George Kelly – Thuyết cấu trúc tâm thức cá nhân

George Kelly
1. Dẫn nhập

George Kelly đang dạy môn tâm lý tại trường đại học Tiểu bang Kansas. Ở Fort Hays vào thời điểm Hoa Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Ông đã cảm thông được với nỗi đau khổ của những người nông dân vùng Trung Tây Kansas và đã quyết định làm một cái gì đó có ý nghĩa nhiều hơn với cuộc đời của mình. Ông bắt đầu xây dựng một phòng khám bệnh phục vụ cho những người dân nghèo ở đây.

Đây là một dịch vụ chẳng đem lại lợi nhuận gì cả. Rất nhiều thân chủ của ông nghèo đến độ chẳng có tiền bạc. Nhiều người không có cả phương tiện để đến với ông, vì thế ông và các học trò của mình phải tìm đến với họ, có khi họ phải mất hàng mấy giờ đồng hồ để đi thăm bệnh nhân.

Ban đầu, Kelly sử dụng tiêu chuẩn huấn luyện của phái Freudian mà tất cả các tiến sĩ tâm lý đều được trải qua trong thời kỳ đó. Ông đã có những thân chủ nằm trên ghế sôpha, liên tưởng tự do và kể cho ông nghe về những giấc mơ của họ. Khi ông phát hiện ra sự phản ứng ngược lại của các thân chủ về những biểu tượng tính dục và những nhu cầu gây hấn, ông liền kiên nhẫn giải thích cho họ về những luận điểm của ông. Thật bất ngờ khi ông nhận ra những người dân bình dị này có thể hiểu được những vấn đề của họ. Cuối cùng ông nhận ra rằng họ hiểu ra những điều sâu xa mà ông đã cắt nghĩa chỉ đơn giản vì họ tin tưởng tuyệt đối vào chuyên môn của ông. Dù sao ông cũng là một tiến sĩ (!).

Ngay chính Kelly còn ngờ vực về những cắt nghĩa của mình trong học thuyết của phái Freudian, nhất là những điều trong học thuyết thật khó áp dụng vào trình độ đời sống của những người nông dân hiền lành nơi đây. Theo thời gian, ông phát hiện ra những giải thích của mình không còn chính thống với tư tưởng ban đầu của Freud mà đang dần dần trở thành những lời giải thích nhào nặn. Các thân chủ của ông vẫn chăm chú lắng nghe như trước đó. Họ tin vào ông và kết quả trị liệu tuy chậm nhưng ổn định.

Cuối cùng ông nhận ra những con người bình dân ấy thật ra chỉ cần nghe những giải thích về những vấn đề khó khăn của mình và họ cần đến những giải thích ấy một cách đơn giản. Họ bằng lòng khi nhìn thấy tình trạng hỗn độn của họ được sắp xếp một cách có trật tự. Kết luận là bất cứ giải thích nào đem lại ổn định trật tự từ một người có học vị là họ tin cậy. Họ vui vẻ đón nhận những gì ông giải thích. Nhất là những giải thích của ông– đem lại hợp lý gần gũi với văn hóa và môi trường họ đang sống.

Từ những khám phá này, Kelly đã xây dựng học thuyết và triết lý sống của mình. Triết lý sống ấy ông đặt tên là quá trình thay đổi để xây dựng với quan niệm cho rằng đời sống là một thực tế. Thực tế này được những cá nhân trải nghiệm một cách khác nhau qua những cấu trúc tâm thức riêng của họ.

Ông cho rằng mọi người có những cấu trúc tâm thức về thực tế rất khác nhau. Hai thế hệ khác nhau (già và trẻ) sẽ có những hệ cấu trúc tâm thức rất khác nhau. Các em bé cũng có một hệ cấu trúc. Ngay cả những người bệnh tâm thần cũng sẽ có cấu trúc tâm thức rất riêng của họ.

Ý thức của chúng ta về sự khác biệt giữa các hệ cấu trúc tâm thức là có thực. Nhiều người có xu hướng tin rằng hệ cấu trúc của họ sẽ tốt hơn hệ cấu trúc của người khác. Chúng ta thường có khuynh hướng so sánh hệ cấu trúc tâm thức của mình với những người xung quanh. Chúng ta còn đối xử phân biệt uy tín của những hệ cấu trúc tâm thức khác nhau. Ví dụ khi có một vấn đề về sức khỏe, ta sẽ nghe theo lời khuyên của bác sĩ ngay chứ không thể nghe theo lời khuyên của một bác nông dân.

Theo Kelly thì chẳng ai có một hệ cấu trúc tâm thức hoàn thiện vì thế giới chúng ta đang sống quá phức tạp, quá rộng lớn để cho một cá nhân có thể dung nạp trọn vẹn và rồi có một cái nhìn hoàn hảo. Vì hệ cấu trúc tâm thức của mọi người không hoàn toàn đóng cửa, nên mỗi một cách nhìn là một lối tiếp cận về một thực tế đặc trưng với những hệ giá trị tư duy của người đó, mang đậm tính năng tức thời tại một nơi chốn vào một thời điểm nhất định.

Theo Kelly, chúng ta không có một con số hạn định những cấu trúc tâm thức để chúng ta trang bị cho mình. Vì thế ta sẽ thay đổi một lăng kính không phù hợp bằng một lăng kính khác. Ví dụ như người cận thị, anh ta sẽ chọn cho mình một mắt kiếng nhìn rõ nhất nếu anh ta có được những cơ hội lựa chọn ấy.

2. Tiểu sử của George Kelly

George Kelly sinh ngày 28 Tháng 4 năm 1905 trong một gia đình nông dân gần thị trấn Pert, tiểu bang Kansas. Ông là con một của Theodore và Elfleda Kelly. Cha ông ban đầu là một mục sư đạo Tin Lành, người đã bán đất vườn để giúp con trai thực hiện việc mở phòng mạch của mình. Mẹ ông từng làm giáo viên.

Trường học của George khi ông còn bé đã rất rối ren. Gia đình ông di chuyển bằng mót chiếc xe ngựa có mái che đến Tiểu bang Colorado để ông có một môi trường giáo dục tốt hơn. Nhưng sau đó cả nhà buộc phải dọn về quê cũ vì hạn hán ở Colorado. Kể từ đó ông đi học ở những trường học nơi mọi trình độ được dạy chung trong một căn phòng. May mắn là cả bố lần mẹ của ông đều quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của con trai. Năm cậu bé 13 tuổi, cậu được gửi đi trường nội trú ở Wichita.

Học xong cấp 3, Kelly là một ví dụ cho người thấy cái gì cũng thích và không hề có bất cứ một định hướng nào. Ông tốt nghiệp cử nhân vật lý và toán từ trường Đại học Park năm 1926. Sau đó ông tốt nghiệp thạc sĩ xã hội học tại trường Đại học Tiểu bang Kansas. Rồi ông dọn đến Minnesota và bắt đầu dạy môn Thuyết trình công cộng cho những người làm công tác công đoàn lao động, những người làm việc ở ngân hàng và các lớp luyện thi vào quốc tịch Hoa Kỳ, dành cho người di dân đến Hoa Kỳ.

Sau đó ông dọn đến Sheldon, Tiểu bang Iowa, tại đó ông dạy và huấn luyện kịch nghệ ở một trường Đại học Cộng Đồng và gặp người vợ tương lai của mình là Gladys Thompson. Sau một thời gian làm việc với hợp đồng ngắn hạn, ông nhận được một chân giảng dạy tại Đại học Edinburgh và nhận được bằng cử nhân giáo dục Tâm lý. Năm 1931, ông nhận bằng tiến sĩ từ trường Đại học Tiểu bang Iowa.

Rồi khủng hoảng kinh tế xảy ra, ông làm việc với trường Đại học Tiểu bang KansasFort Hays. Tại đây ông xây dựng học thuyết và kỹ năng lâm sàng của mình. Trong thời gian Chiến tranh thế giới II, Kelly phục vụ trong quân đội như một chuyên gia tâm lý cho Hải quân, sau đó ông giảng dạy tại trường Đại học Maryland.

Năm 1946, ông rời Maryland rồi đến trường đại học Tiểu bang Ohio, đúng lúc Carl Roger rời trường này. Kelly trở thành người điều khiển chương trình Tâm lý lâm sàng ở đây. Tại đây học thuyết của ông bắt đầu chín mùi khi ông viết một bộ sách gồm 2 tập, có tên Tâm Lý Cấu Trúc Cá Nhân. Trong thời gian giảng dạy ở đây, ông đã có nhiều ảnh hưởng lớn đến một số lớn những sinh viên hậu đại học.

