Ý nghĩa đích thực và sâu xa nhất mà mình mong cầu là như thế nào? Câu hỏi thật khái quát mà cũng đôi khi ngớ lẫn. Nó cũng đáng để bạn tìm hiểu thêm chút nữa, với tôi định nghĩa về nó không phải như trở một bàn tay đâu, hoàn toàn không dễ như vậy.
Trong hoàn cảnh của cuộc sống bạn phải bận rộn, bon chen để đua đòi để chiếm hữu công việc, tiền tài, danh vọng, sắc đẹp… – những nền móng căn bản cuộc sống mà ai cũng tham muốn đạt được. Đó có phải những thứ đáng để chạy theo, để hy sinh sự có mặt của ba mẹ, bạn bè, vợ chồng và con cái… rồi nữa khi một ngày nào đó bạn sẽ giống như những người bệnh già đang sống sòi với cửa tử, và nghĩ lại những kỷ niệm đẹp nhất, những ngày đau buồn khó nhọc nhất, những điều mà mình hằng mong ước nhất nhưng chưa đạt được và những lần lỡ lầm, vụng dại nhất trong cuộc sống mà mình muốn chuộc lại. Đó hẳn là lối sống của thời đại những thứ mà thật chất rồi cuối một đời người rồi sẽ ôm cái hối hận trong lòng trước khi từ giã. Hầu như mọi người là như vậy?
Thêm một câu hỏi nữa, vậy người trẻ có lối suy nghĩ như vậy không? Hay cũng giống như người bệnh trên đến lúc tóc đã pha muối tiêu hay chuẩn bị lâm chung thì mới cân nhắc, luyến tiếc khoảng thời gian lãng phí…..Người trẻ phần đông (không phải là tất cả) thì không ý thức như vậy, họ phung phí tuổi xuân bằng cách đâm đầu vào những thứ không có lợi ích cho bản thân và cho xã hội, ăn chơi trác tán, bài bạc rượu chè, xa vào con đường hút chích băng đản hay đi cướp bóc, đánh đập ngay cả người thân yêu của mình… vì bất mãn vì một lý do gì đó mà tự ái “dân tộc” nói rằng “để quên cái gọi là dòng đời xô xát, để gọi là xã hội tạo nên con người như vậy”. Nếu có người khá hơn thì cũng chỉ sống qua ngày đoạn tháng, sống lè phè, hời hợt với mọi người, gặp những người khốn khổ không nơi nương tựa cô đơn, lạnh lẽo, không có bữa cơm để lót dạ mà cũng dửng dưng đi qua và nghĩ họ thật hèn hạ, dơ nhớp. Trong đáy lòng của tôi, sẽ không trách móc, chửi bới các bạn đâu mà thầm nghĩ nếu tôi ở môi trường như các bạn tôi cũng chẳng khác gì, cũng chỉ là thành phần xấu xa và đáng sợ trong con mắt xã hội thôi, đôi lúc còn tệ hơn nữa…. Tôi biết bản chất của con người đâu có tàn ác, chua ngoa, ghen ghét hay cuồng tín gì đâu, nhưng lý do là ta không có được một môi trường tốt hơn để ủng hộ bản thân mình, không có những người bạn tốt để có thể lắng nghe, để được tâm sự và giúp đỡ. Tóm lại là mình cần người hiểu mình phải không? Nói ra chắc cô đơn, trống trải quá nhỉ.
Có một lần tôi được nghe người bạn thân kể mẫu chuyện thời thơ ấu và câu chuyện đó vẫn còn đánh động mãi trong tâm tư sỏi đá này. Thời đó, cũng như những gia đình khác tôi là một trong số trẻ được ấm no và bảo bọc bên cha mẹ, không biết đói kém là gì, một lần ra chợ với mẹ rồi bất ngờ bắt được hình ảnh mà tự nhiên như khựng lại và chìm trong khoảng lặng vô thức, cách đó mấy mét một người đàn ông tàn tật đang ngồi phệt dưới mặt đất, chân lắm bùn đất còn khuỷu tay thì rươm rướm máu, áo quần thì rách rưới đang ngồi một chỗ xin ăn, những hình ảnh đó không đáng sầu bằng cái cặp mắt buồn thâm thẩm của người kia đâu, được mẹ cho bịch chè mà cậu thích, cậu liền chạy tới với một vẻ mặt buồn và nói “cho chú”, ông ấy nhìn chằm chằm rồi ngượng nghịu đón nhận mà giọt nước mắt đã lăn dài trên gò má, lúc cậu bé ra về cùng mẹ ông còn dõi mắt theo. Nghe câu chuyện đó xong mà tôi cảm xúc quá chừng, tôi cảm phục tình cảm của một cậu bé đối với một người xa lạ, hẳn là trong thứ tình thương cao thượng đó không có chỗ cho một lợi nhuận hẹp hòi hay đòi hỏi nào cả, thương thì chỉ là thương thế thôi. Sự thật mỗi người trong chúng ta ai cũng có những khó khăn riêng, nhưng vì chính chúng ta chỉ thèm ngó tới bản thân của ta thôi, nhưng nhìn lại nó có thấm thía gì bằng những người ngồi ngoài kia đường, với một ít tiền lẻ cùng đôi mắt sầu muộn kia và những câu chuyện đời trắc trở đang ẩn sau những nụ cười khi được giúp đỡ. Cuộc sống không biết bao nhiêu cảnh đau thương để chứng kiến, để trân quý… sở dĩ kiếm miếng ăn thôi cũng đã khó nhọc lắm rồi.
