Bạn có thể click vào hình (hay link này) để xem video |
Đáp: Trong nhân ác của nó đó, nó không có tiếp tục con gà nữa con. Cái nhân ác nó thải ra những từ trường, khi mà nó bị diệt như vậy đó thì từ trường ác đau khổ, bởi vì cái quả khổ của nó mà, cũng như quả đắng rồi. Con thấy không, con gà nó bị quăng trong lửa đốt vậy, nó nóng, nó la, nó sợ hãi lắm. Từ trường nó phóng ra sự sợ hãi thành ra nhân quả của nó tiếp tục, cho nên vì vậy mà tương ưng với thời tiết của vũ trụ, nó trở thành lũ lụt bão tố, nó trở thành sóng thần hay động đất. Nó không thành một con gà nữa mà nó thành những cái khác để nó tiêu diệt những cái ác mà mình đang làm ác.
Cho nên, con thấy, mình càng tiêu diệt nó lung thì bắt đầu mình thấy thời tiết thay đổi, sóng thần, lũ lụt, bão tố, … đủ loại hết, con thấy không? Gần đây con thấy ghê gớm không? Tại vì ác quá mà! Gà như vậy mà nó đem nó đốt trong lửa, nó quăng vô, gà nó oắc oắc vì nóng đó, trời ơi nó chết hàng loạt, hàng loạt, …
Hỏi: Vậy là nó chuyển nhân quả của nó phải không Thầy?
Đáp: Nó không chuyển đâu con, nó trả quả đó. Nó trả quả, sự đau khổ của nó thành cái từ trường ác phóng xuất lên không gian, nó làm cho thời tiết thay đổi, bắt đầu lũ lụt, bão tố chổ này, chổ kia. Thời tiết chổ này hạn hán, chổ kia thì lũ lụt, chổ nọ thì sóng thần, đủ loại, chổ khác thì động đất, nó làm đủ loại hết, … vì con người của mình sống ác nên nó sanh ra như vậy.
Mình ăn thịt gà, nó sanh ra gà, mình ăn cá nó sanh ra cá, cho nên nó đủ loại hết. Vì vậy cho nên từ đó những loài vật nó bị diệt đi, nó tưởng đâu nó trả quả chứ sự thật đang trả đó. Chính mình, con người của mình làm ác mà nó thành những con gà trả quả thì nhân ác nó đau khổ nó trở thành cái nhân ác nữa, cái quả ác nữa cho nên nó thành ra từ trường. Mà từ trường đó bây giờ nó không sanh, bởi vì người ta diệt nó rồi, nó đâu còn sanh được nữa, đâu có còn nuôi trại gà vịt nữa. Nó sanh thì tức là nó thành một cái khác nữa, thành môi trường sống khác ác hơn nữa, nó tạo chúng ta hàng loạt loạt, như sóng thần nó không những giết con người mà nó còn giết loài chúng sanh nữa.
Những loài vật, thí dụ như bây giờ con ở đây nè, sóng thần nó vô đây thì con thấy toàn là heo, dê, gà, vịt nó lôi hết, nó lôi đi xuống biển hết, nó lôi đủ thứ hết chứ đâu phải nó giết mỗi mình con đâu. Của cải tài sản tiêu tan hết, nhà cửa nó lôi xuống biển hết, sóng thần mà, con hiểu không? Động đất rồi, nhà cửa sụp đổ, tan tành hết, bây giờ con gián, con trùng, con dế gì trong khu vực con ở nó cũng tiêu, con vật gì cũng tiêu hết. Con chết, nó cũng chết hết chứ không phải nó giết một mình con đâu. Đó là từ trường ác mà con.
Cho nên vì vậy mà con thấy con gà nó chết nó thành con gà nữa đâu, nó thành từ trường ác nó còn khắc nghiệt hơn bởi vì hồi nó chết nó la, nó đau khổ đó thì nó phóng xuất ra từ trường đau khổ, con hiểu không?