Năm 1965, ông bắt đầu nhận một vị trí nghiên cứu tại đại học Brandeis, nơi Maslow đang làm việc. Thật buồn, ông đã qua đời sau đó không lâu vào ngày 6 tháng 3 năm 1967.

3. Học thuyết của Kelly

Học thuyết của Kelly bắt đầu bằng khái niệm ông gọi là sự ẩn dụ hiệu quả. Ông nhận ra rằng các nhà khoa học và các nhà trị liệu thời ấy thường có những thái độ rất xa lạ dị biệt về người khác. Họ xem nhẹ và coi thường thân chủ của mình. Họ thường cho rằng mình có địa vị cao hơn và đáng được nhận những đối xử phân biệt thứ bậc như thế. Họ coi những người bình dân là nạn nhân của năng lượng tính dục. Song Kelly với kinh nghiệm ở Kansas và các học trò của mình khi làm việc với những nông dân bình dị đã tin rằng người bình thường là những người có khát khao kiến thức khoa học. Ít nhất là họ đã cố gắng muốn tìm hiểu những vấn đề của mình qua lăng kính khoa học.

Vì thế những con người bình thường cũng giống như những nhà khoa học. Họ có những cấu trúc tâm thức về thế giới thực tế họ đang sống, giống như các nhà khoa học có những học thuyết cho riêng mình. Họ là những con người bình thường có những tham gia và những kỳ vọng như các nhà khoa học có những giả thuyết riêng. Họ nhập cuộc và thể nghiệm những kỳ vọng ấy, giống như các nhà khoa học đang làm thí nghiệm. Họ có tiến bộ trong cách nhìn mới về thế giới thực tế của mình dựa vào kinh nghiệm, giống như các nhà khoa học thay đổi học thuyết của mình để phù hợp với những dữ kiện thực tế. Từ sự so sánh ẩn dụ này đã nảy sinh ra toàn bộ học thuyết của Kelly.

4. Nhận định cơ bản

Kelly tổ chức học thuyết của ông qua khái niệm nhận định cơ bản và 11 quy luật hiển nhiên. Nhận định cơ bản của ông phát biểu rằng: Những quá trình hình thành cấu trúc tâm thức diễn ra bên trong một cá nhân luôn được phân kênh trên bình diện tâm lý bằng nhiều cách. Trong đó họ sẽ tiếp cận và xử lý những sự kiện trong cuộc sống bởi những kênh tâm lý phù hợp nhất. Đây là phong trào trung tâm – những thao tác khoa học – đi từ giả thuyết đến những thí nghiệm quan sát, tương tự như nhập cuộc tham gia vào vấn đề để sau đó rút kinh nghiệm và xây dựng nên những hành vi xử lý phù hợp.

Khi bàn về những quá trình hình thành cấu trúc tâm thức bên trong của một cá nhân, Kelly muốn nói đến những kinh nghiệm, tư tưởng, cảm giác, hành vi, và tất cả những phạm tâm lý trù khác. Những phạm trù này được cá nhân quyết định, hoàn toàn không phải từ thực tế ngoài kia, nhưng là từ những cố gắng nhập cuộc vào đời sống, liên đới với những người khác, với chính bản thân họ, liên tục trong đời sống của họ.

Ví dụ, khi nghe tiếng kêu chói tai dưới sân, ta nhìn ra ngoài cửa sổ xem chuyện gì xảy ra. Tất nhiên trong hệ cấu trúc tâm thức chúng ta đã có những dự đoán đây là: một con chim, một con mèo, hay một đứa trẻ, hoàn toàn không phải là chiếc xe tăng. Nhưng nếu đặt giả sử ta nhìn thấy một con đại bàng. Có lẽ ấn tượng ban dầu không thể tin được. Ở đây làm gì có đại bàng. Thế là ta sẽ vận dụng tất cả cách kênh thông tin để xử lý điều lạ ấy, và cuối cùng ta vuột miệng: Ô! Một con đại bàng. Thế là lần sau, khi nghe tiếng kêu chói tai, ta sẽ nhìn ra cửa sổ, và lần này trong phỏng đoán của ta sẽ có cả hình ảnh một con đại bàng, bên cạnh một con mèo, một con chim, hay một em bé.

5. Hệ cấu trúc hiển nhiên

Theo Kelly, một cá nhân đánh giá một sự kiện bằng cách lý giải những kinh nghiệm của chính họ. Điều này có nghĩa là ta xây dựng quá trình lý giải các sự kiện bằng cách dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ. Theo ông, con người là một sinh thể có tính bảo thủ, chúng ta mong đợi các sự kiện xảy ra như đã từng xảy ra trong quá khứ. Chúng ta luôn đi tìm những xu hướng có tính nhất quán với những kinh nghiệm cũ của chúng ta. Nếu ta vặn đồng hồ báo thức ta mong chúng sẽ reo đúng lúc. Ta kỳ vọng vào ngày sinh nhật của mình sẽ được người thân và bạn bè tặng quà…

Đây là bước đi từ học thuyết đến giả thuyết, giống như từ hệ thống cấu trúc (kiến thức và trí hiểu) đến với quá trình hành động nhập cuộc.

6. Kinh nghiệm hiển nhiên

Theo Kelly, hệ thống cấu trúc tâm thức của một cá nhân thay đổi khi họ luôn luôn giải thích những kinh nghiệm liên quan đến các sự kiện. Khi các sự kiện xảy ra không đúng với những gì ta kỳ vọng, chúng ta phải thích nghi, phải tái thiết lại hệ cấu trúc. Kinh nghiệm mới mẻ này sẽ thay đổi cách ta tiếp cận với các sự kiện trong tương lai. Nói khác đi, chúng ta vừa học được một điều mới mẻ.

Đây là một biến chuyển từ thí nghiệm và quan sát sang đánh giá hay còn gọi là tái thiết lại hệ cấu trúc. Dựa vào nhiều kết quả từ thí nghiệm, đó là những hành vi chúng ta nhập cuộc hay nhiều quan sát mà những kinh nghiệm mới chúng ta có được. Kết quả sẽ là một niềm tin mới được ghi lại trong hệ thống tâm thức thực tế. Sau đó chúng ta sẽ thay đổi hệ thống tâm thức cũ cho phù hợp với tình hình thực tế. Và đây Kelly gọi là kinh nghiệm hiển nhiên.

7. Cấu trúc lưỡng cực hiển nhiên

Theo Kelly, hệ thống cấu trúc của một cá nhân được kết hợp từ vô số những cấu trúc có hai thái cực hiện diện cùng một lúc. Chúng ta lưu trữ kinh nghiệm của chúng ta dưới những hình thái cấu trúc, vốn được ông coi là những khái niệm có ích. Đây là những khung tiểu thuyết tiện nghi và những tờ giấy mẫu can trong suốt. Chúng ta đặt những tờ giấy can này lên cuộc sống để điều chỉnh những hành vi của chúng ta. Ông thường gọi chúng là những cấu trúc cá nhân, tập trung vào mấu chốt rằng đấy là hệ cấu trúc rất riêng của một cá nhân.

Ông sử dụng hiện tượng cấu trúc lưỡng cực hiển nhiên để nhấn mạnh đến tính năng hai thái cực đối nghịch, cho phép chúng ta so sánh giữa hai đại lượng đối nhau như: gầy và mập, xấu và tốt, giả và thật, cao và thấp. Nếu không có sự hiện diện của hai thái cực, một cực kia sẽ trở thành vô nghĩa. Ai cũng giàu có và không có người nghèo, giá trị giàu và nghèo tự nhiên sẽ không còn tồn tại nữa.

Đây là cách nhìn vào cuộc sống đã có từ lâu triết lý sống của Trung Hoa cổ đã có khái niệm âm dương gồm hai thái cực đối nghịch tạo nên một tổng thể. Gần đây hơn, Carl Jung đã nói về vấn đề này khá nhiều. Các nhà ngôn ngữ học và các nhà nhân chủng học chấp nhận điều này và coi đó là một phần của ngôn ngữ và văn hóa (đồng nghĩa và phản nghĩa).

