Không nói lời hung ác

Nói lời hung ác là nói ác cho kẻ khác, nói người ta hung dữ, phao phản người, luôn luôn bươi móc việc xấu của người. Người nói lời hung ác là người cọc cằn, thô lỗ, mắng nhiếc nguyền rủa, thề thốt độc địa, khiến cho người ta lo sợ, hổ thẹn, và khổ sở trong lòng.

Thí dụ có người dùng lời ác độc, thề thốt tự hại mình mà trong lòng thì muốn cho người ta bị mắc lời thề ấy, hoặc hại người: Tôi mà có nói gian cho tôi chết đi. Kẻ nào nói gian cho Trời đánh nó chết đi, cho nó ra đường xe cán nó đi...

Người không nói lời hung ác là người biết dùng ái ngữ. Tục ngữ ta có câu: Nói ngọt, lọt đến xương, hoặc: Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Người không nói lời hung ác thì nói lời ôn tồn, nhã nhặn, hàm chứa một tâm hồn đầy nhân ái, tha thứ, bao dung. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo dạy rằng: Kẻ nào không nói lời hung dữ sẽ được tám món công đức:

1. Không nói sai pháp.
2. Nói ra lời nào cũng có ích lợi.
3. Nói lời nào cũng đúng chơn lý.
4. Lời nói nào cũng khôn khéo.
5. Nói điều chi ai cũng vâng theo.
6. Lời nói nào thốt ra cũng được người ta tin dùng.
7.Nói điều chi cũng không có ai chê bai.
8. Nói ra lời nào cũng được yêu mến.

Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Và đây là bộ sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã sưu tập (tạm thời), bạn có thể tải về: Click tại đây


Previous Post
Next Post