Thông suốt những gì cần thông suốt

Định Vô Lậu là một danh từ nếu chúng ta chỉ dùng danh từ để quán xét và nói suông thì chẳng có nghĩa gì là vô lậu. Nói vô lậu tức là nói không còn đau khổ, nói không còn đau khổ tức là nói không còn chướng ngại pháp trong tâm, nói chướng ngại pháp trong tâm tức là nói ác pháp.

Do đó, đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp” là để thoát khổ, nếu người không có nhiệt tâm ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp thì khó mà giải thoát được.

Bởi, nhiệt tâm là một việc làm tích cực hết sức của một người quyết chí đi tìm đường giải thoát, nếu người quyết chí đi tìm đường giải thoát mà không có nhiệt tâm thì sự tu hành cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi.

Muốn bỏ một điều ác nào, thì chúng ta phải thông suốt điều ác ấy. Vậy, phải thông suốt như thế nào?

- Thứ nhất, là phải thông suốt lý nhân quả thiện và ác.

- Thứ hai, là phải thông suốt lý duyên hợp.

- Thứ ba, là phải thông suốt lý các pháp vô thường, khổ, vô ngã.

- Thứ tư, phải thông suốt Bát Chánh Đạo, tức là tám lớp tu tập để được giải thoát như:

Lớp 1: Chánh Kiến.

Lớp 2: Chánh Tư Duy.

Lớp 3: Chánh Ngữ.

Lớp 4: Chánh Nghiệp.

Lớp 5: Chánh Mạng.

Lớp 6: Chánh Tinh Tấn.

Lớp 7: Chánh Niệm.

Lớp 8: Chánh Định.

- Thứ năm, phải thông suốt ba lậu như: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

- Thứ sáu, phải thông suốt Ngũ triền cái và Thất kiết sử.

- Thứ bảy, phải thông suốt Năm hạ phần kiết sử và Năm thượng phần kiết sử.

- Thứ tám, phải thông suốt Thập thiện và Thập ác.

- Thứ chín, phải thông suốt bốn loại định: Định Sáng Suốt, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác.

- Thứ mười, phải thông suốt Tứ Thánh Định.

- Thứ mười một, phải thông suốt pháp Như lý tác ý và pháp Tác ý.

- Thứ mười hai, phải thông suốt phóng tâm và phóng dật.

Trong khi đã thông suốt 12 pháp môn này, mà thiếu nhiệt tâm dứt bỏ tu hành thì trở thành một vị giảng sư, vị giảng sư là người nói được, chứ không làm được, người nói được mà chưa làm được là người nói láo. Người nói láo bằng thuyết giảng là người lừa đảo người khác bằng kinh sách.

Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích Đường Về Xứ Phật, T1

*****
P/s: Theo FB của một người bạn.

Phật dạy người tu hành cần phải:

1. Thông suốt những gì cần thông suốt.
2. Dứt bỏ những gì cần dứt bỏ.
3. Trau dồi những gì cần trau dồi.
4. Tu tập những gì cần tu tập.

Vậy thế nào là Thông suốt những gì cần thông suốt? Đến với Phật giáo người tu hành cần phải thông suốt những điều sau đây:

1. Duyên hợp, duyên tan.
2. Vô thường, Khổ, Vô ngã.
3. Nhân quả thiện ác.
4. Nghiệp luân hồi.
5. Tam Minh.
6. Tứ Diệu Đế.
7. Bát Chánh Đạo: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định
8. Thập nhị nhân duyên: Vô minh, Hành, Nghiệp, Danh Sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Hữu, Thủ, Sinh, Lão Tử.
9. Thân Ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
10. Ba Lậu hoặc: Dục lậu (ham muốn), Hữu lậu (sở hữu), Vô minh lậu (thiếu trí tuệ).
11. Ba Thiện hạnh: Thân hành thiện, Khẩu hành thiện, Ý hành thiện.
12. Ngũ triền cái: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi triền cái.
13. Thất kiết sử: Ái, Sân, Kiến, Nghi, Mạn, Hữu tham, Vô minh kiết sử.
14. Năm hạ phần kiết sử: Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Tham, Sân kiết sử.
15. Năm thượng phần kiết sử: Sắc tham, Vô sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh kiết sử.
16. Thập Thiện, Thập Ác: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm… không si mê.
17. Tứ Định: Định vô lậu, Định Chánh niệm tĩnh giác, Định Niệm hơi thở, Định Sáng suốt.
18. Tứ Thánh Định: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền.
19. Tứ Chánh Cần: ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện.
20. Tứ Bất Hoại Tịnh: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới.
21. Tứ Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
22. Tứ Như Ý Túc
23. Tứ Vô Lượng Tâm.
24. Tứ Thánh Quả.
25. Ngũ Căn.
26. Ngũ Lực.
27. Thất Giác Chi (gồm bảy pháp tu tập và bảy năng lực thành tựu).
28. Phóng tâm và phóng dật.
29. Như Lý Tác Ý và Tác ý.

Ngoài ra còn phải thông suốt nhiều vấn đề khác như về:

1. Tăng bảo, gồm Tứ chúng, tức 4 đại diện của Tăng bảo, gồm có:
1- Tỳ kheo tăng,
2- Tỳ kheo ni,
3- Nam cư sĩ,
4- Nữ cư sĩ.
Previous Post
Next Post