Miếng ăn của người Việt!

Một là, học để làm quan: Người sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền "đi học cốt để làm quan", cha truyền con nối, trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép học phép thi đổi ra cách mới, mà người đi học vẫn ôm cái hy vọng làm quan chủ chốt.

Hai là, làm quan ăn lót: Làm quan... cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi riêng, thói ăn của dân cho là cái quyền lợi tự nhiên mình được hưởng, tập dữ tính thành(1) không ai cho là điều quái lạ hồ thẹn:

Ba là, a dua người quyền quý. Ngu dốt mà cũng tán rằng thông minh, bạo ngược mà cũng tán rằng nhân đức. .. bất cứ việc gì người ra thế nào, đã là quyền quý thì cứ nhắm mắt tán dương.

Bốn là, trọng xác thịt(2): Ngoài sự ăn sung mặc sướng ở yên ra, gần như không có tư tưởng gì nữa. Đối với kẻ khác cũng lấy cái mục đích đó mà xem xét Nghĩa là không hỏi nhân cách thế nào, mà chỉ thấy ăn mặc xa hoa, lầu cao nhà lớn thì sinh lòng hâm mộ, dầu có hại nòi nát giống, mà đạt được mục đích thì cũng không từ.

(1) làm quen mãi rồi thành ra một thuộc tính tự nhiên.
(2) tức là trọng vật chất.
Thói tục di truyền- Huỳnh Thúc Kháng, Báo Tiếng dân, năm 1929
…..
Phương tây có câu ngạn ngữ "One should eat to live not live to eat", còn dân Việt Nam thì hay nói "trong con người có 2 phần, phần con và phần người". Thực ra 2 câu này nó cũng khá gần nghĩa.

Ăn để sống (eat to live) là nói về phần người, tức cuộc sống là quan trọng, cái ăn, hay nói rộng ra thì tiền bạc vật chất là những hỗ trợ, là công cụ cho cuộc sống. Còn sống để ăn (live to eat) là nói về phần con vật, tức xem miếng ăn là quan trọng nhất, nói rộng ra là cuộc sống chỉ để phục vụ cho sự tìm kiếm của cải vật chất. Con người làm nô lệ vật chất.

"One should eat to live not live to eat" là một câu triết lý. Mang triết lý giáo dục nhân bản. Nhìn Âu Châu ngày nay ta thấy họ sống rất có ý nghĩa, xem trọng trải nghiệm, đào tạo ra con người ý thức tự lập sớm để đóng góp cho xã hội. Của cải ít thì trang trải cho những trải nghiệm đó đây, nhiều quá thì hiến cho từ thiện tạo phúc lợi cho kẻ kém may mắn. Nhìn Bill Gates, Warren Buffet thì thấy ngay quan điểm sống nhân bản trong họ. Triết lý giáo dục nhân bản, lấy cuộc sống làm trọng, vật chất là công cụ. Kết quả, họ có cả hai, chất lượng cuộc sống cao nhờ của cải vật chất dồi dào và xã hội lương thiện.

Nếu nói xã hội Phương Tây xem "eat to live", thì ngược lại, Việt Nam đang xem cái ăn làm trọng. Trong xã hội Việt Nam, vật chất và danh vọng trong xã hội này là không thể tách rời, nên tham quyền cũng là tham miếng ăn. Khi miếng ăn là mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời, lòng trắc ẩn bị đánh mất, đạo đức bị dẹp qua một bên và thậm chí quên cả tính mạng mình. Nạn hôi của khi xe hàng bị lật, nạn hại người để kiếm lời bằng hành vi tẩm thuốc độc vào thực phẩm, hay chuyện trộm cướp cũng miếng ăn mà ra cả.

Thậm chí chuyện thuốc nhau ở thượng tầng chính trị dẫn đến cái chết của các quan chức cấp cao cũng giành ăn chứ gì? Những quan chức quyền cao tham đến độ, bị bệnh nghiêm trọng cũng ém bệnh để giữ ghế, khi đợt ăn chia đại hội đảng qua đi thì lại lăn đùng ra chết vv... Hay già khú đế nhưng tham quyền cố vị cũng là một dạng tham ăn.