Cho nên mấy con cứ nghĩ bây giờ chính mình ăn thịt gà, mình giết cắt cổ gà thì từ trường của mình nó thành con gà, mà bây giờ nó nó không có duyên nó hợp để thành con gà nữa thì nó thành cái khác, nó thành cái loại khác ác độc hơn, nó cũng diệt mình trở lại à. Rồi bây giờ mình hết ăn gà rồi thì mình ăn rau cải, bởi vì gà không dám ăn thì từ từ nó hiền lành trở lại chút, nó đỡ hơn, nó không có sự đau khổ, la lối. Thầy nói riết rồi bò nó cũng điên, heo nó cũng cúm nữa thì bắt đầu họ không dám ăn thịt bò, thịt gà, thịt heo thì buộc lòng họ sẽ ăn rau cải chứ làm sao giờ!?
Thì từ chổ ác, cực ác nó sẽ đi đến cực thiện chứ không có gì hết, nhưng mà cái thiện phải bằng trí tuệ của chúng ta nó mới bảo vệ được cái cực thiện. Chứ không bằng trí tuệ thì từ cái thiện đó nó sẽ trở thành cái ác, quy luật của nhân quả mà. Cho nên, mình muốn vượt ra bằng tri kiến của mình, cho nên hôm nay mấy con mới học để cho mấy con vượt ra. Còn nếu mà không học thì trong cực thiện thì bắt đầu người ta ăn rau cải, nhưng mà rau cải nó hiền lành rồi bắt đầu vạn vật nó sanh ra rồi bắt đầu chớp ăn thịt nữa. Nó có tha đâu, nó có biết thiện đâu, thì nó thấy con vật đó ăn được là nó cứ bắt nó ăn, bởi vì nó lớn hơn nó bắt con vật đó ăn được nó ăn, nó đâu có tha.
Cho nên, từ cái thiện nó đi đến cái ác. Từ cực ác nó diệt lại, nó làm cho tiêu diệt những cái đó. Bây giờ trở lại, nó còn lại môi trường sống nó không vắng người đâu, nó không vắng loài vật đâu. Rồi bắt đầu lần lượt nó thiện lại rồi nó đến cực ác của nó. Chỉ có chúng ta tu mới thoát ra mà thôi, còn không tu thì không thoát ra được. Chỉ có đạo Phật là hướng dẫn chúng ta thoát ra được quy luật của nhân quả, đó các con thấy chưa?!
Hỏi: Kính thưa Thầy, có một số tu sĩ ăn mặn, cứ mỗi tuần ăn khoảng hai, ba con gà do phật tử mang đến cúng dường. Thấy chuyện lạ như vậy, con hỏi người phật tử, người ấy nói: “Vị tu sĩ ăn thịt gà như vậy sẽ trì chú và độ cho con vật ấy được siêu thoát. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Theo như trong các chùa Tịnh Độ dạy, mỗi khi muốn giết con vật gì thì gọi là quy y cho con vật ấy, trong nhà có đám tiệc giết gà vịt thì người cầm dao cắt cổ gà vịt đều đọc bài chú Vãng Sanh ba lần rồi mới cắt cổ con gà. Với ý nghĩa khi con gà bị chết sẽ được siêu thoát về cõi Cực Lạc sung sướng hơn là làm con gà, con vịt.
Trong câu hỏi của con cũng có ý như vậy. Ăn thịt gà chỉ cần trì chú là con gà được siêu thoát. Đó là một lối lừa đảo lường gạt người bằng những hành động cực ác. Ăn thịt loài vật mà trì chú để nó được siêu thoát! Đó là một việc làm mơ hồ không bao giờ có thật.
Chú Vãng Sanh trong kinh phát triển dạy: “Nam Mô a rị đa bà dạ, đa tha đà đa dạ, đa điệt dạ tha, a di rị đô bà tỳ….” Người chết đọc chú này linh hồn sẽ được vãng sanh về Cực Lạc. Khi giết gà, vịt, heo, dê, bò, ngựa v.v... cũng đều đọc thần chú này thì mọi vật bị giết đều được sanh về Cực Lạc hết.
Trong bài kinh Ước Nguyện Phật dạy:
“Nếu muốn ước nguyện một điều gì có lợi ích cho người và chúng sanh thì mình phải giữ gìn giới luật nghiêm túc, không gián đoạn thiền định, phải có đạo hạnh đầy đủ, thích sống trầm lặng tại các trụ xứ không tịch thì sự ước nguyện mới được viên mãn.”
