Xin được phép nêu lý do tại sao tôi lại viết bài báo này. Tôi theo dõi sự việc một phụ nữ ở Hải Dương cưỡng ép các tài xế taxi mấy ngày nay. Đến hôm nay thì có đọc tin và nghe cuộc điện thoại của người phụ nữ này với phóng viên báo và chị khẳng định không hề có chuyện như vậy. Bức xúc với nhiều lần bị báo chí "tung hỏa mù", tôi đành viết bài nêu cảm nghĩ về việc báo chí đưa tin ngày nay cũng như ý thức người đọc.
Trước khi đi vào vấn đề chính, tôi xin nêu rõ đây là quan điểm cá nhân, không có mục đích thị phạm, đặc biệt không đánh đồng tất cả, chỉ đề cập đến những thành phần nổi cộm để tránh gây tổn thương đến những người không liên quan
Trước khi đi vào vấn đề chính, tôi xin nêu rõ đây là quan điểm cá nhân, không có mục đích thị phạm, đặc biệt không đánh đồng tất cả, chỉ đề cập đến những thành phần nổi cộm để tránh gây tổn thương đến những người không liên quan
Tôi, một sinh viên 18 tuổi, online, đọc báo hàng ngày và thừa nhận rất dễ bị thu hút bởi những bài báo có tit hấp dẫn. Tuy nhiên, tới thời điểm này, tôi đã quá quen với việc báo chí giật một cái tin giật gân nào đó nên cũng chẳng buồn click vào xem. Ví dụ như vụ việc chị Huyền tới thẩm mỹ viện Cát Tường rồi bị phi tang xuống sông, sau nhiều lần theo dõi, đến bây giờ có bài báo về 2 giả thuyết về cái chết của chị Huyền, tôi cũng không buồn đọc nữa vì biết là báo câu view.
Một ví dụ khác, đã cách đây khá lâu, là việc bố chồng con dâu quan hệ rồi bị dính vào nhau. Chỉ ít thời gian sau bài báo này, cơ quan địa phương khẳng định vụ việc không hề tồn tại. Vậy chẳng phải báo đã dựng nên một chuyện động trời, thu hút sự tò mò của độc giả ư, như vậy chẳng khác nào lừa đảo. Đây quả thực là vấn đề lương tâm nghề nghiệp. Có những người mang danh là "nhà báo" nhưng thực ra đi lừa đảo người đọc để kiếm chút tiền từ lượng view và quảng cáo. Những người như vậy thực sự đang đánh mất niềm tin của độc giả với báo chí, đánh mất danh tiếng của những nhà báo chân chính, ngày đêm cống hiến cho đất nước.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần vào cuộc, quản lí các bài báo, phạt nghiêm những trường hợp tung thông tin không chính xác, xử lí những nhà báo thiếu chuyên môn và lương tâm nghề nghiệp để người dân được cung cấp thông tin "sạch", chính xác, từ đó đất nước mới đi lên được
Một ví dụ khác, đã cách đây khá lâu, là việc bố chồng con dâu quan hệ rồi bị dính vào nhau. Chỉ ít thời gian sau bài báo này, cơ quan địa phương khẳng định vụ việc không hề tồn tại. Vậy chẳng phải báo đã dựng nên một chuyện động trời, thu hút sự tò mò của độc giả ư, như vậy chẳng khác nào lừa đảo. Đây quả thực là vấn đề lương tâm nghề nghiệp. Có những người mang danh là "nhà báo" nhưng thực ra đi lừa đảo người đọc để kiếm chút tiền từ lượng view và quảng cáo. Những người như vậy thực sự đang đánh mất niềm tin của độc giả với báo chí, đánh mất danh tiếng của những nhà báo chân chính, ngày đêm cống hiến cho đất nước.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần vào cuộc, quản lí các bài báo, phạt nghiêm những trường hợp tung thông tin không chính xác, xử lí những nhà báo thiếu chuyên môn và lương tâm nghề nghiệp để người dân được cung cấp thông tin "sạch", chính xác, từ đó đất nước mới đi lên được
Nói về vấn đề người đọc, tôi cũng đã chứng kiến nhiều bạn đọc sau khi đọc một bài báo, đã comment rất khiếm nhã, thậm chí chửi rủa vô văn hóa những nhân vật được đề cập trong bài báo. Thiết nghĩ, mọi người đều có quyền có ý kiến, đều có suy nghĩ riêng. Đó cũng chính là ý nghĩa của việc comment. Tuy nhiên khi ý kiến đi quá xa, gây đụng chạm và xúc phạm, khiếm nhã thì những người như vậy cần xem lại ý thức của mình.
