Nếu xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.
Con người sống trên cõi đời thực cũng như cõi mộng. Mọi thứ người ta tranh giành nhau, quyền thế, địa vụ hay tiền tài… đều hư vô.
Con người luôn lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn thì việc tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải điều dễ dàng. Bởi vậy, tại sao có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có.
Thế nhưng, cuộc sống con người chỉ tồn tại trong một hơi thở, vậy tại sao cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong “u mê” và “phiền não”.
Con người học được cách buông xả, buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.
Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.
Sắc đẹp có phải của bạn không? Thực tế là không, bởi nhan sắc rồi cũng sẽ phai tàn khi tuổi xuân qua đi.
Danh tiếng có phải của bạn không? Không phải, bởi tiếng tăm phụ thuộc vào cái nhìn của những người xung quanh. Khi cái nhìn của họ thay đổi, thì rất có thể danh tiếng của bạn cũng không còn.
Tình cảm, địa vị và tiền tài có phải của bạn không? Cũng không, bởi đến phút cuối cuộc đời, bạn sẽ không mang theo được gì cho mình.
Trên đời này rất nhiều người cố chấp việc truy cầu những gì mình đạt không được hoặc đã mất đi, mà bỏ đi, đánh mất đi hạnh phúc trước mắt có được, như những gì có ở trong tay mình, điều này thật rất không đáng biết bao?! Trên đời này cái trân quý nhất không phải là cái gì “đạt không được” và cái “đã mất đi”, mà là hạnh phúc đang có trong hiện tại.
Trên đời này cái trân quý nhất không phải là cái gì “đạt không được” và cái “đã mất đi”, mà là hạnh phúc đang có trong hiện tại.
Con người mất cả đời để tranh giành, đấu đá nhau chỉ vì cái DANH, LỢI, TÌNH… mà không biết đến cuối cùng vẫn chỉ là hư vô.
Có một câu chuyện cổ như sau:
“Truyện kể rằng ở thành Mathura, Ấn Độ, có một cô gái xinh đẹp tên là Vasavadatta. Nàng nổi tiếng khắp cả thành phố bởi có nhan sắc diễm lệ cùng với giọng hát thánh thót và những điệu múa thiên thần.
Mặc dù có rất nhiều chàng trai theo đuổi nhưng Vasavadatta vẫn chưa tìm được người đàn ông nào tâm đầu ý hợp.
Một ngày, nàng nhìn thấy một nhà sư trẻ thì đem lòng yêu mến. Đó chính là tôn giả Upagupta.
Tuy nàng hàng ngày dõi theo nhưng nhà sư vẫn không hề biết đến sự tồn tại của nàng, và bên cạnh nàng vũ nữ xinh đẹp ấy vẫn có rất nhiều người theo đuổi, vây quanh.
Nhưng một ngày dịch bệnh đậu mùa tràn đến khiến rất nhiều người trong thành phố Mathura mắc bệnh, trong đó có Vasavadatta. Vì e sợ bệnh truyền nhiễm sẽ lây lan, người ta vội vã đem bỏ người vũ nữ ra ngoại thành. Nàng phải nằm cô độc trên nền đất, khắp người là những vết lở loét, không thức ăn, không nước uống, cũng không người chăm sóc, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào.
Giữa màn đêm mịt mùng ấy, trong nỗi tuyệt vọng tột cùng, nàng Vasavadatta chợt nghe thấy tiếng bước chân của một người đàn ông trẻ tuổi. Ngài cúi xuống, nhẹ nhàng nâng đầu nàng dậy, lấy nước thấm lên môi và thoa dầu đàn hương lên làn da thô ráp của nàng.
– Ân nhân ơi, ngài là ai thế?
– Thí chủ, thí chủ không nhận ra sao, bần tăng chính là Upagupta. Thời gian đã chín rồi, vậy nên hôm nay bần tăng đến đúng như lời hẹn trước kia.
– Năm xưa tất cả đàn ông trong thành đều ngưỡng mộ sắc đẹp của tôi, nhưng chỉ riêng ngài là không đoái hoài gì đến. Vậy hà cớ gì hôm nay ngài lại đến trong khi tôi chỉ còn lại cái xác thân tàn tạ này?
– Ngày đó thí chủ được mọi người vây quanh, đâu có cần đến bần tăng như lúc này.
Thái độ của vị sự trẻ đã khiến nàng vũ nữ bật khóc. Gần cả một đời đeo đuổi, đến lúc này nàng mới nhận ra rằng mọi thứ trên đời đều thật vô nghĩa. Cũng từ đó, nàng đi theo Upagupta để được trở về với bến bờ an lạc của Phật Pháp.”
Là người con Phật, chúng ta buông xả nhưng phải luôn giữ trọn vẹn trách nhiệm của một con người. Để bồ đề tâm thêm vững chắc, để trả ơn công lao sinh thành của cha mẹ, để vẫn chu toàn mọi việc, mọi bổn phận.
Tất cả được làm với tấm lòng bao dung mở rộng như một vị Bồ tát, xử xự theo tinh thần “Từ – Bi – Hỷ – Xả”. Còn đích đến nào tuyệt với hơn khi biết tìm lại và trở về với chính cuộc sống nội tâm của chúng ta, để trở về với sự thanh thản trong tâm hồn.
Bởi khi tâm hồn trong sáng, vui vẻ, là chúng ta đang tiến dần đến mục tiêu, thành công của cuộc sống mà chúng ta mong đợi. Chúng ta làm việc sẽ tốt hơn, sống đam mê hơn, nhân hậu, tha thứ và rộng mở, học thêm được nhiều điều…
Song quan trọng nhất là chúng ta được hạnh phúc, nhận nhiều yêu thương khi biết buông xả, có lẽ đó chính là quy luật và cũng là nghệ thuật sống, mang lại sự bình an cho mỗi người..
Nguồn: http://www.daotam.com/2017/05/xa-i-tham-san-si-se-tu-tim-thay-niem.html