Nguyên lý tu hành theo Phật giáo

* Tu hành là để chứng đạt CHÂN LÝ. Muốn chứng đạt chân lý, thì đừng bao giờ quan tâm đến thời gian đang trôi qua.

* Nếu tu hành là để thoả mãn THAM DỤC, thì không bao giờ chứng đạt CHÂN LÝ.

Phật giáo là tôn giáo khoa học và siêu khoa học, thì tu hành theo Phật giáo đều phải áp dụng đúng nguyên lý, mới đạt được chứng quả đích thực mong muốn. Tuyệt đối tu theo Phật giáo, không mơ hồ, không ảo tưởng, không mộng mơ, không triết lý vu vơ, không tưởng nghĩ xa xôi vời vợi.

I.- Ngày xưa, các cụ nhìn thấy sự thay đổi hiện tượng thời tiết, bầu trời đổi mầu sắc, sự chuyển động của mây trôi, bầy kiến chạy tán loạn,... mà đoán biết được những trận mưa gió bão bùng sẽ xảy đến. Dĩ nhiên, các cụ có dựa vào kinh nghiệm, có nguyên lý, nhưng, chưa giải thích được. Và ngày nay khoa học đã thay các cụ giải thích rõ ràng qua ngành thiên văn học.

II.- Ngày xưa, các cụ bắt mạch, cho toa và sắc thuốc trị bịnh. Dĩ nhiên các cụ dựa vào kinh nghiệm, có nguyên lý, nhưng, chưa giải thích được. Và ngày nay, ngành đông y đã thay các cụ giải thích rõ ràng.

III.- Ngày xưa, đức Phật dạy cho hành giả tu hành. Dĩ nhiên Ngài dựa vào sự chứng đạt chân lý của Ngài, có nguyên lý, nhưng Ngài chưa giải thích. Và chưa ai giải thích được, thì ngày nay, nhờ sự khai sáng Chánh Phật Pháp của Alahán Thích Thông Lạc đã chứng đạt và thay Phật giải thích lời dạy của Phật rõ ràng như sau:

Trước hết, qua TỨ DIỆU ĐẾ, mọi người đều biết rằng, mục tiêu chính của hành giả tu hành tiến đến đạt cho bằng được là LÀM CHỦ SINH LÃO BỆNH TỬ và Giải thoát không còn tái sanh làm người khổ đau. Vì vậy Phật chia ra làm 3 mục tiêu rõ ràng rằng:

A.- Mục tiêu nhân bản-nhân quả: Mỗi người tự nuôi dưỡng tâm tu hành. Sau khi chứng đạt Alahán, Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã khám phá ra trong TỨ DIỆU ĐẾ, đức Phật đã dạy cho Phật tử, cho cư sĩ, có đời sống Nhân Bản-Nhân Quả tuyệt vời nhứt thế gian! Là cư sĩ, sinh hoạt trong xã hội, lấy đạo đức nhân bản-nhân quả làm nền tảng hoà mình thương yêu đồng loại và chúng sanh như nước với sữa. Khác với nền đạo đức học mà bao lâu nay loài người trao đổi nhau. Hoàn toàn giả dối và dùng đó làm màn che mắt thiên hạ để lường gạt lẫn nhau. Tức là đạo đức giả.

Hãy bình tỉnh, hãy thực tâm, thực trí, thực lòng nguyên cứu cho kỹ, các nhà lãnh đạo các tôn giáo có thực sự là nhà Đạo Đức không?

Các giảng sư dạy đạo đức học, có phải là nhà đạo đức không? Nói một đàng, làm một nẽo! Thừa nước đục thả câu! Đâm bị thóc, thọc bị gạo, gây chiến tranh! Điều rõ ràng nhứt, là khi có anh hùng can đảm nói lên sự sai lầm, thì nhà đạo đức lên tiếng trách móc, cho người anh hùng là chia rẽ tôn giáo, là phá hoại nhà nước!!!! Tại sao họ không tự suy tư, mình có sai lầm, thì người ta mới phản đối chứ, phải không nào? Tại sao phải dùng quyền uy để che lấp sự thật! Bao che cho nhau để lường gạt bá tánh, ngồi mát ăn bát vàng? Tiêu diệt anh hùng tính! Nhà lãnh đạo tôn giáo, là người tình nguyện phụng sự xã hội, thì cần gì có tài sản riêng, phải không nào? Tài sản của giáo hội là tài sản của những nhà lãnh đạo tôn giáo. Tài sản giáo hội là để phụng sự cho tín hữu. Nhà lãnh đạo tôn giáo cần gì phải có tài sản riêng chứ? Nếu không phải vì đằng sau lưng, âm mưu, lén lút nuôi dấu vợ con! Chùa chiền lập ra là để Phật tử về nạp tiền dâng lên "Adidà Phật". Thánh đường dựng ra là để tín hữu về nạp tiền dâng lên "chúa"!!! Mỗi đàng một vẻ, Mười phân vẹn mười!

Phật dạy, đừng sát sanh là đối với hàng thánh tăng. Còn đối với Phật tử, ta sống trong hoàn cảnh nào, ta cứ sống theo hoàn cảnh đó. Giết thì cứ giết, nhưng, tế nhị đừng mang theo hận thù, để tạo duyên tốt cho đời ta. Gìn giữ vệ sinh, cày cấy, trồng trọt, bảo vệ mùa màng, bảo vệ quê hương xứ sở, xây cầu cống, cất nhà cửa..., dù muốn hay không, ta cũng phải giết thôi. Nên nhớ, đừng giết trong thù hằn, đừng đay nghiến, là được rồi! Tha được thì cứ tha! Hãy nuôi dưởng tâm từ bi! Ở những nước văn minh tân tiến, người ta bảo vệ đàn chim bay trên trời! Thầy Thông Lạc, sau khi chứng quả Alahán, để truyền giảng Phật pháp giáo hoá chúng sanh, Ngài cho thành lập tu viện Chơn Như, Ngài cũng sát sanh vậy kia mà! Bởi vì khi xây cất thất cho tu sinh, thì cũng phải giết chết hàng bao sinh vật nơi đó để xây cất chứ.