Một số nhà tâm lý, nhất là nhóm thuộc phái Tâm Lý Tổng Thể đã chỉ ra rằng chúng ta không nên tách rời các sự kiện trong cuộc sống, vốn luôn luôn có những quan hệ hữu cơ rất thực. Đầu tiên, ta có thể nhìn thấy nhiều điểm khác biệt cùng tồn tại trong một tổng thể. Rồi chúng ta bắt đầu học hỏi chọn lọc những điểm có ý nghĩa, quan trọng tạo ra những nét riêng có ý nghĩa đối với chúng ta. Ví dụ, các em bé chẳng quan tâm đến chuyện béo gầy, da trắng hay da đen, giàu nghèo, cao thấp, xấu đẹp… cho đến khi người lớn quảng bá những thành kiến và các em bắt đầu nhận ra những giá trị khác biệt ấy.

Nhiều hệ cấu trúc lưỡng cực có thể lưu trữ và truy cập một cách dễ dàng qua những cặp tên gọi như: tốt–xấu, vui–buồn, hướng nội– hướng ngoại…, nhưng chúng ta thật sự không cần đến những định nghĩa cố định này. Kelly cho rằng các cặp tên của những thái cực này có thể được đặt lại. Chẳng hạn như thú vật có 2 thái cực về thức ăn: ăn được và không ăn được. Thú vật không có khái niệm ngon và dở. Hoặc ở trẻ em, các em chỉ có 2 thái cực về người đàn bà mà em gặp: Đây là mẹ của em hay người đàn bà lạ. Em không nhìn xa hơn là mẹ thì gầy – còn bác kia thì béo.

Rất nhiều hệ cấu trúc tâm thức bên trong chúng ta không thể truy cập qua ngả ngôn ngữ. Nhiều hành vi của chúng ta không hề có tên gọi. Trong cuộc sống có rất nhiều hành vi chúng ta biết rõ chúng tồn tại nhưng không thể đặt tên cho chúng. Ví dụ như hệ thống tiêu hóa của con người, có biết bao nhiêu tên gọi cho từng bộ phận một nhưng chúng ta chỉ biết đến một số nhỏ như: răng, miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Hoặc là chúng ta yêu, cảm nhận được tình yêu nhưng không giải thích được.

Đây là cách Kelly liên hệ đến cõi vô thức: những hệ cấu trúc khó truy cập và không có tên gọi, tuy chúng không được nhìn thấy nhưng có những ảnh hưởng nhất định đối với chúng ta. Đối nghịch với cõi vô thức: là những hệ cấu trúc có thể truy cập được và có tên gọi. Chúng ta có thể đem chúng ra sử dụng trong giao tiếp với người khác và để liên hệ với chính mình.

Đôi lúc, theo Kelly, con người không sử dụng hệ cấu trúc tâm thức có tên gọi vì chúng ta muốn áp dụng một thái cực thành kiến trong tâm thức của chúng ta. Ví dụ khi ta nói: Cuộc đời không có người xấu chỉ có người không biết làm mình đẹp. Đây là một hình thức biện chứng và Kelly tin rằng ta đang vùi chôn một thái cực - một hành vi tương tự quá trình cơ chế tự vệ dồn nén. Với những cá nhân này, thái cực xấu trên bề mặt ý thức đã trở thành vô nghĩa. Điều này xảy ra vì họ luôn có một hệ cấu trúc tin rằng chỉ có cái đẹp hiện diện. Song, khái niệm xấu vẫn tồn tại trong hệ tâm thức của họ. Và vì thế họ cần đến biện hộ khi diễn đạt. Nói khác đi khái niệm xấu chỉ bị vùi chôn vào tâm thức chứ không hẳn đã biến mất hoàn toàn. Ví dụ, khi đối diện với hai khuôn mặt khác nhau, họ nhất định sẽ không thể tránh khỏi những phản ứng so sánh phân biệt ở một chừng mực tối thiểu nào đó.

Kelly còn phân biệt giữa hai hệ cấu trúc: (1) cấu trúc vòng ngoài và (2) cấu trúc cốt lõi. Cấu trúc vòng ngoài bao gồm hầu hết những cấu trúc về thế giới xung quanh, về người khác, và về những khái niệm thứ yếu liên quan đến những sinh hoạt của chúng ta. Cấu trúc cốt lõi bao gồm những cấu trúc có ý nghĩa quan trọng nhất đối với chúng ta và cũng là những hệ cấu trúc làm nên định nghĩa tuyên ngôn con người của chúng ta. Nếu bạn lấy giấy và viết xuống 10 đến 20 tính từ đầu tiên về cá nhân mình – đây có thể sẽ là hệ cấu trúc cốt lõi của bạn. Cấu trúc cốt lõi được Kelly sử dụng ở đây chính là khái niệm bản thân.

8. Tổ chức hiển nhiên

Theo Kelly, mỗi cá nhân đều trải qua quá trình tiến hóa trên bình diện cá tính, phục vụ họ trong quá trình tham gia vào các sự kiện sinh hoạt một cách tiện nghi nhất. Đây chính là một hệ thống có chức năng nối kết những quan hệ giữa những hệ cấu trúc khác trong đời sống.

Theo Kelly, các hệ cấu trúc trong tâm thức con người không ở trạng thái động. Nếu các hệ cấu trúc trôi nổi tự do, chúng ta sẽ không thể có khả năng sử dụng các đơn vị thông tin để truy cập những đơn vị thông tin khác. Và như thế chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể đánh giá được các sự kiện. Ví dụ, có người giới thiệu với bạn về một món hàng hiệu nhưng giá rất rẻ. Nhờ vào khả năng tổ chức hiển nhiên đúng, bạn sẽ kết gắn những dữ kiện lại. Món hàng rẻ mà tốt, nghe có vẻ khập khiễng hoặc khó thuyết phục, thế là bạn tiếp tục kết gắn các sự kiện tiếp theo. Món hàng rẻ mà tốt, có thể là có người đang muốn lừa bạn. Sau đó bạn sẽ có ý thức cảnh giác.

Nhiều hệ cấu trúc được thiết kế ở bậc thứ cấp nằm bên dưới những hệ cấu trúc khác. Kelly phân biệt ra những hình thái cấu trúc: (1) qua cách phân chia chủng loại theo tuyến dọc, ví dụ như cây cam sẽ nhìn phía dưới cùng của bảng phân loại đi ngược lên như mô hình minh họa dưới đây:

Sinh vật à thực vật à cây có hoa à bí tử à họ trái có axít citric à cây cam…

Đây chỉ là một ví dụ để ta dễ liên tưởng.

Ngoài ra còn có một hình thái cấu trúc thứ cấp thứ (2) gọi là cấu trúc nhóm, được gộp lại theo định nghĩa. Hình thái này liên quan đến những chồng cấu trúc xếp lên nhau với những cột thái cực xếp thành hàng. Trong ví dụ cây cam, chúng ta có những điểm định nghĩa để so sánh với những loại cây khác. Hãy so sánh cây cam với cây mía:

Cam: thân gỗ, lá có gân vòng, thân có gai, hoa có đài, rễ cọc.

Mía: thân mềm, lá gân thẳng, không có gai, hoa không có đài, rễ chùm.

Theo Kelly, đây chính là nền tảng cho những cơ hội thành kiến phân biệt được phát triển. Chẳng hạn ta thường nghĩ về mình tốt bụng, sạch sẽ, thông minh, đạo đức trong khi đó ta thường có xu hướng nhìn người khác không tốt bụng, không sạch sẽ, không thông minh và không được đạo đức lắm.

Nhiều hệ cấu trúc tất nhiên sẽ độc lập với nhau và chỉ liên kết thành tổ chức với những hệ cấu trúc khác. Ví dụ hệ cấu trúc thông tin của chúng ta về chuột và hệ cấu trúc đến từ cây cam sẽ không có sự liên hệ vì đây là đại diện của hai tuyến không có liên hệ so sánh. Một bên là thực vật và một bên là động vật. Tất nhiên cấu trúc con chuột sẽ đi ngược lên qua các hệ cấu trúc khác như: loài gặm nhấm, sinh con, động vật có vú, có xương sống rồi mới đến lớp cấu trúc trên cùng là động vật. Và ở trên thượng tầng ấy, hệ cấu trúc động vật và hệ cấu trúc thực vật lại có liên hệ với nhau qua hệ cấu trúc sinh vật: con chuột và cây mía đều là những sinh vật.

Nhiều hệ cấu trúc có liên hệ rất gần gũi và một cấu trúc khác, sẽ giúp gợi ra những liên hệ với cấu trúc khác. Ví dụ nếu ta sử dụng cấu trúc có những tên gọi tiêu cực hoặc tích cực với một người, ta thường có xu hướng kết luận vội vã từ những hệ cấu trúc có tên gọi được phân biệt về mặt giá trị. Ví dụ khi ta nói nhân vật A thành công, ta nghĩ ngay đến chuyện nhân vật A này là người giỏi.