Ngay cả giới luật đầu tiên trong bộ giới luật thuộc loại giới đứt đầu (Ba la di), có nghĩa người phạm giới này không còn duyên tu tập để được giải thoát, đó là giới sát sanh. Trong giới sát sanh Phật dạy: “Không được giết hại chúng sanh, xui bảo người giết hại, thấy người giết hại vui theo.” Vị sư này ăn thịt chúng sanh tức là gián tiếp sát sanh, có nghĩa là xui bảo người khác giết hại cho mình ăn thịt. Người phật tử đem thực phẩm động vật cúng dường cho tu sĩ là có năm điều phi công đức, không có phước báo mà còn mang tội đọa địa ngục (khổ). Còn vị sư ăn thịt chúng sanh phạm vào tội sát sanh thì trở thành ác quỷ, ma vương, không phải là đệ tử của Phật. Vị này dù có tu một ngàn kiếp vẫn thành ác quỷ.
Người đệ tử của Phật trong mỗi miếng ăn phải trải tâm từ bi khắp cùng, ăn không thấy, không nghe, không nghi. Thấy thịt chúng sanh mà ăn được đó là loài quỷ dữ chứ không phải là người tu sĩ đạo Phật. Loài ác quỷ thường đội lốt tu sĩ đạo Phật lừa đảo tín đồ, ăn thịt chúng sanh như loài cọp dữ. Thế mà gọi là độ siêu thoát chúng sanh thì thật là lừa đảo những phật tử chưa thông suốt đường lối của đạo Phật.
Trong suốt cuộc đời tu hành của Thầy, Thầy chỉ thấy có một mình Hòa Thượng Minh Châu dám nói thẳng: “Kinh sách phát triển là giáo pháp của Bà La Môn đang tìm mọi cách diệt Phật giáo,” còn khắp trong nước chưa thấy có một vị thầy nào dám nói thẳng, hầu như toàn bộ đều tiếp tay với Bà La Môn để diệt Phật giáo. Bởi vậy, thấy đời sống của tu sĩ hiện giờ là biết Phật giáo còn hay mất. Phật giáo mất thì không còn người tu chứng, chỉ còn chứng miệng và lưỡi mà thôi.
Quý phật tử muốn biết một vị tỳ-kheo đệ tử của Phật thì hãy xem giới luật của Phật, kẻ nào vi phạm giới luật, bẻ vụn giới luật, kẻ đó là ma vương đội lốt tỳ-kheo đệ tử của Phật để lừa gạt quý phật tử. Hãy đề cao cảnh giác, tránh xa những kẻ phạm giới, phá giới. Cúng dường những ma vương này chẳng được phước mà còn làm suy đồi Phật giáo.
Đừng nghĩ rằng cúng dường cho một trăm người ác bằng cúng dường cho một người thiện, điều này quý vị đã bị kinh sách phát triển lừa đảo. Làm sao một trăm người ác bằng một người thiện được, ác và thiện là hai con đường song song làm sao gặp nhau được, mà đã không gặp nhau thì không thể nào so sánh được.
Ăn thịt chúng sanh mà còn gọi là chú nguyện cho chúng sanh siêu độ, cũng như lời của các tổ Thiền Tông nói: “Phóng sanh sa địa ngục, sát sanh được lên Thiên Đàng.” Đây là lời nói của ác quỷ chứ không phải lời nói của người tu sĩ đạo từ bi. Trong kinh sách phát triển lại dạy: “Nói như vậy chứ đừng hiểu nghĩa như vậy.” Đó là lý luận trườn uốn như con lươn, có đúng như vậy không quý vị?
Hỏi: Kính thưa Thầy! Từ trường nghiệp ác đi tái sinh chịu hậu quả, chứ người làm ác đâu có đi tái sinh mà chịu hậu quả. Ví dụ: Một người đi ăn trộm làm giàu sung sướng mà kẻ vô can bị ở tù. Vậy đâu là đạo đức nhân quả? Xin Thầy giải thích cho chúng con được hiểu. Thành thật biết ơn Thầy.