Phật biết rõ rằng, ta bị bịnh là do ta ăn quá nhiều và nhứt là ta ăn mạng động vật, là chính ta đã tự đầu độc BẢN TÍNH LOÀI VẬT vào tâm não ta, khiến ta trở nên con người mang bản tính loài động vật mà ta không hề hay, không hề biết! Và ta bị bịnh là do thức ăn của loài vật truyền bịnh vào người mà ta không hay. Tinh thần cũng ảnh hưởng mãnh liệt thân tâm ta, như ta sống gần người tốt thì ta tốt tính. Ta sống gần người xấu thì tính tình ta xấu theo. Con người ăn mạng động vật càng nhiều, bản tính càng man rợ, bĩ ỗi, nham hiểm, độc ác bộc lộ rõ ràng. Vì vậy Phật dạy đừng sát sanh, có nghĩa là đừng giết và ăn mạng động vật mà hại chính bản thân ta. Đọc Văn hoá truyền thống Phật giáo. Chonnhu.net, nguyenthuychonnhu.net

B.- Mục tiêu CHỨNG ĐẠT GIẢI THOÁT: Có nghĩa là hành giả đã LÀM CHỦ ĐƯỢC SINH LÃO BỆNH TỬ. Có nghĩa là hành giả, tu tập để đưa pháp Phật nhập tâm, khiến Pháp Phật trở thành nguồn sống hàng ngày của hành giả. Có nghĩa là Pháp Phật trở thành như món ăn hàng ngày của hành giả, không có Pháp Phật thì hành giả không thể nào sống an ổn. Một khi pháp Phật nhập tâm, tức là hành giả đã LY DỤC LY ÁC PHÁP, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP. Có nghĩa là khi pháp Phật nhập tâm, thì ác pháp rời khỏi thân tâm ta. Là bởi vì, Pháp Phật là thiện pháp. Thiện pháp có nghĩa là ta sống không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh. Một khi thiện pháp nhập tâm, thì ác pháp tự động rời khỏi thân tâm ta. Lúc đó, thân tâm ta hoàn toàn là thiện pháp và ta sống trong từ trường thiện và khi ta sống trong từ trường thiện, thì từ trường thiện bảo vệ thân tâm ta bình yên.

Đại để cho qúy Phật tử hiểu được, giống như ta may mắn trôi dạt vào quốc gia với sự xây dựng xã hội hoàn hảo, như Anh Quốc, Hoa Kỳ, Nhựt Bổn... nơi đây có hiến pháp, có nền luật pháp kiên cố, thì chính nơi đây, khi mọi người lọt vào đều được xã hội bảo vệ cho ta sống công bằng và bình an. Ta không bị hiếp đáp, ta không bị chèn ép, rình rập bắt bớ, không bị kỳ thị.. Nhờ đó, khiến thân tâm ta an vui sống cho hết kiếp làm người. Có nghĩa là mọi công dân đến sống trong quốc gia nầy đều được bình đẵng như nhau. Và những người cô thế hay tật nguyền đều được ưu ái, chăm sóc tận tình. Tương tự như vậy, khi ta lọt vào từ trường thiện, thì từ trường thiện bảo vệ thân tâm ta thanh thản an lạc và vô sự.

Một khi, Đức Phật ban pháp nào cho hành giả, Ngài thường nói: Con tu hành hoàn hảo pháp nầy, việc con làm đã làm xong, không còn trở tới, trở lui nữa. Có nghĩa là Hành giả nào tu tập pháp Phật nhập tâm, thì đã lọt vào từ trường thiện. Và bình an sống trong từ trường thiện. Từ trường thiện bảo vệ cho hành giả luôn sống THANH THẢN AN LẠC và VÔ SỰ. Tức là chứng quả GIẢI THOÁT. Và Phật cũng có dạy rằng: Nếu ai nương theo sắc ta và kêu réo tên ta thì người đó không bao giờ gặp được Như Lai. Nhưng, bất kỳ người nào, đưa Pháp ta vào tâm khảm, thì gặp Như Lai. Có nghĩa là người đó đã chứng quả GIẢI THOÁT. Người đó, chính là tỳ kheo của Phật đấy. Nên nhớ, đừng bao giờ dại dột đưa Phật hay Alahán Thích Thông Lạc vào tâm nhé. Chỉ đưa pháp Phật vào tâm mà thôi.

Alahán Thích Thông Lạc, khi giảng pháp hay trước khi rời trần gian, Ngài thường khuyên hành giả hãy luôn luôn gìn giữ tâm bất động, hay tâm thanh thản an lạc và vô sự là đủ rồi. Có nghĩa là bất cứ ai, nghe lời Ngài, gìn giữ tâm bất động là được nhập vào TỪ TRƯỜNG THIỆN, TỪ TRƯỜNG THIỆN sẽ bảo vệ cho hành giả sống trong tình trạng bình an, tức là chứng quả GIẢI THOÁT rồi đó vậy.

Muốn tu hành chứng quả GIẢI THOÁT, Phật dạy rất rõ ràng rằng:

1. Sống độc cư: Tại sao phải sống độc cư chứ? Là tại vì hành giả tu hành là tự mình giải thoát cho chính bản thân mình, không liên quan gì đến ai cả. Là tại vì mỗi người là một thế giới riêng tư, là một đơn vị độc lập trong vũ trụ. Cuộc tu hành nầy là tự ta chiến đấu với ta, tự ta chơi với ta. Ta tự gọt rửa thân tâm ta. Mọi sự vật chung quanh ta đều không liên quan đến ta. Nếu ta còn vướng bận, còn nhớ nhung, còn lo âu cho những sự vật chung quanh ta thì ta không thể tu hành để tự chiến thắng bản thân ta. Như vậy, Độc cư không phải là ta chỉ sống một mình ta. Mà là ta hướng tâm trí vào thân ta. Ta sống với ta và ta chỉ biết ta mà thôi. Điều nầy minh xác rằng là tỳ kheo, tu theo Phật Thích Ca, chính là người tự dấn thân tu hành và tu bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào. Tỳ kheo chỉ biết luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ dùng pháp Phật để tự chiến đấu với chính bản thân mình. Dù ta đang ở trong tù, ta vẫn tu được. Dù ta đang ở nhà, ta vẫn tu được. Dù ta đang ở chỗ đông người ta vẫn tu được. Bởi vì ta luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ dùng pháp như lý tác ý bằng thiện pháp, không làm khổ ta, không làm khổ người, không làm khổ chúng sanh, hướng tâm trí vào bản thân ta và ta luôn luôn biết ta đang làm gì mà thôi. (Định tỉnh thức).

