Bệnh thần kinh

1- Muốn nhận xét một người bình thường có bệnh tưởng hay không, thì nên xét qua giấc mộng, lòng tin của họ có thế giới siêu hình, đi ban đêm thường thấy ma, nằm ngủ bị mộc đè, ma đè, khi ngủ thường hay nói chuyện lảm nhảm trong miệng, v.v...

Các nhà ngoại cảm, đồng, bóng, cốt Cô, cốt Cậu và những người tâm sinh lý không bình thường, thiếu ý thức chủ động nên thường sống trong tưởng, cảm nhận người cõi âm đến sống với họ như vợ chồng (nam gọi là đàn bố, nữ gọi là đàn dưới).

2- Những người bệnh thần kinh đều là bệnh tưởng, vì thân tâm họ không bình thường (rối loạn thần kinh). Rối loạn thần kinh về tâm nhiều thì gọi là bệnh điên, ít thì gọi là “mát”; về thân nhiều thì tử vong, ít thì bán thân, miệng méo, quai hàm giựt, tay run, v.v... Những bệnh này đều do thần kinh không bình thường, nên thần kinh ý thức không còn hoạt động bình thường, không còn tự chủ điều khiển, nên được gọi chung là bệnh tưởng.

Cho nên, một người chạy theo lòng ham muốn thường làm khổ mình, khổ người, không tự chủ được ý thức để tâm tham, sân, si sai khiến ý thức, thì người ấy gọi là người vô minh, người ngu si. Còn những người thân tâm thường sống trong mơ mộng, ảo giác, hư tưởng, v.v... là những người bệnh tưởng. Đối với Phật giáo, những người này được xem họ là những người điên.

Ví dụ: Không có cõi Cực lạc, Thiên đàng, Niết bàn như thật, mà họ tưởng là có các cõi ấy như thật, nên thường sống trong hư tưởng, cầu về các cõi đó, đó là những người bệnh thần kinh (điên).

Không có thần thông thật, mà chỉ có năng lực do tâm thanh tịnh ly dục, ly ác của người xả tâm diệt ngã. Năng lực ấy dùng để làm chủ sự sống chết. Còn những người tu tập cầu mong có thần thông là những người bị bệnh tưởng. Vì thần thong đều do tưởng uẩn lưu xuất. Đó là những trò ảo thuật để lừa đảo người; để thực hiện tâm tham danh vĩ đại như cậu bé Ram Bahadur Bamjan người Ấn Độ ngồi thiền 6 tháng không ăn uống. Đó là một loại thiền tưởng của ngoại đạo, chứ Phật giáo không có những loại thiền này.

Thiền của Phật giáo không sống trong tưởng, nên thường đem lại lợi ích cho con người. Vì thiền của Phật giáo là thiền quán dùng để ly dục, ly ác pháp; dùng để cuộc sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Cho nên thiền Phật giáo là thiền như thật, chứ không phải là loại thiền tưởng như cậu bé nói trên đang nhập. Thiền như cậu bé này đang tu chẳng ích lợi gì cho ai cả. Càng tu tập, cậu bé này càng rơi vào bệnh tưởng (tưởng không ăn uống). Đó là một loại bệnh thiền, thiền “điên”.

3- Người bị bệnh rối loạn thần kinh thân, dù là bệnh nặng như bệnh bán thân vẫn tu tập pháp Như Lý Tác Ý và pháp Thân Hành Niệm bằng cách nương vào hơi thở, hoặc nương vào hành động đưa tay ra vào theo như lời Phật đã dạy: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, hoặc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”.

Trước khi tác ý hai câu này, thì nên tác ý câu lệnh: “Thọ là pháp vô thường, cái bệnh bán thân này phải lìa khỏi thân ta”.

Trong khi tu tập như vậy thì phải sống đúng tám giới (Bát Quan Trai), thì bệnh sẽ bình phục lại như xưa, không còn bị bán thân, không còn bị méo miệng và không còn bị run tay nữa.

Phương pháp Tác ý trị bệnh

Nằm hay ngồi trong tư thế nào cũng được, nhưng nếu gan dạ thì nên ngồi kiết già hay bán già lưng thẳng; mắt mở, nhìn phía trước cách chỗ ngồi khoảng hơn một thước. Khi thân ngồi ngay thẳng, tâm yên ổn mới tác ý như sau:

 “Tất cả bệnh tật đều vô thường, vậy thân bệnh này phải phục hồi, không còn bệnh tật nào cả. Tất cả bệnh tật này hãy đi đi!!! An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. (Hoặc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”)

Khi tác ý như vậy xong thì chú tâm vào hơi thở hít vô và hơi thở ra đúng năm hơi thở (hoặc cánh tay đưa ra, đưa vô năm lần) rồi lại tác ý lần thứ hai như câu trên đã dạy. Cứ như vậy tiếp tục đuổi bệnh trong 30’ rồi nghỉ độ 10’. Khi nghỉ xong 10’ rồi lại tiếp tục đuổi bệnh trong 30’ nữa.

Khi đuổi bệnh phải siêng năng tác ý như vậy, thì chỉ trong thời gian ngắn bệnh tật sẽ chấm dứt và thân không còn một bệnh tật nào cả.

Pháp Như Lý Tác Ý đuổi bệnh là do đức Phật dạy: “Có Như Lý Tác Ý, bệnh tật khổ đau (lậu hoặc) chưa sinh sẽ không sinh, mà đã sinh thì bị diệt”, nhưng muốn được hiệu quả đẩy lui bệnh ra khỏi thân, thì bệnh nhân phải Nhiếp Tâm Và An Trú Tâm Trong Thân Hành (hơi thở ra, hơi thở vô, cánh tay đưa ra, đưa vào hay chân bước đi kinh hành). Trong những thân hành, nên chọn một thân hành mà tập luyện nhiếp tâm, an trú cho được, thì đẩy lui bệnh rất hiệu quả.

Dụng pháp Như Lý Tác Ý đuổi bệnh không có tốn hao tiền thang thuốc và bác sĩ. Vậy mong sao quí vị hãy tự cứu mình ra khỏi biển khổ của kiếp làm người.
                                                                                
Trưởng Lão ThíchThông Lạc
Và đây là bộ sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã sưu tập (tạm thời), bạn có thể tải về: Click tại đây
Previous Post
Next Post