Ðáp: Ở câu hỏi trên đã được giải đáp nghiệp đi tái sinh luân hồi, quý vị đã hiểu biết rõ nghiệp là cái gì rồi. Còn câu hỏi dưới đây có nghĩa là người làm ác mà kẻ khác thọ quả khổ, giống như kẻ ăn mắm người khát nước. Xin quý vị hãy lắng nghe cho kỹ câu trả lời về nhân quả mà từ xưa đến nay người ta hiểu nhân quả hời hợt quá nông cạn. Trước tiên chúng tôi xin nhắc lại nghĩa của nhân quả. Vậy nhân quả nghĩa là gì?
Nếu nói theo nghĩa của thảo mộc nhân là cái hạt, còn quả là cái trái; nói theo nghĩa của loài người thì nhân là việc làm; quả là kết quả, là hậu quả. Giải nghĩa như vậy có đúng không quý vị?
Một việc làm ác thì hậu quả sẽ chịu lấy quả khổ đau.
Ví dụ 1: - Một người ăn trộm lấy của cải tài sản của người khác thì kết quả sẽ bị người ta bắt đánh đập và tù tội. Tương lai người ấy cũng bị trộm cắp tài sản. Ðó là nhân quả hiện tại và tương lai ông A làm ông A chịu.
- Một người ăn trộm lấy của cải tài sản của người khác khiến cho người mất của cải tài sản khổ đau. Từ trường nghiệp tham lấy của cải tài sản và từ trường nghiệp bị mất của cải tài sản hợp chung lại thành một từ trường tương ưng với người có tâm tham lam và sợ mất của cải hợp duyên sinh ra một người khác để chịu quả báo đau khổ bị người khác lấy của cải tài sản. Ðó là nhân quả hiện tại ông A làm mà ông B chịu quả khổ đau.
Ví dụ 2: Một người bắt gà làm thịt, khi hành động cắt cổ gà, con gà đau đớn giãy giụa kêu la, nhưng không thoát khỏi bàn tay hung ác của con người, cuối cùng con gà chết để trở thành thực phẩm cho con người.
Hành động cắt cổ con gà là nhân ác; còn con gà bị giết đau đớn giãy giụa kêu la là quả khổ.
Hành động cắt cổ con gà là nhân ác là nghiệp ác. Nghiệp ác ấy tương ưng sinh ra con gà để trả quả báo cắt cổ. Ðó là nghiệp ông A làm mà ông B chịu.
Còn con gà bị giết đau đớn giãy giụa kêu la là nghiệp quả khổ. Nghiệp quả khổ tương ưng vào bản thân người cắt cổ gà nên phải chịu quả bệnh tật nơi thân đau nhức nơi cổ họng. Ðó là nghiệp ông A làm ông A chịu trong hiện kiếp. Nếu ông A cứ giết gà thì nghiệp quả ác tương ưng vào cận tử nghiệp, khi bỏ thân này ông A phải tái sinh nhiều gà, vịt, heo, dê, v.v... để trả quả giết hại.
Trong khi đó ông A vẫn còn sống nhưng những hành động ác của ông vẫn tiếp tục đi tái sinh luân hồi làm thân gà, vịt, heo, dê, bò, ngựa để trả nghiệp ác. Quý vị có thấy nhân quả thảo mộc không? Mặc dù cây cam mẹ còn sống nhưng những cây cam con vẫn đâm cành ra bông trái.
Cho nên, mọi vật trên thế gian này đều sinh ra từ nhân quả, có vật gì được sinh ra mà ở ngoài nhân quả không? Mọi vật sinh ra đều do duyên hợp tạo thành, mà đã duyên hợp tạo thành thì không thể nào ra khỏi quy luật sinh diệt của nhân quả. Vì thế, nhân quả trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên sanh, trùng trùng duyên diệt. Do đó, mọi vật đều phải theo quy luật: thành, trụ, hoại, không của nhân quả. Không có một vật gì thường hằng vĩnh viễn trên hành tinh này.
Cho nên, nhân quả thiện ác là một bi hài kịch đang diễn xuất theo qui luật vận hành sinh diệt của vũ trụ, vì không hiểu chúng ta lầm chấp cái ta nên bị luân hồi mãi mãi.