Điển hình, có 3 hành giả sống chung nhà, 3 hành giả nầy, nhận 3 pháp khác nhau do Phật ban cho. Tuy họ sống chung nhà, họ phân công việc làm hàng ngày, nhưng 3 hành giả nầy chăm chỉ tu hành, không ai quan tâm đến ai. Họ hướng tâm và tu đạt chứng quả. Có một ngày Phật viếng thăm, và kiểm chứng thì 3 vị cùng chứng quả như nhau. Như vậy, ĐỘC CƯ, không bắt buộc phải chui vào rừng núi hoang vu hay nơi vắng vẻ nào cả. Mà hành giả tự thiết lập nơi an toàn cho mình yên tâm tinh tấn tu hành. Đừng bao giờ thiển nghĩ, nghĩ theo thói quen là TU THÌ PHẢI VÀO CHÙA. Ở ngoài đời, có nhiều người tự học còn giỏi hơn sinh viên vào trường đấy ạ. Tu hành cũng vậy, nhiều cư sĩ tu hành còn thành công tuyệt vời hơn nhà sư. Cư sĩ còn giảng pháp rõ ràng và hướng dẫn tu tập còn tuyệt vời hơn nhà sư tu hành lâu năm đấy. Bởi vì, cư sĩ có tu tập thành đạt mới dám nói. Còn nhà sư, vì chiếc áo mặc trên mình, chưa tu tập, chỉ mới đọc lõm kinh sách và vay mượn tư tưởng của người khác rồi thuyết giảng ào ào như đã thực tu vậy! Coi chừng! Lầm đấy! Phật có dạy, loại giảng sư nầy là người nhai lại bả mía của người khác mà thôi!

Thầy Thông Lạc, sau khi từ giả tà Pháp, về nhà nhờ mẹ và em út Diệu Quang cho ăn mỗi ngày một bữa, Ngài lập thất riêng và tu hành chứng quả Alahán đấy. Có nghĩa là ở đâu tu đó, tự tạo tiện nghi, thích hợp cho mình. Ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc... có thể về Việt nam học đạo, biết pháp rồi thì trở về tu hành. Hành giả nên hiểu cho rõ, tu hành ở đây là ta tự chiến đấu với ta. Khác với học đạo. Học đạo là ta tìm đạo sư hướng dẫn ta pháp tu hành. Một khi ta biết tu tập rồi, thì ta tìm nơi thích hợp cho chính bản thân ta. Đơn giản có vậy thôi. Đừng dại dột cho rằng, ta có tiền, ta xây chùa rồi ta tu hành nhé. Bởi vì xây chùa lên là ta trở thành chủ chùa, là ta trở thành CAI CHÙA đó. Lúc đó, ta chăm lo cái chùa mà quên mất việc tu hành!

Tuy nhiên, khi ta chứng quả giải thoát và muốn tu tập thiền định để đạt Alahán, thì ta cần phải đóng kín 6 căn. Cho nên ta phải chọn nơi vắng vẻ, yên ổn, thích hợp để ta được yên tâm nhập thiền định. Hãy chứng quả giải thoát trước rồi hãy tính tới. Đừng chưa đậu ông Nghè mà đe hàng Tổng, uổng phí thời gian. Đại khái, là đứng núi nầy trông núi nọ.

Hành giả cần nên biết, độc cư ở đây là TÂM ĐỘC CƯ, chứ không phải cảnh độc cư. Tuy ta ở độc cư mà tâm ta hướng ra ngoài thì chưa phải là độc cư. Tuy ta ở độc cư, nhưng, ta độc thoại thì chưa chứng đạt độc cư. Vì vậy, những ai đã sống độc cư, cần thông hiểu để khỏi bị rơi vào tưởng định. Quý tu sinh ở tu viện Chơn Như, hãy bình tỉnh, đừng tự ái. Quý vị có phải đang sống trong độc thoại không? Có phải pháp Phật chưa nhập tâm mà qúy vị đã vội vàng nhập TỨ NIỆM XỨ không? Nếu ai tu đúng pháp Phật thì tâm hồn thoải mái an vui tuyệt vời. Vị nào đi có vẻ nặng nề, bồn chồn, lo âu, gượng ép là tu sai pháp Phật rồi đó.

2. Hơn 40 năm đào tạo hàng ngàn vị Alahán, Phật cho tăng ni ăn mỗi ngày một bữa. Phật chưa giải thích tại sao. Tuy nhiên, nếu có gì bất ổn thì Phật đã sửa cải rồi. Chính bản thân bần đạo, tu học và đã ăn mỗi ngày một bữa, sức khoẻ dồi dào, bịnh bất trị đã tan biến, tâm hồn thoải mái an vui, trí tuệ sáng ra. Già mà không bị lú lẫn, không bị si khờ người già. Nhờ vậy mới tinh tấn tu hành đạt chứng quả. Phật có dạy, khó khăn nhứt đối với nhà tu hành là bị bịnh. Ở đây, hành giả đừng lo lắng ăn mỗi ngày một bữa sẽ yếu sức. Đừng có lo! Bần đạo đã trải nghiệm suốt 12 tháng liền, bằng đi bộ 2 giờ mỗi ngày, kéo tạ, bơi lội 1 giờ, làm việc, soạn thảo bài pháp nhỏ nhỏ, giúp Phật tử tiến gần lời giảng dạy của thầy Thông Lạc, 8 tiếng... tâm hồn sảng khoái, sức khoẻ vẫn an khang.

3. Ăn mỗi ngày một bữa: Tại sao phải ăn mỗi ngày một bữa chứ? Đói ăn, khát uống, buồn thì ngủ đâu có sao? Theo nguyên lý, muốn làm chủ SINH LÃO BỆNH Tử thì phải làm chủ cho được BẢN THÂN TA, muốn làm chủ BẢN THÂN, thì phải làm chủ THÂN TÂM TA. Muốn làm chủ THÂN TÂM thì phải làm chủ cho được BAO TỬ TA.. Bởi vì bao tử đói, khiến ta đau đớn khổ sở, cho nên ta không làm chủ được ta, và ta sẵn sàng làm nô lệ vì bao tử đói. Nếu ta tu tập, ăn được mỗi ngày một bữa là ta đã làm chủ được bao tử ta. Tức là ta làm chủ được SINH LÃO BỆNH TỬ. Muốn tu hành, thì phải trị hết bịnh, mới tu tập có kết quả. Ăn mỗi ngày một bữa là vừa đủ nuôi cơ thể, ta sống để tu hành, chứ không phải sống để hưởng thụ. Nhờ ăn mỗi ngày một bữa mà bịnh tình thuyên giảm tuyết vời, thân thể khoẻ mạnh và tâm trí bình an sáng suốt. Ta nên nhớ, Phật dạy, tuyệt đối không bao giờ sai.