Tôi tự rút ra rằng độc giả cũng có nhiều bộ phận: bộ phận những người "trẻ trâu", không cần biết phải trái đúng sai, cứ vào comment chửi bới cho đã. Thành phần này có lẽ cũng khiến nhiều người chán nản và không thèm để ý từ lâu. Bộ phận tiếp theo là những người bày tỏ ý kiến tuy nhiên lại không nhìn nhận khách quan vấn đề, nhiều khi chỉ một bài báo đã đánh giá người khác. Điều này không có gì sai, nhưng có lẽ thế giới này sẽ trở nên đẹp hơn nếu chúng ta đừng ghét nhau, mà hãy cố gắng tìm hiểu nhau trước khi đưa ra phán xét, trước khi ghét bỏ.
Một ví dụ điển hình là các bạn "antifan Kpop". Yêu ghét là chuyện bình thường, có người yêu thích thì cũng có người ghét. Nhưng đến nỗi độc miệng chửi rủa các thần tượng Kpop, coi thường họ cũng như các fan Kpop, thì quả là không thỏa đáng. Nhiều người nói fan Kpop cuồng mấy đứa Hàn Quốc chẳng đâu vào đâu. Thiết nghĩ phàm là người có hiểu biết trước sau sẽ phân định được câu nói trên quá cảm tính và trẻ con. Nhiều khi chỉ thấy một ngôi sao Hàn Quốc được yêu thích quá, dù chẳng biết là ai cũng sẵn sàng "ghét", ghét vậy thì không vấn đề nhưng khi đã lăng mạ sỉ nhục người khác thì có lẽ người đó đã đi quá giới hạn. Việc hùa theo một sự việc, hùa theo anti, hùa theo phong trào share đã trở thành một điều phổ biến trên mạng xã hội. Tuy nhiên nên chăng chúng ta nên xem xét kĩ lưỡng trước khi share thông tin, nên chăng tìm hiểu kĩ sự việc, xem độ tin cậy của người viết báo.
Tôi tự rút ra rằng độc giả cũng có nhiều bộ phận: bộ phận những người "trẻ trâu", không cần biết phải trái đúng sai, cứ vào comment chửi bới cho đã. Thành phần này có lẽ cũng khiến nhiều người chán nản và không thèm để ý từ lâu. Bộ phận tiếp theo là những người bày tỏ ý kiến tuy nhiên lại không nhìn nhận khách quan vấn đề, nhiều khi chỉ một bài báo đã đánh giá người khác. Điều này không có gì sai, nhưng có lẽ thế giới này sẽ trở nên đẹp hơn nếu chúng ta đừng ghét nhau, mà hãy cố gắng tìm hiểu nhau trước khi đưa ra phán xét, trước khi ghét bỏ.
Một ví dụ điển hình là các bạn "antifan Kpop". Yêu ghét là chuyện bình thường, có người yêu thích thì cũng có người ghét. Nhưng đến nỗi độc miệng chửi rủa các thần tượng Kpop, coi thường họ cũng như các fan Kpop, thì quả là không thỏa đáng. Nhiều người nói fan Kpop cuồng mấy đứa Hàn Quốc chẳng đâu vào đâu. Thiết nghĩ phàm là người có hiểu biết trước sau sẽ phân định được câu nói trên quá cảm tính và trẻ con. Nhiều khi chỉ thấy một ngôi sao Hàn Quốc được yêu thích quá, dù chẳng biết là ai cũng sẵn sàng "ghét", ghét vậy thì không vấn đề nhưng khi đã lăng mạ sỉ nhục người khác thì có lẽ người đó đã đi quá giới hạn. Việc hùa theo một sự việc, hùa theo anti, hùa theo phong trào share đã trở thành một điều phổ biến trên mạng xã hội. Tuy nhiên nên chăng chúng ta nên xem xét kĩ lưỡng trước khi share thông tin, nên chăng tìm hiểu kĩ sự việc, xem độ tin cậy của người viết báo.
Ngày nay, mạng xã hội trở nên phổ biến, thông tin nếu không sàng lọc kĩ càng sẽ gây nên nhiều sự việc đáng tiếc. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh đối với lương tâm nhà báo, cũng như sự sáng suốt của người đọc trong thế giới thông tin ngày nay. Hãy là một độc giả thông thái và sáng suốt trước những luồng thông tin đa chiều, tràn lan ngày nay.