Tiếp cận với các hiện tượng qua ngả khoa học, chúng ta rất cần đến những cấu trúc chặt chẽ, được gọi là suy nghĩ thật nghiêm túc và đây là điều cần thiết. Ví dụ đọc sách tham khảo bạn phải tập trung nhiều hơn là đọc một tiểu thuyết. Chẳng hạn, ta chỉ dám giao cho một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm mổ quả tim của mình.

Nhưng khoảng cách giữa cấu trúc nghiêm túc và điều kiện thực tế thường rất ngắn và hẹp. Chính vì sự ngắn và hẹp này mà cơ hội cho bệnh lý dễ dàng xảy ra. Ví dụ thường thấy ở những người lo lắng thái quá, họ lên giường nằm sau 5 đến 7 lần kiểm tra tắt bếp ga, khóa trái cửa nhưng vẫn nghĩ mình quên tắt bếp và khóa cửa.

Cũng có lúc liên hệ giữa những cấu trúc trở nên lỏng lẻo, không quá cứng nhắc đến độ tuyệt đối. Hệ cấu trúc lỏng thường uyển chuyển hơn. Và như thế trong hành xử có thể tránh được nguyên tắc cứng nhắc. Chẳng hạn khi đi đến một đất nước khác, ta thường có những định kiến. Nếu có hệ cấu trúc ngắn và hẹp sẽ dẫn đến những kỳ thị. Tuy nhiên với cấu trúc lỏng, ta sẽ ứng xử khách quan và ý thức trên tinh thần biết tôn trọng.

Chúng ta sử dụng cấu trúc lỏng khi thúng ta mơ mộng hay đi vào những vùng tưởng tượng, khi những tiến trình tham gia tiếp cận một đối tượng được giải phóng và những sự kết hợp bất ngờ xảy ra. Ví dụ như khi ta say rượu, ta sẽ trở nên dễ dãi và thả lỏng. Tuy nhiên nếu sử dụng cấu trúc lỏng quá thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, đánh mất đi tính thực tế và tính năng uyển chuyển sẽ bị triệt tiêu.

Nhiều cá nhân sử dụng chu kỳ sáng tạo cần đến hệ cấu trúc lỏng vì sáng tạo cần đến sự uyển chuyển. Khả năng sáng tạo phải có được trạng thái xuất thần biến hóa giữa các hệ cấu trúc. Khi ta bất ngờ nắm bắt được một cấu trúc mới có vẻ mời mọc một hứa hẹn tiềm năng, ta sẽ tập trung vào nó và bắt đầu xiết các vòng cấu trúc lại. Chúng ta sử dụng chu kỳ sáng tạo trong nghệ thuật. Ban đầu người nghệ sĩ thả lỏng để cho sáng tạo đến từ cảm xúc đơn giản nhất, và sau đó sẽ khóa các cấu trúc lại để khả năng sáng tạo có được chất liệu. Chúng ta kiến tạo một ý tưởng, tiếp đó ta sẽ tìm ra một kênh diễn đạt cho ý tưởng đó.

Chúng ta cũng sử dụng chu kỳ sáng tạo trong liệu pháp. Chúng ta từ bỏ những mô hình liệu pháp áp dụng vào thực tế không thành công, để cho cấu trúc không hiệu quả tự động tan rã. Sau đó ta tìm một sự sắp xếp liên hệ mới, đưa chúng vào hệ thống làm việc một cách nghiêm túc, và rồi thử nghiệm xem mô bình mới này có hiệu quả hay không?

9. Phạm vi hiển nhiên

Theo Kelly, một cấu trúc sử dụng để đánh giá các sự kiện chỉ có một giới hạn phạm vi liên hệ đến những sự kiện đó. Vì thế không một cấu trúc nào hoàn toàn hiệu quả và áp dụng được cho tất cả mọi tình huống. Chẳng hạn trong hệ cấu trúc giới tính (nam - nữ hay đực–cái) chúng ta nói đến chuyện con ruồi có giống cái hay giống đực hay con gà này là con trống hay con mái. Chúng ta không nói chuyện giống đực hay giống cái với các đề tài khoáng chất và khí hậu. Những ví dụ này cho thấy giới hạn của cấu trúc giới tính chỉ gói trong khuôn khổ phạm vi tính dục, chức năng sinh sản hay quan hệ tình dục, yêu đương, hôn nhân, vai trò cha mẹ.

Nhiều cấu trúc mở rộng toàn diện bao hàm những ý rất rộng trong khả năng ứng dụng. Cụm cấu trúc 2 cực tốt–xấu chính là một ví dụ của cấu trúc mở rộng toàn diện vì tính năng đa điện của nó, vì nó có thể áp dụng được hầu như với tất cả mọi hệ cấu trúc khác như từ kinh tế đến tôn giáo, địa chất đến thiên văn, lịch sử và văn hoá, từ sinh lý đến tinh thần, từ vật chất đến hiện tượng. Ở đâu cấu trúc tốt–xấu đều có thể áp dụng được.

Còn ví dụ cụm cấu trúc đắt–rẻ chỉ áp dụng được vào mua bán và giá cả mà thôi.

Tuy nhiên ta cần chú ý rằng một hệ cấu trúc có thể là mở rộng toàn diện với cá nhân A nhưng lại là cấu trúc hạn hẹp đối với cá nhân B. Chẳng hạn các sinh viên sư phạm khoa Sinh sẽ chú ý rất nhiều đến hệ cấu trúc giới tính [đực–cái] của ruồi, muỗi, thằn lằn, trong khi với các nhà thần học thì khái niệm giới tính nơi côn trùng xem ra không quan trọng lắm. Ngược lại các nhà thần học rất cẩn thận và khắt khe trong việc sử dụng hệ cấu trúc giá trị tốt xấu trong những hành vi nhất định nào đó, còn các sinh viên sư phạm khoa Sinh thường không quan tâm đến tốt xấu đối với loài ruồi

10. Hệ quả tất yếu trong điều chỉnh

Theo Kelly, những hình thái biến thể trong hệ thống cấu trúc tâm thức của chúng ta bị giới hạn bởi khả năng thẩm thấu tương tác của cấu trúc đó, vốn có ảnh hưởng đến mức độ năng động tư duy của con người. Nhiều cấu trúc khá đàn hồi, tự chúng có thể điều chỉnh, có tác động lan rộng. Nói khác đi là chúng có thể mở rộng phạm vi của mình. Nhiều cấu trúc không có khả năng này và tương đối cố định vì thiếu khả năng tương tác lan rộng.

Ví dụ cụm cấu trúc giá trị xấu–tốt có khả năng tương tác lan rộng tương đối cao. Có thể ta chưa bao giờ sử dụng một cái máy điện thoại di động bao giờ, nhưng khi mua một cái cho mình, chúng ta muốn mua ngay cho mình một cái TỐT và không thích mua một cái máy XẤU.

Hoặc khi cần đập vỡ một quá bàng, nếu cậu bé không có một cái búa, hay cục đá, cậu sẽ vận dụng chức năng cấu trúc thẩm thấu tương tác để kiếm dụng cụ để đập và nhờ chức năng liên kết, cậu sẽ có một danh sách dụng cụ có thể đập quả bàng khác nhau như: cái chày, khúc gỗ, cán dao, kể cả khả năng vung thật mạnh quả bàng xuống nền đất để quả bàng vỡ ra.

Cần biết nhiều hệ cấu trúc mở rộng toàn diện nhưng tính năng lan thấm thấp sẽ hạn chế khả năng mở rộng phạm vi. Chẳng hạn như hệ cấu trúc thật thà–giả dối, trong đó giá trị thật thà tuy tương đối rộng, nhưng khi đặt trong câu nói: Hết người thật thà vào thời buổi này rồi. Câu nói này đã giới hạn khả năng mở rộng của giá trị thật thà vì bị đóng khung trong bối cảnh thời buổi này.

Tuy nhiên một hệ cấu trúc hẹp nhưng có tính năng thẩm thấu cao sẽ giúp mở rộng phạm vi áp dụng. Chẳng hạn như trong hệ cấu trúc đắt–rẻ khi giá trị rẻ được sử dụng trong câu nói: Mọi sản phẩm tinh thần hiện nay đều là rẻ tiền và tạm bợ cả. Rõ ràng giá trị rẻ bây giờ đã được mở rộng phạm vi, liên quan đến mọi sản phẩm tinh thần. Từ đó ta có thể rút ra một kết luận rằng tính thẩm thấu có quyết định quan trọng đến khả năng mở rộng phạm vi của một cấu trúc.