Ăn mỗi ngày một bữa, rất khó, và nhiều người thực hành được, như những tu sinh tu theo Vipassana, hay tu viện Chơn Như. Nhưng, khó hơn nữa là phải ăn gì cũng được, ngon, dở cũng ăn như nhau. Nếu ngon ăn nhiều, dở ăn ít, cũng chưa ổn. Càng khó hơn nữa, đó là khi ngữi mùi thơm hay nhìn thấy đồ ăn ngon bày biện, tâm hồn ta vẫn thản nhiên, không chảy nước miếng, không thèm thuồng, không gượng ép. Thì lúc đó mới gọi là chứng quả. Hiếm người làm được. Vì vậy, muốn tu mà đạt được tột đỉnh, thì hành giả nên tu tập có đối tượng. Nếu tu tập mà tránh đối tượng, đến khi gặp đối tượng, thì thân tâm bất ổn ngay. Tâm bất ổn tức là tâm chưa an định, tức là ta chưa làm chủ được tâm.

Các tu sinh đang ăn mỗi ngày một bữa, tư duy xem bần đạo viết có đúng không? Điều nầy minh xác rằng qúy tu sinh, tu tập pháp Phật chưa nhập tâm đấy nhé. Nếu pháp Phật nhập tâm, tức là ta đã làm chủ được tâm rồi. Khi ta làm chủ được tâm rồi, thì ta cảm nhận được tâm hồn ta sáng đẹp thanh thoát tuyệt vời. Tự nhiên, ta lọt vào nhẫn nhục, thoả thuận, bằng lòng an vui tự tại.

4. Thầy Thông Lạc ăn mỗi ngày một bữa, Phật tử nhìn thấy rõ ràng, hình ảnh Ngài vẫn thể hiện sức khoẻ dồi dào, niềm vui chan chứa tràn đầy, thông minh tuyệt vời, khiến người người hăm mộ, kính thương!

5. Một khi ta làm chủ được bao tử ta, thì 4 tham dục danh, tài, sắc, ngủ, ta cũng ly dục ly ác pháp dể dàng. Khi ta ly dục ly ác pháp dể dàng, tức ta tăng trưởng thiện pháp và ta sống trong từ trường thiện, thì rõ ràng ta đã tự động tiến vào TÂM BẤT ĐỘNG. Là ta đã chứng quả giải thoát đó vậy. Và ta đã làm chủ được SINH LÃO BỆNH TỬ, ta không còn bệnh hoạn gì cả. Khi ta sống trong từ trường thiện, thì bịnh hoạn rời khỏi thân tâm ta, thì 5 tưởng dục tham sân si mạn nghi, cũng từ từ rời khỏi thân ta. Mọi ác pháp không còn tấn công ta nữa.

6. NGUYÊN LÝ rất rõ ràng, bởi vì khi ta ăn chay được mỗi ngày một bữa, thì ta không còn ham gì nữa, khi ta không còn ham gì nữa, thì ta không còn dục gì nữa, ta không còn dục gì xảy ra, thì rõ ràng ta đã làm chủ được THÂN TÂM TA rồi phải không nào? Tham dục giảm đến mức tối thiểu thì tưởng dục tham sân si mạn nghi cũng từ từ biến khỏi thân ta. Phải hiểu cho rõ ràng rằng, ta hết ham đây là ta hết ham tham dục, đua đòi, nhưng, ta rất yêu đời và tự tin, tinh tấn tu hành trong niềm vui tự thắng chính bản thân ta!

Có điều rất kỳ diệu hành giả không ngờ được!. Thực vật chứa nhiều vi thuốc giúp ta khỏe mạnh và khi ta quen chiến đấu với ta rồi, thì ta cảm nhận an vui tinh tấn tu hành hơn là ta chiến đấu với ngoại cảnh và tha nhân. Loài người vốn ham thích chiến đấu với ngoại cảnh và tha nhân hơn tự chiến đấu với bản thân. Bởi vì chiến đấu với ngoại cảnh và tha nhân, nó có tính khích tướng khiến ta muốn tranh đua. Nhưng, thắng thì ta vui, thua thì ta buồn, dù thắng hay thua, đến lúc ta cũng buồn chán đến hết muốn sống. Nhưng mà ta sợ chết! Trong khi đó, ta chiến đấu với ta. Tuy không có kích thích, khuyến khích hay cổ võ, ta chiến đấu với ta quen rồi, ta không còn sợ chết, nhưng mà ta muốn được sống để ta được tiếp tục chiến đấu đến toàn thắng. Đây mới là cuộc chiến thắng vinh quang nhứt mà ta không bao giờ mơ đến!

Trong giai đoạn nầy, Hành giả buông thả tất cả, an vui sống trong tự tại, không lo âu, không băn khoăn, không bồn chồn, không háo hức... Mọi chuyện bình thản như dòng nước lững lờ trôi qua hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng sát na. Do đó, hành giả không cần phải tu tập THIỀN ĐỊNH, không cần phải nhiếp tâm nhập Tứ Niệm Xứ. Mà chỉ cần, luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ, dùng pháp như lý tác ý trong tinh thần thiện pháp hướng tâm và trí vào bản thân ta mà thôi. Khi ta tu tập quen thuộc rồi, thì rõ ràng Pháp Phật đã nhập tâm ta và ta đã chứng quả giải thoát rồi đó vậy. Cho nên, thầy Thông Lạc thường nói: Chứng quả đâu có gì là khó! Nếu ta tu tập đúng pháp và đưa pháp nhập tâm là xong rồi kia mà! Tu hành như vậy, đâu cần phải chạy đi tìm chỗ xa xôi cho phí thời giờ. Điều nầy rõ ràng rằng, tu theo Phật pháp là gìn giữ cho tâm hồn khoan thai, thoải mái an nhàn tự tại, từ từ, luôn luôn thường xuyên và trường kỳ đưa Pháp Phật nhập tâm là xong rồi. Gượng ép, thúc hối, lo âu, tính ngày, tính giờ chờ đợi kết quả, tuyệt đối không bao giờ đưa pháp Phật nhập tâm được đâu nhé. Cho nên, bí quyết tu theo Phật pháp mà Thanh Thiện phát hiện được là:

a) THỜI GIAN TU TẬP CÀNG DÀI và TỐC ĐỘ CÀNG CHẬM ĐẾN MỨC TỐI THIỂU thì Pháp Phật nhập tâm dể dàng mà thôi. Bởi vì, ta không còn thì giờ quan tâm nhìn thời gian trôi qua. Ngược lại với ngoài đời, tốc độ càng gia tăng nhanh và thời gian càng thu ngắn.