Hỏi: Kính bạch Thầy! Trong sách của Thầy có nói: “Người đánh mất thân này đến muôn ngàn kiếp sau cũng khó mà được làm người, ví như con rùa mù tìm bộng cây ngoài biển”, theo con hiểu đó là sau lúc chết đi, đến kiếp sau họ đâu còn biết họ là ai nữa, đó là cái nghiệp khổ của họ, chứ không phải họ chết rồi bị đi đầu thai làm các con vật khác, phải vậy không thưa Thầy?
Đáp: Sự hiểu biết của cháu là sự hiểu biết chấp đoạn, cái nghiệp ác kia tiếp tục đi tái sanh luân hồi, cái nghiệp đó do ai làm ra? Có phải chính trong cuộc sống của chúng ta đã tạo ra nó không? Khi con người còn sống thường huân tập ác và thiện do lòng ham muốn tạo ra. Khi người chết chẳng còn một vật gì cả nghĩa là không có thần thức, Phật tánh hoặc linh hồn, tất cả đều hoại diệt theo thân xác của họ, nhưng cái còn lại là gì?
Hành động thiện ác của chúng ta còn lại, nó trở thành một cái lực rất mạnh, nên kinh gọi nó là nghiệp lực. Nghiệp lực cũng giống như đứa con của chúng ta sanh ra, tạo ra, rồi đứa con nghiệp lực của chúng ta lại sanh ra cháu nghiệp lực của chúng ta, cháu nghiệp lực của chúng ta lại sanh ra chít nghiệp lực của chúng ta và cứ thế mãi mãi sanh ra trong vô lượng kiếp. Và mỗi nghiệp lực sanh ra như vậy đều do chúng ta mà có, thế mà chúng ta vô trách nhiệm với những nghiệp lực này sao? Khi mà những nghiệp lực này mang đầy đau khổ lúc nó thọ lấy thân người hoặc thân chúng sanh và mãi mãi muôn đời muôn kiếp thì chúng ta là người cha (thân ngũ uẩn) sanh nó ra, cớ sao chúng ta không thấy trách nhiệm mình sao?
Trong thư con hỏi: “Sau lúc chết đi, đến kiếp sau, họ đâu còn biết họ là ai nữa, đó là cái nghiệp khổ của họ, chứ không phải là họ chết đi bị đầu thai làm các con vật, phải không thưa Thầy?”.
Ví dụ: Như cháu có một đứa con, cháu có muốn cho đứa con ngoan tốt, hiền lành có hiếu thảo, chăm học, không ham chơi hay muốn có một đứa con không ngoan tốt, hung dữ, bất hiếu, không chăm học, thích chơi đùa không?
Nếu cháu có một đứa con ngoan tốt hiền lành, có hiếu thì cháu có sung sướng không? Chắc hẳn là sung sướng phải không cháu? Bằng ngược lại cháu có một đứa con không ngoan tốt, tánh tình hung ác, bất hiếu thường thích chơi, không thích học thì cháu có khổ không? Chắc hẳn là khổ rồi phải không cháu? Và như vậy, dù biết hay không biết về nghiệp của cháu ở quá khứ hay vị lai, cháu cũng đều phải có trách nhiệm trong hành động thiện, ác của cháu đối với nghiệp. Vả lại, trong hiện kiếp của cháu, sự khổ vui của đời cháu đều do chính hành động nghiệp thiện ác của cháu, nhưng trong thư cháu bảo: “Cũng không biết kiếp trước mình là ai cả, cũng như con, giờ đây con đâu biết kiếp trước mình là ai? Ở đâu? Do vậy họ đâu có sợ làm điều ác, vì kiếp sau họ đâu biết họ là ai để mà đau, mà tiếc, mà ân hận v.v..”.