Khi không thể kéo giãn một cấu trúc ra để mở rộng phạm vi được nữa, con người có thể phải nhờ đến những biện pháp quyết liệt hơn (để mở rộng phạm vi cấu trúc) của mình. Chẳng hạn bất ngờ gặp lại một người bạn đã quen sơ nhiều năm trước đó, ta cố gắng vận dụng hết khả năng để nhớ ra là đã gặp người đó ở đâu rồi? Tất nhiên não lúc đó sẽ vận dụng mọi khả năng liên kết và có thể sẽ là may mắn khi bạn cất tiếng: A! Nguyễn Văn Quân đây rồi! Ngày xưa cùng học ở trường Nguyễn Trãi, tốt nghiệp năm 1987! Và người kia sẽ gật đầu. Mà cũng có thể người kia lắc đầu vì một số cấu trúc tâm thức đã đánh lừa chúng ta.

Đôi lúc nhiều tình huống ép chúng ta thu hẹp phạm vi của một số cấu trúc lại một cách miễn cưỡng. Đây gọi là quá trình thu hẹp cấu trúc. Ví dụ khi ta thật sự tin vào triết lý bản tính con người là tốt bụng hiền lương sau một thời gian dài, nhưng sau đó ta chứng kiến cảnh chiến tranh chém giết từ hai phía, thế là ta bị sốc, tất cả những cấu trúc liên hệ đến bản tính tốt bụng hiền lương nơi con người của ta buộc phải thu hẹp lại thật nhanh. Theo Kelly thì quá trình mở rộng cấu trúc hay thu hẹp cấu trúc thuộc vào phạm trù cảm xúc của tâm thức. Ví dụ điển hình là trạng thái quá khích. Chẳng hạn khi hạnh phúc, ta có thể hét lên: Cuộc đời thật quá tuyệt vời, ta phải đập vỡ một cái gì đó mới được. Ngược lại với trạng thái quá khích là trạng thái trầm uất, khi cơ thể trải qua giai đoạn ức chế cấu trúc, nên các cấu trúc thu hẹp teo tóp. Họ sẽ mất đi khả năng ứng dụng tư duy, trở thành co cụm, chán nản, buông xuôi.

11. Hệ quả tất yếu trong lựa chọn

Theo Kelly, một cá nhân sẽ chọn lựa cho mình những hệ cấu trúc thay thế từ những hệ cấu trúc lưỡng cực nhằm giúp trong việc giải thích và nhập cuộc, tiến tới một khả năng cao hơn trong việc mở rộng định nghĩa những hệ thống tâm thức của mình.

Dựa vào một lượng lớn những hệ cấu trúc lưỡng cực và lọc ra tất cả những cột thái cực, chúng ta đã chọn cho mình một hệ tư duy biện hộ cho các hành vi xử thế. Kelly nói rằng chúng ta có xu hướng chọn những hành vi giúp chúng ta tiếp cận và nhập cuộc với khả năng hội nhập cao. Tuy nhiên hoàn cảnh thực tế đã giới hạn những cơ hội trải nghiệm cũng như khả năng ứng xử của chúng ta. Vì thế chúng ta luôn chọn lựa cách suy diễn để giải thích về những thực tế đã án ngữ khả năng của chúng ta lại.

Thông thường chúng ta sẽ lựa chọn một cấu trúc an toàn nhất giữa những cấu trúc mạo hiểm. Trong nhiều trường hợp chúng ta nhắm đến mở rộng khả năng hiểu biết của mình. Nói khác đi, đây là quá trình đầu tư vào những dữ kiện thông tin để giúp ta tiếp cận, xây dựng được một hệ tâm thức mới, né tránh những cơ hội tạo ra những hệ tâm thức nhầm lẫn.

Kelly bàn về tự do lựa chọn và những điều kiện đã được ấn định trước qua khái niệm tiền định. Cách ông nhìn vào tự do chỉ mang một giá trị tương đối. Theo ông chúng ta không hoàn toàn có được tự do hay hoàn toàn bị ràng buộc. Tuy nhiên, ông thừa nhận vài người trong chúng ta có nhiều tự do hơn người khác. Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể tự do hơn người khác ở những tình huống nhất định nào đó. Chúng ta tự do hơn ở những phạm trù nhất định gần gũi với chúng ta, và tự do hơn ở những hệ cấu trúc mở rộng toàn diện.

12. Hệ quả tất yếu trong tính cách cá nhân

Theo Kelly, mỗi cá nhân đều có những cấu trúc tâm thức về cùng một tình huống xảy ra trong sinh hoạt rất khác nhau. Nói khác đi hai người sẽ có hai cách nhìn vào cùng một vấn đề sự kiện rất khác nhau. Vì mỗi người trong chúng ta có những kinh nghiệm khác nhau, nên cấu trúc tâm thức mà mỗi người chúng ta xây dựng rất khác nhau. Kelly cho rằng học thuyết của mình học thuyết cấu trúc cá nhân. Ông không chủ trương phân loại những hệ thống, từ đó hoạch định những tuýp nhân cách, hay những trắc nghiệm nhân cách.

13. Hệ quả tất yếu phổ cập

Theo Kelly, khi hai cá nhân cùng sử dụng một cấu trúc kinh nghiệm tương tự nhau, hai quá trình hình thành cấu trúc tâm thức của họ sẽ giống như nhau. Tuy chúng ta khác nhau, song điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể có những sự tương đồng. Nếu cấu trúc tâm thức của chúng ta (là cách chúng ta hiểu biết về thực tế) tương tự nhau, kinh nghiệm của chúng ta cũng giống nhau. Thỉnh thoảng ta vẫn thấy hiện tượng tâm đầu ý hợp như vẫn nghe nói: Chẳng ai hiểu em bằng bác! Hay như câu: nói ít hiểu nhiều. Nhất là nhiều người cùng chia chung một chuỗi kinh nghiệm, tiếp cận cùng chung một nguồn tác động, họ sẽ có xu hướng gặp gỡ nhiều điểm chung. Cần biết trong hàng trăm điều khác biệt, chúng ta vẫn có những hệ cấu trúc nào đó giống nhau.

Kelly cho rằng chúng ta đã tốn khá nhiều thời gian trong việc đi tìm sự đồng tình từ người khác. Ví dụ một chàng trai tiếp cận một cô gái trong quán bar sẽ có thái độ hành vi tùy thuộc vào thái độ của những người xung quanh. Nếu có người ủng hộ, anh ta sẽ tự nhiên hơn. Tuy nhiên nếu anh ta gặp những phản ứng ngược lại anh ta sẽ đè nén cái nhìn của mình lại. Tại nhiều môi trường khác như sân chơi mẫu giáo, doanh trại quân đội, cơ quan…những hành xử của các thành viên thường phụ thuộc vào các thành viên khác thông qua một hệ thống luật lệ nội quy của tổ chức ấy.

14. Hệ quả mảnh vỡ

Theo Kelly, một cá nhân có thể liên tục sử dụng những hệ cấu trúc của những tiểu bộ phận trong một hệ thống vốn không có những liên hệ suy luận với nhau. Theo mô thức hệ quả mảnh vở này, chúng ta sẽ có thể mâu thuẫn với chính mình. Vì thế rất ít người có thể hoàn toàn thống nhất trong tất cả các chức năng mọi nơi, mọi lúc để có một nhân cách nhất quán. Hầu như chúng giữ khá nhiều vai trò khác nhau trong đời sống. Một người đàn ông sẽ có những vai trò liệt kê dưới đây:

Tôi là một người đàn ông – người cha – người chồng – một ông chú – một ông cậu – một người anh – một người em – một đứa con – một đứa cháu – một cán bộ hành chính – một thành viên câu lạc bộ người nuôi chim – một tín đồ Phật giáo – một người hàng xóm – một người bạn – một bệnh nhân – một khách mời…Và danh sách sẽ còn dài, tùy thuộc vào sự tham gia và hội nhập của một cá nhân trong xã hội.

Các vai trò này được quyết định bởi hoàn cảnh. Ví dụ, ở cơ quan, bác cán bộ kia phảii nghiêm nghị với nhân viên dưới quyền, về nhà lại rất nể vợ. Bác ta có thể nghiêm khắc với cậu con trai nhuộm tóc xanh đỏ nhưng dịu dàng với cô con gái luôn là một học sinh giỏi. Vì các hoàn cảnh này được tách biệt riêng lẻ ra nên các vai trò thường không mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên nếu phải đứng giữa cậu con trai và cô con gái cùng một lúc, bác cán bộ kia sẽ không thể xử lý với cả hai cùng một lúc mà bác sẽ nói với con gái: Con chịu khó ra kia để bố nói chuyện với anh con trước. Vì vai trò nghiêm khắc và vai trò dịu dàng của ông bố không thể xuất hiện cùng một lúc được.