Ví dụ 1: Đi kinh hành, thời gian tu tập tăng lên từ từ càng lâu và đi càng chậm thì thành công ngoài mong ước. Nhớ là thong thả để tự nhiên, chứ đừng cố ý, hay quan tâm trì hoãn, gò bó. Có nghĩa là cứ tập tăng thời gian lên từ từ và tập giảm tốc độ từ từ cho quen thuộc. Từng giai đoạn một.

Ví dụ 2: Định niệm hơi thở, lúc đầu tập mỗi ngày 15', rồi tăng lên lần lần cho đến quen thuộc. Lúc đó, ta nhận biết được, khi ta điều khiển được hơi thở, sức khoẻ dồi dào, tâm hồn thoải mái an vui. Nóng tính tự động, nhẹ nhàng rời khỏi thân ta.

Ví dụ 3: Leo núi. Nếu mỗi ngày, ta tập leo lên 100 mét, rồi trở xuống. Tập leo như vậy quen thuộc rồi, bấy giờ ta tập leo lên 200 mét, khi quen thuộc rồi, ta tập leo lên 300 mét. Cứ như vậy, khi ta leo lên đến đĩnh núi, ta cảm nhận niềm vui ngọt ngào dâng ngập lòng ta. Nếu ta gượng ép, trèo lên cho đến đỉnh núi, được thôi, nhưng, khi thoả mãn tính hiếu kỳ, khi thoả mãn lòng tham dục rồi thì ta ngán ngẫm, không muốn trèo lên nữa. Có nghĩa là ta trèo lên đỉnh vì tham dục thì ta thoả mãn được rồi, ta không còn ham đến nữa. Còn ta lên tới đỉnh bằng tinh tấn tu tập, khi lên tới đỉnh rồi. Ta hân hoan đón nhận thành quả tốt đẹp và hàng ngày ta huân tập để trở thành thói quen vĩnh viễn trong sinh hoạt của đời ta. Thanh Thiện đưa ra ví dụ nầy là để hành giả hiểu rõ được thoả mãn dục và tinh tấn tu hành đạt chân lý khác nhau như thế nào. Nếu qúy tu sinh trong tu viện Chơn Như hiểu được ví dụ 3 thì giúp ích rất nhiều cho việc tu hành. Bởi vì có nhiều tu sinh ham tu vì muốn chứng quả Alahán hơn là chứng quả GIẢI THOÁT.

Nói một cách rõ ràng hơn, đây là giai đoạn tu tập gìn giữ giới pháp, với thời gian 7 năm, để ta làm quen thuộc pháp Phật. Khi pháp Phật nhập tâm, là lúc ta luôn sống trong thiện pháp. Một khi ta sống trong thiện pháp, thì ta đâu có vi phạm giới pháp nào? Có nghĩa là, ta theo đúng lời thầy Thông Lạc dạy, là hành giả miên mật gìn giữ giới pháp và khi nào giới pháp nhập tâm thì đã chứng quả GIẢI THOÁT. Như vậy, ta luôn sống trong từ trường thiện thì chính ta đã gìn giữ giới pháp miên mật trong thời gian 7 năm, thì Pháp Phật nhập tâm rồi. Phải không nào?

b) Tu chơi mà thiệt, tu thiệt hư sự: Làm sao để pháp Phật nhập tâm vậy?

Qúy Phật tử phải phân biệt cho rõ ràng rằng: Học thuộc lòng và nhập tâm là 2 việc làm hoàn toàn khác nhau. Học thuộc lòng là khi ta thuộc bài và trả bài xong, thi cử xong rồi, là ta không cần nữa. Ta có quyền quên đi. Bởi vì ta đã thoả mãn tham dục xong rồi.

Pháp Phật nhập tâm là ta tác ý thuộc lòng, ngày nào, tháng nào, năm nào, ta luôn luôn nhắc tâm, ghi nhớ thấm sâu trong tâm não ta, khiến ta không thể nào quên được. Có nghĩa là Pháp Phật không rời khỏi thân tâm ta, cho đến khi ta chết cũng cứ mang theo. Vì vậy, phương pháp tuyệt kỷ, để pháp Phật nhập tâm là ta TU CHƠI THÀNH THIỆT. Bởi vì bất cứ lúc nào, ta đều dùng pháp như lý tác ý Pháp Phật vào tâm, thì pháp Phật từ từ ngấm vào thân tâm ta. Bởi vì ta tu hành là để chứng đạt chân lý, cho nên, khi pháp Phật nhập thân tâm ta, thì mọi hiện tượng huy hoàng xuất hiện trên thân tâm ta rất rõ ràng. Đó là kết quả tu tập thực sự mà ta thu hoạch được. Một khi các hiện tượng xuất hiện thì ta vui mừng, nhưng, đừng nói ra, người đời mê muội, không hiểu, họ không tin tưởng và cho rằng ta nói quá đáng!

Tu hành cần cù là có tâm ý thoả mãn tham dục, cho nên cần cù là thành công trên đường sự nghiệp, nhưng, cần cù là thất bại trên đường tu hành. Còn tinh tấn tu hành là từ từ, khoan thai, nhẹ nhàng, an vui, ta luôn luôn tác ý, như ta hát lên bài ca mà ta vui thích, thế là pháp Phật nhập tâm hồi nào không hay.

c) Coi như ta đã chết: Muốn tu đúng pháp Phật là coi như ta đã chết. Khi ta chết đi, thì chung quanh ta không có gì liên quan đến ta. Như vậy, ta không cần gì phải lo lắng, lo âu, nghĩ ngợi gì cả. Việc nhà tu hành làm duy nhứt và rất đơn giản, nhưng vô cùng khó khăn. Đó là ĐỪNG CHO TÂM HƯỚNG RA NGOÀI. Giống như NÀI huấn luyện ngựa, đưa ngựa về ở yên một chỗ. Khi tâm không còn hướng ra ngoài, chính là ta đã tu xong định tỉnh giác, định sáng suốt và ta đã chứng quả giải thoát rồi. Tâm ta đã từ từ tiến sâu vào BẤT ĐỘNG TÂM ĐỊNH.

7) Cần giải thích: Thầy Thông Lạc biết rõ ràng, khi hành giả sống trong thiện pháp, thì chính hành giả đã gìn giữ giới pháp miên mật rồi. Nhưng, tại sao thầy Thông Lạc còn dạy hành giả gìn giữ giới miên mật, nhập tâm thì chứng quả? Điều nầy có phải là lẩm cẩm, dư thừa không?