Như Thầy đã dạy: Dù con có biết hay không biết kiếp đã qua và kiếp vị lai của con là ai? Nhưng trong hiện tại con làm điều ác thì con không thể tránh khỏi mọi sự khổ đau. Vì thế con phải có trách nhiệm bổn phận về đời sống hiện tại của con, nhất là con phải thấy và hiểu biết trách nhiệm và bổn phận của con trong cuộc sống hiện tại là con không nên làm khổ con, không nên làm khổ người khác bằng những hành động ác thân miệng ý của con, vì những hành động ác ấy trong hiện tại đã khiến cho đời sống hiện kiếp của con phải gặp nhiều sự bất hạnh, khổ đau, bất toại nguyện và cay đắng, v.v.. Con có biết không?
Cho nên con còn phải hiểu biết về luật nhân quả đang chi phối những hành động nghiệp thiện ác của con ở tương lai sau này, vì những hành động thiện ác của con trong hiện kiếp mà vị lai bao nhiêu chúng sanh do nghiệp thiện ác ấy sanh ra phải chịu khổ đau, vui buồn, bất an bất toại nguyện, v.v.. Đó là trách nhiệm đạo đức làm người con ạ! Con không thể thờ ơ để cho hành động thiện ác của con đi tái sanh mặc khổ vui kệ nó. Bởi vậy đức Phật dạy: “chúng sanh là những người thừa kế của nghiệp, nghiệp là cha đẻ ra chúng sanh”, thừa kế của nghiệp tức là nghiệp sanh ra chúng ta ra.
Nếu chúng ta có đôi mắt nhìn xuyên thủng qua lớp áo thân nghiệp của chúng sanh thì chúng ta sẽ thấy tất cả chúng sanh đều do nghiệp lực của chúng ta sanh ra, chừng đó chúng ta có nỡ lòng nào ăn thịt chúng sanh không? Vì cầm dao cắt cổ gà đập đầu cá là cầm dao cắt cổ cha mẹ mình, là đập đầu con cháu mình, thì thử hỏi con người có tình cảm, biết khổ đau biết thương khóc, biết nức nở khi mất cha mất mẹ thì làm sao chúng ta có những hành động ác ấy được.
Còn ăn thịt chúng sanh là như ăn thịt cha mẹ, con cháu của mình chứ đâu phải ai xa lạ, chỉ có loài thú vật mới không có sự hiểu biết, mới ăn thịt cha mẹ con cháu như vậy, nhưng con người thì chúng ta sao nỡ có những hành động ác độc ấy được, là con người thì không thể sống như con thú vật được, vì con người sống có đạo đức làm người, sống có tình cảm, sống có trí tuệ hiểu biết thì không thể nào sống man rợ hung ác như loài cầm thú được.
Ví dụ: Để cháu thấy nghiệp lực một người bình thường không có sân, đến khi gặp việc trái ý, nghịch lòng, người ấy tức giận giống như một con thú dữ, đó gọi là nghiệp lực của sân.
Chúng ta giết hại chúng sanh để ăn thịt lâu ngày thành thói quen ăn thịt, thói quen ăn thịt tức là nghiệp lực nên khi ăn uống không có thịt chúng sanh thì ăn uống không ngon, do đó nghiệp thích ăn thịt chúng sanh vẫn còn nên tương ưng với thịt chúng sanh mà tái sanh làm chúng sanh, một nghiệp lực như vậy có thể sanh ra làm trăm muôn con vật để rồi tiếp tục sanh tử theo nghiệp của nó, vay trả trả vay, còn những nghiệp lực thiện cũng tiếp tục tái sanh làm người, một nghiệp lực thiện có thể sanh ra nhiều người tùy theo môi trường sống của hành tinh, tức là môi trường nhân quả trên quả địa cầu này.
Mặc dù họ không biết họ là ai trong kiếp kế, nhưng nghiệp lực thiện ác của họ luôn luôn tiếp tục tái sanh luân hồi làm mọi thân chúng sanh khi cuộc sống hiện tại họ đã giết hại chúng sanh như thế nào thì họ phải vay trả như thế nấy. Làm thân chúng sanh chỉ biết khổ đau mà không biết cách thoát khổ, nghĩa là làm thân chúng sanh không biết thiện ác, chúng làm theo bản năng tự nhiên của chúng để bảo vệ sự sống, vì thế chúng phải chịu khổ vô vàn trong vô lượng ngàn muôn kiếp.