Một vài người đi theo Kelly đã giới thiệu lại một ý tưởng cũ tiếng quá trình nghiên cứu nhân cách, cho rằng mỗi chúng ta là một Cộng Đồng thay vì chỉ là một bản thân đơn giản. Điều này có vẻ thuyết phục, song nhiều nhà học thuyết khác tin rằng một nhân cách nhất quán sẽ tốt hơn. Và một cộng đồng sẽ bao gồm nhiều tiểu bản thân có vẻ giống với rối loạn đa nhân cách.

15. Hệ quả xã hội tất yếu

Theo Kelly, khi chúng ta quan sát và giải thích những quá trình xây dựng cấu trúc nơi người khác, chúng ta thường áp dụng một quá trình xã hội liên hệ đến người đó. Dù khác với một cá nhân, ta vẫn có thể liên hệ với họ được. Chúng ta thường cổ thói quen lý giải về cách người khác lý giải, hoặc muốn tìm hiểu xem trong đầu người khác đang nghĩ gì? Ta thường muốn biết xem anh ta từ đâu đến, có ý định gì, có kế hoạch nào? Kelly cho rằng chúng ta có thể đi vào hệ cấu trúc đối nghịch của mình qua hệ quả mảnh vỡ tất yếu để nghĩ như người đối diện.

Đây là một chức năng có tính quan trọng thiết yếu trong việc một cá nhân có thể đóng nhiều vai trò khác nhau. Vì khi bác cán bộ hành chính kia tiếp xúc với nhân viên dưới quyền, với vợ, với con, và những cá nhân khác, bác ta ít nhất phải có một vài khái niệm nhân cách của từng người để có hướng xử lý cụ thể thích hợp. Nếu chưa hiểu về người đối diện, ta chẳng thể nào sử dụng bất cứ một vai trò nào ngoài vai trò người lạ. Nói khác đi sẽ chẳng có nhiều biểu hiện nhân cách nào xảy ra khi hai người lạ gặp nhau ngoài một nhân cách muốn gây ấn tượng đầu tiên. Với chúng ta, một người lạ cũng như một cánh cửa đóng im. Đã có lúc Kelly tin rằng học thuyết của ông là học thuyết vai trò.

16. Cảm giác

Cho đến lúc này, học thuyết của Kelly có vẻ rất gần với trường phải nhận thức tập trung vào cấu trúc và quá trình kiến thiết. Nhiều người xếp ông vào phái nhận thức nhưng ông nói rằng mình không muốn là nhà học thuyết nhận thức. Ông khẳng định học thuyết cấu trúc của mình gần gũi hơn với tư tưởng truyền thống về cách nhìn, về hành vi và về cảm xúc hơn. Những khái niệm tình cảm mà chúng ta vẫn quen gọi là cảm xúc hay cảm giác, nhưng với Kelly thì đấy là quá trình chuyển tiếp giữa những hệ cấu trúc. Ví dụ khi chuyển từ cấu trúc bình thường sang cấu trúc vui vẻ, ta sẽ có cảm giác phấn chấn. Những cấu trúc này có liên hệ kinh nghiệm trong quá khứ. Chúng sẽ giúp chúng ta nhận ra cảm xúc của mình và của người khác.

Khi ta bất ngờ nhận ra những cấu trúc của mình không vận hành nhịp nhàng, ta cảm thấy lo lắng. Kelly cho rằng lúc ấy ta đã bị kéo xuống chung với những cấu trúc của mình. Chẳng hạn như ta bị bạn đồng nghiệp nói giỡn chơi quá lời, hoặc khi bị vu khống, bị chụp mũ hoặc đi lạc, nhận lầm người, quên trả tiền và được chủ quán nhắc nhở. Khi không tìm ra những câu trả lời cho những tình huống này, ta có cảm giác lo lắng, có thể dẫn đến tình trạng nhận thức bị rối tung.

Khi lo lắng xảy ra do tiếp cập với những thay đổi lớn có ảnh hưởng đến cấu trúc cốt lõi – vốn là những giá trị có nội dung quan trọng đặc biệt với chúng ta – sẽ dẫn đến tình trạng lo sợ (fear). Ví dụ khi thấy nhói trong ngực, ta đi khám bác sĩ. Và bạn quan sát thấy ông ta chăm chú, lắc đầu, thở dài, nét mặt đầy căng thẳng, lưỡng lự, có vẻ khó nói…những dữ kiện này khiến bạn chuyển từ cảm giác lo lắng sang trạng thái sợ hãi, nhất là khi ông ta nói rằng: Tôi phải tham khảo với các đồng nghiệp chuyên môn khác về trường hợp của bạn. Ngoài ra chúng ta thường lo sợ trước khi nhập cuộc vào những biến cố lớn lao như: lập gia đình, tốt nghiệp đại học, sinh con đầu lòng… Đây chính là những thay đổi quá lớn lao với chúng ta.

Khi giá trị cấu trúc cốt lõi có mâu thuẫn giữa khái niệm tôi là ai và tôi phải làm gì, chúng ta sẽ có những mặc cảm nhất định. Đây là một định nghĩa mới và có tính áp dụng cao trong khái niệm mặc cảm của Kelly. Mô hình mặc cảm của Kelly liên quan đến tình huống cụ thể gây nên trạng thái mâu thuẫn giữa khái niệm tiêu chuẩn đạo đức và hệ cấu trúc cốt lõi. Ví dụ không có tiền cho một người ăn mày khiến ta mặc cảm. Tuy chẳng phải lỗi của mình, nhưng nhìn thấy cảnh người ăn xin không được cho tiền đã tác động lên cái tâm hay thương xót của mình. Ta giận dữ khi kẻ ác làm hại với người khác (chứ không phải làm hại chúng ta). Đôi lúc ta có mặc cảm khi cha mẹ đau yếu, hoặc nhiều anh chồng mặc cảm khi vợ đau bụng chuyển dạ sinh con.

Thường thì chúng ta tìm cách thích ứng với môi trường khi những hệ cấu trúc tâm thức của mình không thể thích hợp với hoàn cảnh thực tế. Tuy nhiên nhiều cá nhân có khuynh hướng thay đổi môi trường cho phù hợp với các hệ thống tâm thức của mình. Kelly gọi đây là quá trình gây hấn với những biểu hiện không tôn trọng người khác. Ví dụ có người bạn cùng cơ quan xây dựng góp ý nhưng ta không chịu nghe theo, phản ứng tiêu cực gay gắt, có khi còn có tư tưởng trả đũa. Kelly khuyến khích chúng ta nên tranh thủ bồi dưỡng chủ động để cố gắng thay đổi mình nhằm khuyến khích hội nhập tốt hơn. Theo ông, nếu không có chủ động, xã hội sẽ không có những tiến bộ văn minh, tinh thần kỷ luật và trật tự.

Khi một tình huống liên hệ đến giá trị cấu trúc cốt lõi, thích gây hấn có thể dẫn đến trạng thái hiếu chiến. Khi cá nhân tin rằng hệ giá trị cấu trúc cốt lõi của anh ta là đúng đắn, bất biến, anh ta thường ương bướng kể cả trường hợp có chứng cớ chắc chắn là anh ta đã sai. Đây là những trường hợp làm càn, ương gàn, cãi lý và bừa bãi.

17. Nguồn gốc bệnh tâm thần và liệu pháp

Kelly đã định nghĩa về những rối loạn tâm lý như sau: Là người có những hệ cấu trúc tâm thức cá nhân luôn luôn đi ngược lại với những giá trị đã được xã hội công nhận. Những hành vi của người bị tâm thần, trầm cảm, sợ hãi, tâm thần phân liệt là những ví dụ. Hoặc những người có xu hướng bạo lực, ngang bướng, tội phạm, tham lam, nghiện ngập. Theo Kelly thì họ đã mất khả năng xử lý tốt, và mất đi khả năng học tập tiếp thu những cách tiếp cận mới có liên hệ với đời sống, vì thế họ đã sống chìm trong lo lắng hoặc bạo lực, nên họ cảm thấy bất hạnh. Chán nản và bạo lực là hai thái cực không lành mạnh khi hệ cấu trúc tâm thức không phù hợp với điều kiện hiện tại của cuộc sống.