Như vậy ta thấy gì? Dân Việt từ thượng tầng chính trị đến hạ tầng bình dân đều xem miếng ăn làm trọng. Kết quả, miếng ăn không đủ và cuộc sống chất lượng vô cùng thấp, rõ ràng xã hội xem trọng miếng ăn, thì họ mất cả hai.

Người ta nói "miếng ăn là miếng nhục" quả không sai. Giáo dục đóng vai trò thiết lập đạo đức xã hội. Khi xã hội đã vứt bỏ đạo đức trọng miếng ăn thì xem như giáo dục đã lệch đường với lộ trình tiến lên văn minh. "miếng ăn là miếng nhục" nên dân tộc này luôn mang nỗi nhục khi ra tiếp cận thế giới. Đau lắm, nhưng đó là sự thật.

“Không thực sao vực được đạo”, là chân lý hay nô lệ tính?

Đa số chúng ta mới khôn vặt, khôn trốn việc, khôn láu cá ăn người, chứ không phải cái khôn ngoan di sơn đảo hải như người Việt mong muốn và ao ước “có cứng mới đứng đầu gió”, trái lại đa số chúng ta chỉ muốn làm cỏ giả để tìm nơi khuất gió.

Cái khôn ranh chỉ là bản năng sống rình mồi kiếm ăn của các loài thú. Chỉ có cái khôn của hiểu biết mới biến con người thành công trình sư cho số phận của mình

Người dân Việt Nam từ xưa đến nay, đại đa số vẫn chỉ ưu tư đến vấn đề vật chất kinh tế bản thân, thường hay dùng cái lý luận “miếng cơm manh áo, không thực sao vực được đạo” hầu trí thức thì trùm chăn ngâm thơ đối nguyệt, cách ly trần thế, để vô tâm với nền chính trị quốc gia với tư tưởng “không làm chính trị”.

Nắm ngay cái dân trí “nô lệ miếng ăn”, những tay độc tài tiếp tục mị dân bằng cách “canh tân kinh tế”, WTO, APEC PNTR phát triển kinh tế v.v như là những mục tiêu “giá trị” để đạt đến chứ không phải là đấu tranh theo tính Dân Chủ.

Một dân tộc mà chỉ nghĩ đến “Cơm no áo ấm”, mục tiêu tối thượng chỉ là “Cơm No Áo Ấm” thì suốt đời chỉ làm nô lệ. Và lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng bất kỳ xã hội nào mà người dân, giới đầu bảng xã hội, không suy tư vượt qua được “Cơm No Áo Ấm” thì luôn luôn bị lợi dụng, bịp bợm và bị cai trị. Độc tài, phong kiến luôn luôn hứa hẹn “cơm no áo ấm”. Đế quốc thực dân đến cũng hứa hẹn đem “Cơm no áo ấm” “tiến bộ kinh tế vật chất” đến cho người bị trị.

Cuộc khởi nghĩa phản kháng ngàn năm giặc Tàu, Hai Bà Trưng, Mai Hắc Để, Đinh Bộ Lĩnh. Họ nghèo đói, dân Nam mãi chỉ mơ bát cơm đầy nên mãi cặm cụi đóng thuế, lên rừng xuống bể để kiềm đồ triều cống để có “bát cơm”. Tuy nhiên chính những anh hùng dân tộc đã ý thức nguyên nhân sâu xa then chốt của nghèo đói, lạc hậu, cùng khổ, đó là sự vắng bóng của giá trị quyền con người: Tự Do, Dân Chủ, và Bình Đẳng… của Dân Tộc, như Nam quốc Sơn Hà.. của Ngài Lý Thường Kiệt cũng nói lên ý nghĩa “có tự do, dân chủ, bình đẳng, người dân không chỉ có khả năng tự tạo của cải để có “cơm no áo ấm” cho bản thân xác thịt, mà trên hết, quan yếu hơn, là tự xây dựng, chọn lựa những món ăn tinh thần, tự làm chủ cuộc đời của mình, để xứng đáng sống như là một Con Người Tự Do”. [Trần Trọng Kim, VNSL]