Là tại vì thầy Thông Lạc đứng trước rừng tăng ni phạm giới tưng bừng. Cho nên Ngài mới nhấn mạnh giữ gìn giới pháp, đánh thức họ, cảnh cáo họ, để họ biết là họ đang phạm giới và quay về gìn giữ giới pháp, sống trong thiện pháp. Đừng dùng chiếc áo nhà tu hành lường gạt bá tánh nữa, sẽ mang nặng tội Nhân Quả. Đây là lời cảnh tỉnh vô cùng nhân ái đối với những nhà tu hành đã rơi vào u mê lường gạt bá tánh để cầu sinh, vì sống trong thói quen mà họ không hề hay biết! Là tỳ kheo, tuyệt đối không có phẩm hàm. Không có mang danh thượng toạ, đại đức, quốc sư gì cả. Khởi đầu tu hành là tỳ kheo và chết đi vẫn là tỳ kheo mà thôi nhé. Quần áo chỉ cần để che thân, tuyệt đối, không cần phải khoe SẮC TƯỚNG, khiến bá tánh mê muội, hướng theo mình. Nếu bá tánh hâm mộ hướng theo mình, thì làm sao ta an tâm tu hành?

8) Yêu cầu thầy Thanh Thiện hướng dẫn tu chứng quả Alahán: Có 5 hành giả đã tu tập xong độc cư, ăn mỗi ngày một bữa thuần thục. Họ vui mừng và báo tin cám ơn Thanh Thiện. Một vị đang ở tu viện Chơn Như, 4 vị kia không biết ở đâu. Họ yêu cầu thầy Thanh Thiện hướng dẫn cho họ tu tiếp. Thanh Thiện trả lời rằng: Thanh Thiện chỉ hướng dẫn cho Phật tử thân thương thương kính thầy Thông Lạc tu chứng quả GIẢI THOÁT mà thôi. Còn những ai muốn tu tiếp đến chứng quả Alahán, thì hãy nương theo lời dạy của Đức Trưởng Lão mà tu tập, sẽ đạt được ước muốn. Bởi vì, vị nào tu tập chứng quả giải thoát, là tự mình nhìn rõ đặc tướng của mình mà chọn pháp. Không cần phải dựa vào ai nữa.

C.- Mục tiêu GIẢI THOÁT LUÂN HỒI. Tức là chứng quả Alahán, tức là tự tịnh chỉ hơi thở, gởi xác lại trần gian và thăng tiến nhập vào Niết Bàn, không còn làm người khổ đau nữa. Tự tử, dù dưới bất cứ hình thức nào, đều phải đầu thai trở lại làm người hay làm súc vật, tùy theo NGHIỆP LỰC mà hành giả đã tạo ra. Cho nên, Phật tử đừng bao giờ tin rằng: Có bồ tát vì chúng sanh, vì đạo pháp mà tự thiêu, là hoàn toàn ngụy tạo, là xuyên tạc sự thật đấy. Bồ tát là thánh nhân thì biết xử sự chứ? Bồ Tát đâu đến phải tuyệt vọng, nông nổi, dại dột, u mê tự tử chết, để vì cứu phe nầy và để tiêu diệt phe bên kia, phải không nào?

Đây mới là giai đoạn mà hành giả cần tu tập TỨ NIỆM XỨ để tạo ĐỊNH LỰC và tu tập TỨ THÁNH ĐỊNH định để chứng quả Alahán. Ngày xưa, khi Hoàng Tử Sĩđạtta khởi hành tu tập, Ngài không hề tu tập THIỀN ĐỊNH gì cả. Việc mà Ngài vô tình, lúc 10 tuổi, theo cha đi dự lễ CÀY CẤY, rất vô tình Ngài nhập được thiền. Mà lúc đó Ngài không hề biết là THIỀN gì. Bẵng đi thời gian dài, cho đến khi xuất gia, khoảng 29 tuổi, Ngài tu tập theo tà pháp, Ngài nhập được Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ. Ngài nhận chân rằng: THIỀN NẦY, không phải là đáp án Ngài mong đợi, tức là không làm chủ được sinh lão bệnh tử và giải thoát luân hồi. Ngài quyết định bỏ đi, như bỏ đôi giày rách. Lúc bấy giờ, khoảng 36 tuổi, Ngài sực nhớ, khi tuổi thơ, Ngài đã nhập vào THIỀN nào đó. Và bấy giờ, Ngài mới nhập trở lại và Ngài khám phá ra Tứ Thánh Định. Đây mới là thiền đã giải quyết được đáp án mà Ngài mong đợi đó là LÀM CHỦ SINH LÃO BỆNH TỬ và GIẢI THOÁT không còn tái sanh làm người khổ đau nữa. Từ đó, Ngài mới đem dạy cho những Hành Giả nào đã chứng quả giải thoát, tiếp tục dùng THIỀN ĐỊNH tu hành để tự chứng quả Alahán.

Điều rõ ràng để ta nhận chân được, nếu Phật biết tu thiền định, thì Ngài đâu cần phải sống cuộc đời vô cùng khổ hạnh, suốt 6 năm tu theo tà pháp phải không nào? Do đó, những hành giả nào chưa tu tập chứng quả giải thoát mà vội vàng tu tập THIỀN ĐỊNH là hành giả đó tu tắt, là tu vì THAM DỤC và tu vào rừng u mê mê tín, mịt mù vu vơ mà không hay biết gì cả! Dù tu vô lượng kiếp cũng uổng phí đời tu mà thôi.

Việc gì cũng phải có căn bản của nó, có nguyên lý của nó. Học sinh tiểu học mà đòi giải phương trình toán học thì không khùng cũng điên. Phải không nào? Nhà tu hành, tu tập chưa chứng giải thoát, tức là Pháp Phật chưa nhập tâm, mà nhảy vào tập thiền định, thì rõ là tu điên, tu dại rồi, còn gì để ngụy biện nữa chứ! Điều nầy, tu viện Chơn Như bắt buộc phải nghiên cứu cho kỹ, trước khi cho tu sinh nhập thất.

C.- Tại sao tu chứng quả giải thoát, Phật cho là đủ rồi? Như vậy, khi chết thì ta tái sanh làm người, chứ chưa được giải thoát làm người hết khổ đau phải không nào? Điều nầy có mâu thuẫn chăng?

