sống lành mạnh để lại tiếng thơm cho đời...hẳn phải mang đi, giữ lại cõi trần âu là lẽ thường tình.

3. Thân thể cần vứt bỏ

Vứt bỏ thân thể vì suy cho cùng nó đâu còn vẹn nguyên, có chăng chỉ còn sinh mệnh..nó không thể bị tráo đổi, không thể bị hỏa táng, trôn cất được. Được hiểu, người chết sẽ luôn có nơi để đi..chỉ là đi đến đâu mà thôi. Thiên đường, cảnh giới, nhân gian,ác đạo..chỗ nào cũng có thể. Suy cho cùng, bạn chọn cho mình điểm đến tiếp theo mà..gieo gì gặt ấy-chẳng sai bao giờ.

Sống cho đáng sống! (ừ, sống cho đáng sống)

Previous Post
Next Post