Đã có rất nhiều dân tộc như Tây Âu, Bắc Âu, Nhât Bản, Nam Hàn v.v họ cũng đã từng nghèo túng nhưng đã vượt qua cái nô lệ vật chất, chỉ vì cái dân trí của học ý thức “Eat to Live Not Live To Eat” (Ăn Để Sống, không phải Sống Để Ăn) qua câu nói của Moliere, ý nghĩa này đã được Antoine de Sainy Exupery (1900-1944) văn hào nước Pháp, diễn đạt trong câu nói “I know but one freedom, that is Freedom of the mind” (Tôi biết Nhưng chỉ một Tự Do, đó là Tự Do của Tinh Thần/Tư Duy), từ ý thức đó, nhiều dân tộc đã dám mơ và vượt qua giấc mơ “Kinh Tế Cơm Áo” để tranh đấu cho được sự tự do và dân chủ. Làm chủ quyền tác tạo ra nhà nước, chính phủ, và quyền tự do ngôn luận báo chí kiểm soát nhà nước, chính phủ.

Trong khi những dân tộc khác còn lại, chỉ vì cứ lẩn quẩn nghĩ đến và mơ đến “kinh tế cơm no áo ấm” vẫn cứ sống đời nô lệ. Hết nô lệ cho ngoại bang thực dân, rồi lại bị những tên độc tài, những đảng toàn trị đè đầu nô lệ hoá cả một dân tộc. Dù sau hơn 40 năm “phát triển” nhưng chỉ là cái “từ bo bo độn khoai đi đến bát cơm” nhưng vẫn không thể hưởng trọn vẹn cái “cơm no áo ấm” của đời sống như một Con Người Tự Do đúng nghĩa của Tự Do.

Vì không có tự do dân chủ, cái “kinh tế vật chất” này mãi luôn bị đe dọa bấp bênh bởi kẻ cai trị độc quyền. Thế lực cai trị khi đã có cái Quyền “ban cho”, thì nó cũng có cái quyền lực cướp đi được khi Kẻ Cầm quyền  nó không vui, hay kẻ bị trị không làm theo “Quy Định Hiến Pháp Cá nhân” của kẻ thống trị.

Nhìn lại VN hôm nay, nghe tin RFA, VOA những ước mơ của người dân chậm tiến chỉ là kinh tế do WTO và APEC ban phát, mong chờ ngoại quốc và đảng cầm quyền bố thí đặc ân, CHO “Cơm no áo ấm” nhưng cúi gằm mặt thấp thỏm không biết giữ được hưởng được đền lúc nào sẽ bị nhà nước cướp mất đi. Có được “Cơm no áo ấm” bằng miệng mép, đầu gối, thì họ cũng phải giữ “áo ấm cơm no” bằng miệng mép đầu gối, luồn cúi, nhẫn nhục, ngay cả tàn hại đồng loại để có miếng ăn, giữ quyền lợi. Và đây, nó chính là hiện trạng của Việt Nam hôm nay.

Lợi dụng vào tình trạng dân trí lạc hậu này, Đảng cầm quyền đã tận dụng tất cả thế thượng phong toàn diện của nó để vừa đánh vừa xoa. Vừa tiêu diệt bất kỳ tiềm năng đối lập nào “trực tiếp vận động dân chúng”, đồng thời Đảng cầm quyền  cũng không quên những âm mưu tuyên truyền tô vẽ củng cố giấc mơ “Kinh Tế Đổi Mới WTO và APEC” trong não trạng xã hội VN, bằng những lập luận cho rằng đời sống nhân dân đã được Đảng và Nhà Nước “cải thiện chuyển giao” đi từ “Chiến Tranh đói nghèo, ăn độn bo bo,” và nay đã có bát cơm, có truyền hình, điện thoại, có xe, có vi tính, có khách nước ngoài vào v.v