Theo nguyên lý, muốn không còn tái sanh làm người khổ đau, thì ta phải chứng quả Alahán, rồi ta tịnh chỉ hơi thở, thăng tiến nhập niết bàn. Vậy tại sao ta chỉ mới chứng quả GIẢI THOÁT, mà khi chết, ta không còn tái sanh làm người khổ đau? Tại vì hành giả nào đã chứng quả GIẢI THOÁT và đang sống trong từ trường thiện, thì được từ trường thiện bảo vệ, chờ duyên đến, thì chứng quả Alahán vào thời cuối của cuộc đời. Làm sao biết sẽ chứng quả vào thời điểm đó chứ? Tại vì khi ta tiến vào thời điểm CẬN TỬ NGHIỆP, do xung động, khiến tưởng thức hoạt động rất mạnh và tưởng thức chấp nhận hợp tác với ý thức, đánh thức thức thức dậy, rồi trong thời gian từ 5 đến 7 ngày, các thức phối phợp, bất ngờ, tạo nên tình trạng chứng quả Alahán. Tạm gọi là thời điểm ĐỐN NGỘ. Tại sao, khi tiến đến thời điểm cận tử nghiệp, con người chết ngay lúc đó, thì làm gì có 5, đến 7 ngày để các thức phối hợp trong thời điểm ĐỐN NGỘ chứ? Tại vì lúc thân con người chết đi, nhưng tưởng thức, ý thức, tâm, và thức thức chưa rời thân người ngay. Các thức và tâm còn lưu lại nơi thân người từ 5 đến 7 ngày mới biến khỏi. Nếu người tu hành đúng pháp Phật, tức là đang sống trong từ trường thiện, thì nhờ từ trường thiện bảo vệ, ý thức, tâm, tưởng thức và thức thức dư thời giờ để làm cuộc phối hợp tuyệt hảo, đưa ta đến chứng quả vào thời điểm cận tử nghiệp.

Tại sao các tổ thường khuyên Phật tử tẩm liệm và làm tuần người chết? Đó là các tổ nghe qúy vị Alahán cho biết rằng: Con người chết đi, các thức vẫn còn lưu lại 5, 7 ngày. Các tổ suy ra rằng, các thức đây là LINH HỒN. Từ đó, mới có lễ cầu an cho người chết.

Cần giải thích cho rõ chỗ nầy nhé. Tưởng Thức và ý thức có 2 khuynh hướng trái ngược. Ý thức thì có khuynh hướng hướng thượng, thiện pháp. Còn tưởng thức có khuynh hướng hướng tham dục, ác pháp. Nếu tưởng thức chịu từ bỏ tham dục mà hợp tác hướng thiện thì ta thành thánh nhân rồi. Nhưng vì sự tranh chấp của tưởng thức (nịnh thần) cho nên ta phải tu hành để ly dục ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp. Khiến cho tưởng thức hoạt động về tham dục yếu đi, Tuy tưởng thức yếu đi rồi, nhưng bản tính còn ương ngạnh chưa chịu nhượng bộ. Lúc bấy giờ, cơ duyên đến, như là có sự xung động đột ngột trên thân ta, khiến cho tưởng thức hoảng sợ, bấy giờ tưởng thức mới ngoan ngoãn chịu hợp tác với ý thức làm nên chuyện lớn. Tưởng thức hoạt động vượt không gian và thời gian, nếu tưởng thức không bắt tay với ý thức thì ta không thể nào trở thành thánh nhân. Trong khi đó, ý thức rất yếu và hoạt động bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Vì ý thức quá yếu, cho nên Phật dạy cho ta biết pháp như lý tác ý dùng làm dây cương huấn luyện, kéo tâm về thiện pháp.

Còn về tâm, tâm như con nít, tâm không có tâm thức. Nếu tâm có THỨC, tức là tâm biết lựa chọn. Khi tâm chọn THIỆN PHÁP thì ta thành thánh nhân rồi, chứ đâu cần gì đi tu, phải không nào? Tâm như con nít, nhưng vô cùng quan trọng trên thân tâm ta. Đại để cho dể hiểu, đứa con nít, vô cùng quan trọng đối với mọi người trong nhà đó vậy.

Đại để cho các hành giả hiểu rõ ràng hơn. Trong vũ trụ mọi hiện tượng đều có sẵn. và ta biết tạo nên môi trường thuận tiện để cơ duyên đến thì thành chuyện. Giống như, chỉ cần tia chớp nổi lên, thì tạo ra mưa liền. Giống như trong cuộc sống hằng ngày của ta, có nam, có nữ, chỉ cần có môi trường, có cơ duyên thì thành gia đình. Mọi hiện tượng đều có sẵn, chỉ cần ta tạo ra môi trường, chờ đợi cơ duyên đến thì có chuyện xảy ra rõ ràng. Những sinh viên đã từng vào phòng thí nghiệm hoá học, thì dể dàng cảm nhận ra điều nầy.

Ví dụ rõ ràng để chúng ta nhìn ra thực tế ngay. Chỉ cần ta ở dơ thì trên đầu có chí, trong áo quần có rận, trên giường có rệp. Môi trường mà ta tạo ra là dơ bẩn, và do DUYÊN XÚC TÁC, mà ta không nhìn thấy được, đã tạo ra chí, rận, rệp. Đó là chuyện thường tình biến hoá trong thế gian. Gọi là DUYÊN NHÂN QUẢ. Cho nên DUYÊN NHÂN QUẢ, không có chuyện nợ nần. Chỉ có NHÂN và QUẢ mới có chuyện nợ nần nhau mà thôi nhé. Cho nên, cha con, chồng vợ là duyên nhân quả. Tuyệt đối, họ không phải là nhân quả.

Tóm lại, môi trường mà hành giả đã tạo là TỪ TRƯỜNG THIỆN, chờ duyên đến, (Thức Thức) đến tác động tạo thành NHÂN QUẢ, nhân quả đó là chứng quả vào thời kỳ cuối của cuộc đời hành giả đó vậy. Có những người chết đi rồi, tự nhiên sống lại, đó là lúc tưởng thức hoạt động rất mạnh, gọi là bản năng cầu sinh. Hoặc khi bị bịnh, bác sĩ đã xác nhận chết, nhưng, người bịnh trở nên hết bịnh và sống lại cũng nhờ vào chính ý chí cầu sinh của tưởng thức đó vậy. Tưởng thức hoạt động vượt không gian và thời gian. Rõ ràng thêm, khi có nước thì có sinh vật xuất hiện. Mỗi sinh vật có CHẤT XÚC TÁC RIÊNG, chất xúc tác nầy là duyên va chạm trong môi trường tạo ra cá, rắn....

