10 mâu thuẫn của người Việt

Bạn có phạm phải những mâu thuẫn đó không?

1. Khinh thường “Con ông cháu cha” nhưng lại hận gia đình mình không có thực lực.

Bên cạnh chúng ta hoặc chính chúng ta có không ít người. Công việc do bố mẹ sắp đặt, nhà cửa do bố mẹ mua cho. Xe cũng do gia đình cung cấp, tiền tiêu hàng ngày hết là có. Họ gây lỗi lầm chỉ cần nói: “Tôi là con của … làm ở …”. Họ thi không qua, chỉ cần nói với thầy giáo: “Bố con là cục trưởng …”.

Khi những người này thể hiện uy phong gia đình mình lợi hại thế nào. Có cha mẹ chống đỡ mọi chuyện đề đơn giản. Chúng ta thường khinh thường những người ấy. Có cha mẹ thì có gì mà đáng tự hào. Đâu phải bản lĩnh của riêng mình.

Thế nhưng, khi quay lưng lại ta có cảm thấy tủi thân không? Sao gia đình mình lại kém cỏi vậy?

2. Ta khinh thường những người tự nhiên có tiền rơi vào đầu. Nhưng lại hàng ngày mua một vài tờ sổ xố.

Với tốc độ hiện đại hóa, đất đai đồng ruộng vụt trở nên đắt đỏ sau dự án. Chỉ một đêm mà có người thành giàu có đã không còn ít. Những người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời nay chỉ cần bán chút ruộng là đã thành công. Chúng ta thường hay khinh thường gọi họ là “trọc phú”. Dựa vào quy luật của nhân phẩm, ta cho rằng họ sớm sẽ lụi bại.

Nhưng khi ta mua vé sổ xố hay mua cổ phiếu, mua bất động sản. Có phải ta cũng đang tiếp tục ước mơ “giàu chỉ sau một đêm” hay không?

3. Ta hận quan tham, nhưng lại mơ ước làm quan mới giàu

Khi nhắc đến tham quan có lẽ không ít người buột miệng “chửi thề”. Chúng ta hận bọn chúng tận xương tủy. Thế nhưng có bao nhiêu người chưa từng có suy nghĩ làm quan. Thậm chí hiện giờ vẫn có người muốn thi vào nghạch công chức bằng sống bằng chết.

4. Ta ghét “cậu ấm cô chiêu” nhưng khi kết hôn lại muốn cưới “đại gia”.

Hiện nay thế hệ thứ hai của các gia đình quyền lực ngày càng nổi tiếng trên mạng. Họ mặc sức khoe hàng hiệu, khoe cuộc sống thiên đường. Thú ăn chơi ngông cuồng khiến thường dân chúng ta cười chê, khinh bỉ.

Thế nhưng không ít người trong chúng ta lại có suy nghĩ “khóc trên BMV còn hơn cười trên xe đạp”. Suy nghĩ cưới một người giàu có, hay đơn giản là có nhà, có xe đã trở thành tiêu chuẩn kết hôn ngày nay.

5. Chúng ta ghét những kẻ làm việc có “quen biết”. Nhưng khi làm việc của mình lại chạy đi tìm quan hệ.

Trong xã hội hiện đại chúng ta vẫn thường thấy nhiều hiện tượng tiêu cực. Ví như đi làm việc hành chính nào đó, có người nhanh hơn ta dù họ đến sau. Đó là sự thống hận cũng như bất lực của thường dân khi không có quen biết.

Còn chúng ta? Ví như chuyện chọn trường tốt cho con, hay chuyện chữa bệnh cho người thân. Hay để kiện tụng ai đó, suy nghĩ đầu tiên của chúng ta có phải là dùng quan hệ và dùng tiền hay không?

6. Chúng ta ghét tặng quà nhưng lại mong người khác nhận quà mình.

Tặng quà cũng là một trong nhiều mâu thuẫn của người Việt. Thường khi tặng quà chúng ta đều xuất phát từ những động cơ không trong sáng. Tặng quà cho lãnh đạo, tặng quà cho cơ quan … Thường là cách để hoàn thiện những việc ta không làm được.

Thế còn đến lượt chúng ta, tặng thuốc lá, tặng rượu, tặng chè … Có phải ta cũng mong điều gì đó?

7. Chúng ta vẫn chửi những kẻ đầu cơ nhà cửa đất đai. Nhưng có phải bản thân cũng đang tìm cơ hội đầu cơ.

Hiện nay dự án nhà cửa bất động sản ngày càng nhiều. Dân thường mua nhà thường phải qua một bên thứ hai chứ khó mà mua được thẳng dự án. Mỗi lần như thế ta lại oán hận, bất mãn với kẻ đầu cơ.

Nhưng có phải sau đó ta cũng đang tìm kiếm một cơ hội như họ.

8. Chúng ta bình phẩm chuyện kết hôn với người nước ngoài. Nhưng có phải chính ta đang theo đuổi đồ ngoại?

Hiện tượng cưới người nước ngoài ngày một nhiều. Ước mơ đổi đời nhờ những cuộc hôn nhân xuyên quốc gia dần trở nên phổ biến. Mỗi khi nhắc đến không khỏi ít người coi thường suy nghĩ của các cô gái đó. Ta cho đó là con đường bất chính để vươn tới sự giàu có.

Thế nhưng trong cuộc sống hàng ngày có phải ta vẫn đang dùng đồ tây, dùng hàng xách tay đó không? Dùng đồ đó dường như có thể chứng minh thân phận của ta đẳng cấp hơn.

9. Ta ghét quy tắc ngầm nhưng lại hi vọng mình được lợi từ nó.

Quy tắc ngầm trong xã hội hiện đại ngày một nhiều. Người có chính nghĩa cảm thường khó mà không chế phẫn nộ khi nghĩ tới nó. Thế nhưng có ai dám phủ nhận lợi ích của quy tắc ngầm đó. Nếu chúng ta thỏa mãn một vài quy tắc ngầm nào đó. Thì tương lai ta sẽ trở thành người bị hại!

10. Ta đả kích những giá trị quan bất lương nhưng lại không phải những người có giá trị quan thực tế.

Chủ nghĩa sùng bái tiền bạc, mơ một đêm giàu có, tham ô, mê tín, tham lam hưởng lạc … Đây đều là những giá trị quan xấu, mà ngày nào cũng hiện ra trước mắt ta.

Nhưng đến khi đến lượt ta ta có dám khẳng định ta làm tốt hơn những người trong trường hợp đó?

Thật ra chúng ra đều luôn có khúc mắc. Nhiều người nguyện ngưỡng mộ ngôi sao đạo đức trên trời cao. Nhưng khi bản thân thật sự đạp lên chúng thì lại bất giác giật mình.

Previous Post
Next Post