Giá thịt lợn và tư duy dân tộc

VTV thực hiện phóng sự về sự khó khăn của các hộ chăn nuôi lợn. Những hình ảnh người chăn nuôi kêu ca giá lợn giảm mạnh, chăn nuôi thua lỗ,... được nhà đài bình luận sự khốn khó đó với hàng loạt các nguyên nhân từ chính sách vĩ mô yếu kém đến thị trường không rõ ràng,…

Cách đây vài tháng, giá thịt cao chót vót. Cũng nhà đài này tư vấn người tiêu dùng nên dùng trứng thay thịt, vì trứng rẻ và bổ hơn. Khi đó, chả thấy ai có cảnh báo cho người nuôi lợn là hãy tính đến thời điểm giá thịt sẽ giảm khi lạm phát được khống chế.

Có câu chuyện vui, kể rằng xây nhà theo mô hình xã hội chủ nghĩa. Mỗi tầng đại diện cho một tầng lớp trong xã hội. Tầng của nhà báo không có toilet, lý do là các nhà báo đã đổ cái của nợ ấy vào mồm nhau rồi nên chả cần phải có toilet nữa. Câu chuyện hài nhưng rất đúng cho các cơ quan truyền thông xứ Việt thời nay.

Nói thế cũng có phần oan cho các nhà báo, vì có muốn họ cũng không thể viết khác, làm chương trình khác sự chỉ đạo chung. Mà cái chung đó được áp đặt bởi một tư tưởng thiển cận và chắp vá gần trăm năm nay.

Hệ tư tưởng trong xã hội nhằm định hướng cho con người rèn luyện và tích lũy trí, thể, mỹ. Một đất nước mạnh bao giờ cũng có một hệ tư tưởng tiên tiến. Con người của xã hội văn minh với hệ tư tưởng tiến bộ bao giờ cũng có cái nhìn đa chiều, tự chủ trong mọi tình huống, có trách nhiệm với xã hội và bản thân. Đấy chính là sự tự tin của thế giới hiện đại.

Ngược với điều đó là một xã hội lạc hậu với hệ tư tưởng cực đoan. Con người không tự chủ được những gì mà họ làm, họ nghĩ. Sự áp đặt của hệ tư tưởng cực đoan dẫn đến con người không tin vào những gì họ có, họ bấu víu vào một sự che chở, một sự thương hại. Điều này lại đang xảy ra với con người xứ Việt, mặc dầu hiện tại là thế kỷ 21.

Người Việt có bản tính thích kêu ca, cứ muốn người khác phải hiểu họ. Cứ hơi tý là kêu ca, sướng cũng kêu mà khổ cũng kêu. Hơn người thì hợm hĩnh, tinh tướng, coi trời bằng vung, kêu lên để mọi người phải công nhận thành quả của họ. Thua người thì đố kỵ, hờn ghen và nói xấu đủ điều, kêu lên để người khác phải cảm thông với họ.

Bản chất dân Việt cuồng tín và lười tư duy nên luôn ở trạng thái a dua bầy đàn. Thấy cái gì hơn một chút là ào ào bắt chước, cứ tưởng rằng thành công của họ cũng là thành công của mình. Đến khi thất bại thì đổ lỗi cho số mệnh, cho các nguyên nhân khách quan, thậm chí còn cho là thằng hàng xóm nó ám mình!

Một dân tộc mà tư duy như gái già ế chồng, hay hờn, hay ghen nhưng luôn mặc cảm, tự ti như con nhím xù lông. Đại loại là đêm đêm rất thích có đàn ông để ôm ấp, nhưng lại kêu gào phải giữ gìn tiết hạnh theo truyền thống dân tộc.

Phần lớn đàn ông xứ này chẳng bao giờ tự nhận mình là bất tài, mặc dù cả đời không thoát ra khỏi nỗi lo cơm áo gạo tiền. Cũng như phần lớn đàn bà xứ này chẳng bao giờ tự nhận mình là bần tiện, mặc dù cả đời chẳng thoát ra khỏi nỗi lo chi tiêu, bếp núc.

Thế nhưng cả đàn ông lẫn đàn bà xứ Việt này cứ gồng mình lên với hào quang nửa mùa rằng đàn ông phải là trụ cột gia đình, đàn bà phải giữ gìn tổ ấm gia đình. Họ cho rằng họ tốt lắm, giỏi lắm mà không tự nhìn nhận thấy sự kém cỏi của bản thân, ngu dốt trong trí tuệ và vô trách nhiệm với xã hội.

Một dân tộc tiểu nhược với hệ tư tưởng học mót, chắp vá nửa mùa thì không thể sản sinh ra những con người đủ văn minh và tự tin trong cuộc sống được. Và, chẳng bao giờ có thể sản sinh ra những hệ tư tưởng lớn có khả năng thay đổi được tư duy của dân tộc.

Vì thế, khi xảy ra bất cứ vấn đề gì (kể cả tốt và xấu), người Việt lại ngoạc mồm lên kêu, và kêu chán thì vào bếp lấy muối ngậm cho đỡ rát họng.

Previous Post
Next Post