Vì thế nếu một cá nhân có vấn đề với hệ thống cấu trúc của mình, cách giải quyết hiệu quả nhất là việc tái kiến trúc – một khái niệm mà Kelly đã sử dụng trong liệu pháp của mình. Liệu pháp phải tạo được cơ hội để các thân chủ có điều kiện xây dựng lại để cải tổ khả năng nhìn vào cuộc sống bằng một lăng kính mới mẻ. Họ cần tái kiến thiết một cách tiếp cận tích cực, để rồi tự họ có thể có những chọn lựa dẫn đến những kế hoạch hành động lành mạnh.

Nhà liệu pháp theo trường phái Kellians mời thân chủ hãy cùng làm thí nghiệm có liên hệ với những gì xảy ra xung quanh đời sống của thân chủ. Họ được khuyến khích trong việc nới lỏng các hệ cấu trúc, sắp xếp các trật tự mới, rồi thể nghiệm trước, sau đó cột thắt lại. Bắt đầu từ những phạm trù gián tiếp. Sau đó tiến dần đến phạm trù cốt lõi. Trọng tâm của liệu pháp là khuyến khích chuyển biến, một bước đi quan trọng cho mọi quá trình tiến bộ.

Vì có kinh nghiệm về mảng sân khấu kịch nên Kelly rất thích sử dụng thực hành qua hình thức đóng vai để kích thích chuyển biến nơi thân chủ. Ông có thể đóng vai người mẹ của thân chủ một lúc sau đó ông mời thân chủ đóng vai bà mẹ của mình để họ có thể tạo ra một cái nhìn trung thực hơn về hiện trạng của mối quan hệ mẹ con. Từ đó hệ thống cấu trúc tâm thức của thân chủ và hệ cấu trúc tâm thức của người mẹ sẽ xích lại gần hơn qua những điểm tương đồng. Kết quả là thân chủ sẽ hiểu nhiều hơn về thế giới quan của mẹ mình, từ đó anh ta sẽ có những điều chỉnh, hoặc có những thỏa hiệp, hoặc khám phá một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ.

Liệu pháp của Kelly thường tập trung vào bài tập, đây là những yêu cầu mà ông sẽ đề nghị thân chủ mạnh dạn thử nghiệm bên ngoài môi trường liệu pháp như ở nhà, ngoài xã hội, hay tại cơ quan làm của thân chủ. Một kỹ năng liệu pháp nổi tiếng của ông có tên gọi là liệu pháp vai trò cố định. Bắt đầu, ông đề nghị thân thủ của mình hãy viết xuống chừng 2 trang giây về bản thân họ qua cách nhìn từ người khác mà ông gọi là bản vẽ cá tính, sau đó ông tạo ra một mẫu người với hệ cấu trúc tâm thức tích cực, cộng với ý kiến góp ý của một đồng nghiệp mà ông gọi là bản vẽ vai trò cố định của một con người mới.

Bản vẽ vai trò cố định này được thiết kế thật cẩn thận dựa vào dữ kiện của bản vẽ ban đầu với những góc độ trực tiếp với cấu trúc tâm thức của thân chủ. Có nghĩa là cấu trúc mới sẽ hoàn toàn độc lập với cấu trúc cũ, nhưng được sử dụng với mô hình tương tự, cùng nằm bên trong những phạm vi những yếu tố cần điều chỉnh trong liệu pháp.

Ví dụ, cá nhân A sử dụng hệ cấu trúc lưỡng cực thông minh–ngu ngốc trong việc tiếp cận với người xung quanh, sẽ có rất ít khoảng trống cho người khác, cũng như hạn chế cách nhìn của anh ta. Nhất là khi con người có xu hướng sử dụng hệ cấu trúc của mình và tin rằng người khác sẽ có cùng hệ cấu trúc với mình. Vì thế họ không cho người khác những khoảng trống cần thiết, tự họ có một lối nhìn thành kiến hẹp hòi. Ví dụ nếu một ngày ta ký được một hợp đồng lớn với khách hàng, ta sẽ nghĩ mình là người thông minh. Nhưng vào những ngày không thuận lợi, ta chẳng có nhiều lựa chọn (vì thiếu khả năng mở rộng trong hệ cấu trúc) nên ta tự kết luận mình là người ngu ngốc. Cứ thế, nếu không thoát ra khỏi lực hút của thái cực ngu ngốc ấy, ta sẽ rơi vào trạng thái trầm uất, nhất là tình hình sẽ càng tệ hại hơn nếu chúng ta có lối sống co cụm khép kín.

Trong liệu pháp của mình Kelly sẽ viết kịch bản mới với mô hình cấu trúc như có kỹ năng–thiếu kỹ năng và đây là một hệ cấu trúc có vẻ tích cực hơn cấu trúc thông minh–ngu ngốc. Đây là cấu trúc tránh được những định kiến: Một cá nhân có thể có kỹ năng ở lĩnh vực này nhưng thiếu kỹ năng ở những lĩnh vực khác. Và như thế nếu sau khi xác định được khu vực ít kỹ năng, với cố gắng hợp lý và không quá cố chấp một cá nhân sẽ có thể phát huy những kỹ năng này.

Kelly mời gọi thân chủ của mình trở thành mẫu người trong kịch bản vai trò cố định chừng 1 đến 2 tuần. Đây phải là một quá trình thực tập thật nghiêm túc 24/24 tại trường học, cơ quan làm việc, ở nhà, ngay cả lúc đang ở một mình nữa. Kelly đã tìm thấy đây là lối liệu pháp hiệu quả. Nhiều người đã có những chuyển biến rất tích cực, có lối sống lành mạnh hơn xưa.

Quá trình tập thể hiện vai trò theo Kelly không hẳn chỉ tạo ra một nhân cách mới mà mục đích chính là giúp thân chủ xác định rằng họ có khả năng và chọn lựa để thay đổi. Theo Kelly, nhân cách mới có thể thay đổi, và khả năng thay đổi sẽ ở lại mãi mãi với thân chủ. Một tư tưởng có tác động rất sâu lên tất cả những nhà trị liệu tương lai sau này.

Liệu pháp theo trường phái Kellian phấn đấu đạt mục đích khuyến khích con người hãy mở mình ra với những hướng lựa chọn khác nhau, giúp họ khám phá ra giá trị tự do đích thực của mình, giúp họ sống hiệu quả nhất với tiềm năng của bản thân. Vì những nét đặc trưng này, Kelly được coi là người có ảnh hưởng sâu đậm lên những nhà tâm lý theo trường phái nhân văn.

18. Vận dụng vào đánh giá

George Kelly được nhắc đến khá nhiều bởi vai trò của ông trong việc xây dựng bản trắc nghiệm vai trò cấu trúc tạp kỷ mà nhiều người gọi là ô vuông rẹp, tuy đây không phải thật sự là một bản trắc nghiệm hiểu theo ý nghĩa truyền thống mà gần gũi hơn một dụng cụ chẩn đoán, giúp tự khám phá, và để phục vụ mục đích nghiên cứu. Bản trắc nghiệm của ông đóng góp nổi tiếng là đã tạo ra nhiều ảnh hưởng trong tâm lý học nhiều hơn cả chính học thuyết của ông.

Đầu tiên, thân chủ sẽ chọn ra một danh sách tên 20 người, gọi là những nhân tố, gần giống với những giá trị gần gũi trong đời sống của thân chủ. Trong liệu pháp họ được xếp vào những nhóm đề nghị, chẳng hạn như: người yêu cũ của bạn, người mà bạn cảm thấy đáng thương, cha, mẹ, bạn thân, kẻ thù… tất nhiên bao gồm cả thân chủ trong danh sách 20 người ấy.

Sau đó nhà liệu pháp sẽ chọn ra 3 mẫu người từ danh sách 20 người thành một nhóm và hỏi mẫu người nào giống và khác với thân chủ nhất. Sau đó nhà trị liệu sẽ yêu cầu thân chủ kể ra về những điểm tương tự, những điểm khác biệt, những điểm tương đồng được xếp vào cột tương đồng và những điểm khác biệt được gọi là cột đối nghịch. Sau đó cả hai cùng soạn thảo ra một cấu trúc áp dụng trong những quan hệ xã hội. Ví dụ cá nhân A nói rằng anh ta đang có quan hệ với người yêu hiện tại là chị B và cả hai đều trong tình trạng rất dễ lo lắng. Trong khi đó người yêu cũ của anh là chị C luôn tỏ ra rất bình thản. Ở đây cột tương đồng là dễ lo lắng và cột đối nghịch là bình thản. Từ đó ông sẽ có một hệ cấu trúc lo lắng–bình thản.