Dân Trí của một dân tộc hôm nay, mãi bị gò bó và nô lệ trong cái khuôn của XHCN; lẩn quẩn với hào quang “Thánh Hồ, Điện Biên Phủ, Lê Văn Tám, đánh Pháp diệt Mỹ v.v”, do tuyên truyền lừa bịp; rồi pháp luật/quy định XHCN hiện tại chỉ đem cho dân VN nổi sợ, sợ đủ thứ. Dân Trí bị đưa đến một nhân cách hèn mạt, một thứ “xác chết” không biết nổi giận, khi bị chà đạp khinh bỉ; không biết thét ra khỏi lồng ngực mình sự uất nhục, khi bị áp chế bóc lột khổ đau; thì dân tộc ấy sẽ chết lần mòn trong nô lệ tư tưởng vong thân.

Ngày hôm nay Việt Nam đang khắc khoải với căn bệnh “Chất Xám Chảy Máu” Từ trong ra ngoài, đi đâu cũng nghe từ cửa "đứa khoa bảng", thì hãy cùng dâng đề thư và chờ đợi theo quy định, một số “dân chủ tự cung” thay vì vận động dân trí phản kháng, thì những kẻ đó chỉ biết đặt hy vọng vào “ngoại lực đợi đèn xanh của ngoại quốc” mong chờ ngoại bang dùng quyền lực đế quốc để ban phát cho VN cái tự do, v.v mà bất chấp sự kiện CPC xoá tên VC mặc dù hồ sơ tội ác của Đảng cầm quyền  ngày càng chất chồng, đã cho thấy ngoại quốc chỉ vì quyền lợi của ngoại quốc, và dân chủ hoá chỉ có thể đổi lại khi dân trí đất nước được khơi dậy, chứ không phải là do van xin, khóc lóc theo quy định XHCN hay tiêu chuẩn đèn xanh của ngoại quốc.

Có nghĩa là phải đấu tranh khai mở dân trí, bằng sự thật, sòng phẳng với sự thật, để dẫn chứng cụ thể về những khái niệm dân chủ, tự do, định chế chính trị dân chủ tự do chân chính; những ý niệm làm chủ thật sự của người công dân, và một ý niệm đúng đắn về một xã hội thật sự có dân chủ, nhân quyền và nhân bản, bằng chính thể hiện trong sinh hoạt của họ, bằng bằng chứng lịch sử sòng phẳng- chứ không thể là chỉ biết nói cho Quốc Tế Nghe mà dân Nam mãi bặt Tin Ù Lì, hay hư cấu lương tâm Hoa Kỳ và LHQ để làm nền tảng của đấu tranh đề áp đặt người khác phải đấu tranh theo đơn đặt hàng; hoặc tưởng tượng và ôm lấy cái bong ma của Thánh Hồ để làm nền tảng “mơ ước” thức tỉnh với đảng Đảng cầm quyền hiện tại. Để rồi lại phi dân chủ tính v.v Tất cả như vậy đều mang tính phi dân chủ, mâu thuẫn, và gian trá, bịp bợm.

Vì chỉ có Sự Thật và Tự Do Thông Tin (không theo đơn đặt hàng) mới khai mở dân trí, lôi kéo quần chúng Việt Nam ra khỏi mạng lưới thông tin tuyên truyền chằng chịt hư cấu, bịp bợm, nỗ lực “đánh bong thành quả tưởng tượng của đảng Đảng cầm quyền ”. Và chính bản thân mỗi người dân chủ cần phải thực thi dân chủ tính, lắng nghe và tôn trọng tiếng nói dù là phê bình/ bình luận trong sự dẫn chứng và hợp lý. Có thực thi dân chủ tính thì mới biết đấu tranh cho dân chủ hoá VN.
THM (st/hc)
Previous Post
Next Post