Đối chiếu với cuộc sống xin bạn hãy quay lại nhìn vào con mắt của họ và đoán xem họ nghĩ gì. Xung quanh bạn biết bao điều đáng để nói, đáng để nghe, đáng để học hỏi… Đó là những bài học ý nghĩa nhất trong cuộc sống, nếu bạn biết những phương pháp để trị liệu và làm cho bản thân trở nên bình yên trước những biến cố, thăng trầm trong đời mình thì đó là một điều đáng mừng, hẳn đó là những kho tàng, gia sản cao quý nhất mà chao ôi cuộc sống hàng ngày cho nó là khờ dại, ngốc nghếch và mang chiều hướng kém thông minh, không có lợi ích cho bản thân đó là cái thấy trước con mắt xã hôi. Sự thật là nếu bạn không biết cách để giải quyết những khó khăn của mình thì đố bạn mang cho người khác cái niềm vui và hạnh phúc, mà còn làm tình thế ngược lại nữa. Chắc chắn bạn có kinh nghiệm này mà, phải không?
Một cuộc đời hạnh phúc trọn vẹn không chỉ cấu tạo từ của cải, vật chất mà cần có đủ những thứ như tình thương yêu, tha thứ và lòng bao dung cho nhau và gần nhất là cuộc sống gia đình. Tại sao cuộc sống của người tây phương được biết đến là đầy đủ và giàu có, nhưng biết bao nhiêu cặp vợ chồng ở tây phương được thống kê không có đủ hạnh phúc và hơn một nửa những đôi uyên ương từng ly dị nhau sau những khó khăn và đổ vỡ trong gia đình. Các bạn có biết lý do vì sao? Cái lý do lớn nhất là họ sống là quá chi là ích kỷ cho bản thân mình, họ xem trọng cái mà họ cho là cần thiết, không tôn trọng người kia cần cái gì, rồi chỉ một mực cho rằng ý mình là trên hết. Nếu sống mà không tôn trọng nhau và thật sự thiếu vắng những thứ trên: tình thương yêu, tha thứ và lòng bao dung thì gia đình anh lớn cách mấy, tiền anh nhiều tới đâu cũng chỉ là cái mặt nạ giả mạo bên ngoài thôi, chỉ có thể dương vai ngước mặt lên trời huýt sáo trước mặt những kẻ hèn mọn, nghèo nàn vật chất nhưng trong tận đáy lòng thì nỗi khổ muộn, lòng trắc ẩn đói kém tình thương yêu và chuỗi ngày sống hạnh phúc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hạnh phúc đâu có nghĩa là sự đầy đủ mọi thứ và được thỏa mãn đúng mức.
Đọc đến đây xin đừng lấy lòng tự phụ, mà hãy tập lắng nghe và hiểu bản thân, cơ hội học hỏi để chuyển đổi được tâm thức, chuyển hóa được những thói quen xấu và phát triển những tính tâm tốt mà xã hội cần đến. Hãy tập làm những việc thật sự có ý nghĩa và dũng cảm loại bỏ đi những thứ tiêu cực mà bạn mong muốn chuyển đổi. Mọi người sẽ hạnh phúc biết bao để thấy được những người như bạn. Có thể giúp được mọi người… già, trẻ mồ côi, những người bệnh tật, thiên tai… với cá nhân tôi làm những việc như thế thì ích lợi và ý nghĩa của cuộc đời bạn sẽ mang thêm nhiều màu sắc cho cuộc sống, mà còn là những tấm gương quý cho dòng họ và cho xã hội. Sống như thế thì bạn đâu cần phải đi tìm ý nghĩa cuộc sống làm gì nữa.
“Tôi không đi lại hai lần trên con đường đời. Vậy tất cả việc thiện hay nỗi vui mừng mà tôi có thể mang lại cho mọi người, tôi phải làm ngay từ bây giờ. Không có gì làm cho tôi xao nhãng hoặc làm chậm trễ công việc đó được, vì cơ hội sẽ không tái hiện nữa” – Dale Carnegie
Nguồn: hanhphucgiadinh.vn