Tiếp tục với cách này, sử dụng 3 mẫu người khác trong nhóm mới, cho đến khi tìm đủ được 20 điểm khác biệt. Sau đó bằng cách sử dụng kỹ năng thống kê, nhà liệu pháp sẽ chọn ra 10 điểm khác biệt để giảm thiểu những điểm khác biệt trùng lặp.

Trong chẩn đoán và tự khám phá, thân chủ được khuyến khích sử dụng các cấu trúc tìm thấy nơi những hành vi và nhân cách của người khác trong danh sách 20 người. Trong nghiên cứu, thân chủ được trao cho những mẫu nguyên tố cấu trúc bất kỳ. Thân chủ được yêu cầu có những phản hồi về tất cả những mẫu nguyên tố.

Trong tâm lý công nghiệp, nhiều sản phẩm được thăm hỏi ý kiến để đảm bảo đạt yêu cầu tiếp thị trước khi được tung ra thị trường. Trong quá trình thuê người, các cấu trúc mẫu nguyên tố được áp dụng để tìm ra một nhân viên tuyển chọn thích hợp cho một vị trí thuộc ban điều hành công ty.

Trong liệu pháp, ô vuông rẹp cung cấp cho nhà trị liệu và thân chủ một bức tranh về nhãn quan của thân chủ về thực tế để sau đó những thảo luận và hướng xử lý được xúc tiến. Trong liệu pháp hôn nhân, 2 người có thể làm việc trong cùng một ô vuông với những nhân tố, sau đó những cấu trúc của hai bên sẽ được đem ra so sánh và đối chiếu. Đây là loại hình trắc nghiệm rất hiệu quả trong môi trường trị liệu vì nó cho phép thân chủ được trực tiếp tham gia với nhà trị liệu. Hơn nữa đây không phải là một dụng cụ nhắm đến mổ xẻ tình trạng tâm thần mà chỉ là một dụng cụ chẩn đoán.

Trong nghiên cứu, kỹ thuật máy vi tính cho phép chúng ta đánh giá khoảng cách giữa những hệ cấu trúc và những nhân tố. Từ đó sẽ có những mô hình do chính thân chủ tự thiết kế trong thế giới quan của họ. Tất nhiên ta có thể quan sát và so sánh nhãn quan của nhiều người nếu họ sử dụng cùng hệ nhân tố. Ta cũng có thể so sánh tình trạng cấu trúc của một cá nhân trước và sau quá trình liệu pháp. Đây là một dụng cụ thú vị, một sự kết hợp độc đáo giữa hai khái niệm tâm lý là chủ thể và đối tượng áp dụng trong nghiên cứu.

19. Thảo luận

Sau những chất vấn khá gay gắt, Kelly xuất bản cuốn Tâm Lý Về Cấu Trúc Cá Nhân vào năm 1955, và học thuyết của ông bị rơi vào quên lãng, ngoại trừ một số học trò trung thành áp dụng chủ yếu vào môi trường trị liệu. Học thuyết của ông vì thế không đóng góp nhiều lắm vào tâm lý nhân cách. Tuy nhiên, học thuyết của ông khá thịnh hành tại Anh quốc, nhất là bởi các nhà tâm lý công nghiệp.

Có lẽ vào thời điểm đó các nhà tâm lý vẫn còn rất hấp dẫn với thuyết hành vi và chưa có đủ kiên nhẫn với mảng chủ thể của bức tranh tâm lý. Và bộ phận lâm sàng của ngành Tâm lý lúc bấy giờ có vẻ dễ đi theo Carl Roger hơn. Có thể nói là Kelly đã đi trước thời gian của mình 20 năm, và mãi cho đến khi phong trào nhận thức xuất hiện, người ta mới có cơ hội hiểu ông kỹ hơn.

Georege Kelly luôn trung thành với triết lý của ông về ứng dụng cải tổ thay thế những cấu trúc tiêu cực. Ông nói rằng nếu học thuyết của ông tồn tại thêm 10 đến 20 năm nữa và vẫn còn gần hơn với mô hình nguyên thủy thì đấy là điều đáng ngại. Vì theo ông, các học thuyết cũng giống như nhãn quan cá nhân về thực tế, nhất định phải thay đổi chứ không nên cứ giữ mãi nguyên trạng. Đây là một nét rất mới trong triết lý của ông, vì bất cứ nhà học thuyết nào cũng đều muốn học thuyết của mình là bất biến, đúng đắn và có giá trị không đổi với thời gian.

Kelly viết rất hay, ông chọn con đường xây dựng ngành Tâm lý từ nấc thang thấp nhất, kể cả việc có một hệ thống thuật ngữ rất riêng cho mình, kể cả những so sánh ẩn dụ và những hình ảnh mới. Ông rõ ràng không muốn mình có những liên hệ với những nhà học thuyết khác. Chính vì thế ông đã không hòa chung vào dòng chảy ngành tâm lý lúc ấy.

Khái niệm tiếp cận xử lý đã trở thành một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong tâm lý chuyên ngành hôm nay. Các khái niệm cấu trúc, xây dựng cấu trúc, được sử dụng bên cạnh những khái niệm cách nhìn và hành vi một cách rất phổ biến. Tiếc thay, người ta sử dụng chúng nhưng quên rằng ông là cha đẻ của những khái niệm này. Có lẽ phần nhiều các nhà tâm lý thường không chú ý nhiều lắm về nguồn gốc xuất xứ của những tư tưởng lớn.

Ô vuông rẹp tương đối nổi tiếng, nhất là kể từ khi máy vi tính đã đơn giản hóa cách sử dụng trong việc áp dụng. Đây là mô hình nghiên cứu cho phép hai nhánh nghiên cứu tính chất và phản tỉnh mà nhiều người đã khó tìm ra những sơ hở của ông để phản bác lại.

20. Những liên hệ của các nhà học thuyết

Phần lớn trong học thuyết cấu trúc cá nhân của Kelly thiên về hiện tượng. Ông tỏ rõ thái độ của mình đối với những nhà học thuyết thiên về hiện tượng như Carl Rogers, Donald Snygg hay Arthur Combs và những nhà học thuyết bản thân như Prescott Lecky và Victor Raimy. Tuy vậy ông tỏ ra rất ngại với khu vực hiện tượng. Theo ông, hiện tượng là một hình thái chủ nghĩa phản tỉnh lý tưởng rất khó hiểu.

Tuy thế những nhà hiện tượng học tỏ ra trân trọng đối với học thuyết của Kelly. Ông đã nhận định rằng để hiểu được hành vi của con người, chúng ta cần hiểu được cách một cá nhân lý giải điều kiện thực tế, chẳng hạn như cách họ nhìn và hiểu về thế giới xung quanh như thế nào, thay vì chính bản thân của điều kiện thực tế. Ông vạch ra rằng nhãn quan của một người, ngay cả nhãn quan của một nhà khoa học cũng chỉ là một nhãn quan – không hơn không kém. Và vì thế chẳng có lý do gì để khiến ta phải lo lắng về khái niệm cái tôi. Chỉ có một cá nhân mới cảm nhận và hiểu được thật rõ về thế giới này cũng như đấy chính là ý tưởng của riêng họ. Nhãn quan phải thật sự hiện thân của thực thể phong phú đa dạng. Và đây cũng chính là ý nghĩa mà các nhà hiện tượng học nhắm đến.

Mặt khác, có những khía cạnh từ học thuyết của Kelly không hoàn toàn thân thiện đối với các nhà Hiện tượng học vì ông chính là một nhà xây dựng học thuyết với những chi tiết thiên về kỹ thuật trong những công trình nghiên cứu của mình. Đơn giản là các nhà Hiện tượng học thường né tránh một học thuyết cố định. Ngoài ra ông còn cổ xúy mạnh mẽ trong việc ngành tâm lý cần có những phương pháp nghiên cứu nghiêm túc hơn nữa, kể cả việc có những nhà khoa học thí nghiệm như ông trình bày qua khái niệm so sánh hiệu quả mà vốn các nhà Hiện tượng học đều e dè lưỡng lự.

Những luận điểm trong học thuyết mà Kelly cho là cần được quan tâm, và phương pháp nghiêm túc trong thí nghiệm đã đem Kelly gần gũi hơn với nhánh tâm lý nhận thức hiện đại. Tuy nhiên chỉ có thời gian mới chính thức công nhận xem ông là nhà Hiện tượng học hay thuộc một trong những nhà nhận thức học.

Tác giả: Nguyễn Thơ Sinh
Previous Post
Next Post