Phật giáo là tôn giáo khoa học. Cho nên, những gì Phật dạy đều có NGUYÊN LÝ sâu xa của nó. Dó đó, nếu áp dụng sai nguyên lý thì không bao giờ tu hành đạt được kết quả, không bao giờ đạt đúng mục tiêu.

1) Bản Ngã, là bản ngã riêng của từng người. Không một ai có đủ khả năng biết được bản ngã của người khác, không một ai có đủ bản lĩnh biết được đặc tướng của người khác. Ngoại trừ Phật Thích Ca. Nhờ Ngài biết được đặc tướng của hành giả và Ngài đã trao pháp cho hành giả tu hành tiến đến chứng quả.

Điển hình cho chúng ta nhận biết được ngay, đó là Alahán Thích Thông Lạc, Ngài đã trao pháp cho tu sinh của Ngài, nhưng không ai tu tập được. Là tại vì, mọi người đều hiểu theo lời dạy của đại thừa, Alahán sẽ thể hiện thần thông, bay lên trời, đi trên nước, biến hoá thiên hình vạn trạng. Là bởi vì, tu sinh không tin tưởng vào thầy Thông Lạc hoàn toàn. Ai ai, cũng bán tín bán nghi. Cho dù thầy Thông Lạc đã thể hiện thần thông giáo hoá chúng sanh, như nhập thất 15 ngày không ăn uống. Cho dù thầy Thông Lạc đã chứng tỏ cho tu sinh biết, Ngài bị bịnh ho ra máu, Ngài không đi nhà thương và tự trị hết bịnh trong 15 ngày, chỉ uống 1 ly nước cam mỗi ngày và nhập thiền định, tự trị hết bịnh. Cho dù Ngài đã sống trong đạo hạnh của bậc Thánh Tăng, ăn mỗi ngày một bữa, sống độc cư, ngủ 2 tiếng, làm việc hơn 20 giờ mỗi ngày, tiền không dính túi. Nhưng Ngài vẫn không thuyết phục tu sinh tin tưởng TUYỆT ĐỐI nơi Ngài. Cho nên, khi tu tập, họ do dự, lừng khừng, lo âu, tính từng ngày, từng tháng và thói quen hư đốn đã tu tập sai lầm từ trước, tu sinh đều không chịu buông bỏ, thêm vào, tu sinh theo thầy Thông Lạc tu hành là vì tham dục, là vì ham chức vị Alahán. Niềm tin là tiên khởi, là quan trọng, là quyết định trong việc tu hành. Hành giả thời Phật, nhờ họ tin tưởng tuyệt đối vào Phật, cho nên, họ sẵn sàng chết theo Pháp Phật, ngày đêm miên mật, họ đưa pháp Phật nhập tâm. Nhờ đó họ cùng chứng quả.

Đó đó, chỉ có Phật Thích Ca mới có đủ bản lĩnh để biết được đặc tướng của tha nhân mà thôi. Ngay như việc, nhìn trong ly nước có vi trùng, chỉ có một mình Phật Thích Ca nhìn thấy mà thôi. Vì vậy, hành giả đừng nằm mơ sẽ có đạo sư biết được đặc tướng của mình. Tuy nhiên, muốn biết được đặc tướng của mình. Hành giả cần tinh tấn tu hành chứng đạt được GIẢI THOÁT. Nhờ chứng đạt được giải thoát, lúc bấy giờ, ta không còn lệ thuộc vào bên ngoài, ta đã làm chủ được ta và ta đang sống trong từ trường thiện, tức là tâm ta đã bất động, nhờ tâm ta bất động, cho nên ta nhìn ta như nhìn vào ao hồ không có sóng gợn, nước trong văng vắt, ta nhìn rõ ta như nhìn những đường chỉ trong lòng bàn tay. Từ đó, ta mới biết được đặc tướng của ta mà ta chọn pháp tu hành để tiến đến đạt chứng quả Alahán .

2) Thầy Thông Lạc dạy có ái ngữ hay không ái ngữ? Chúng ta hãy quan sát hình ảnh cha và mẹ dạy con, thì rõ. Đối với người mẹ, mẹ đánh con đau thấu thịt xương, nhưng mẹ đau đớn thấu tận tâm can. Bởi vì mẹ dạy con mang theo tình thương bao la, da diết. Còn người cha đánh con đau thấu thịt xương và cha xả cơn tức giận ngập tràn. Bởi vì người cha đánh dạy con trong cơn tức giận tột cùng. Tuy người mẹ đánh con và mang theo tình thương, làm sao con biết? Người bị đánh chỉ biết đau, thì giận mẹ, thì ghét mẹ mà thôi. Tương tự như vậy, thầy Thông Lạc dạy cho chúng sanh, là Ngài nói lên sự thật. Đạo sư là người phải nói lên sự thật, mang theo tình thương bao la cứu người. Nhưng, tùy theo đối tượng đón nhận lời dạy của Ngài có ái ngữ hay không ái ngữ mà thôi.

Nơi đây, qúy Phật tử cần tư duy cho rõ. Đạo sư không được uốn lưỡi. Thấy sao nói vậy. Sự thật mất lòng thây kệ họ. Thơm nói thơm, thúi nói thúi, trắng nói trắng, đen nói đen. Tuyệt đối không dùng ái ngữ. Ái ngữ là đạo đức giả, là muốn người khác vui lòng tin mình. Dù mình có sai họ cũng phải tin. Đây là đạo sư đã phạm giới, tức là phạm tội lường gạt đó vậy. Người đời có tin hay không là chuyện của họ. Sự thật là sự thật. Người đời có quyền u mê qùy lạy van xin vớ vẫn nơi Phật giả Adidà. Đạo sư biết rõ thì cứ nói đó là giả. Bồ tát Quảng Đức giả thì cứ nói là giả. Dù chết cũng phải nói lên sự thật. Ai tin thì tốt cho họ. Ai không tin thì đành chịu. Nhiệm vụ tình nguyện của đạo sư là nói lên sự thật để cứu được người nào hay người đó mà thôi. Không cần họ đáp lễ, cho nên, không cần phải uốn lưỡi, vô tình hại chính bản thân mình, tức là phạm giới lường gạt mà không hay biết! Ái ngữ là dùng để tán tỉnh, để lôi kéo người nghe theo mình. Tuyệt đối, không phải dùng để diển giảng chánh Phật pháp. Phật pháp là chân lý, là nguồn sống của mỗi người, tự hành giả phải tìm đến để được hưởng hạnh phúc bền vững triền miên.

Ví dụ 1: Chó ăn phân. Thầy Thông Lạc dạy rằng, đối với chó, PHÂN là trân qúy. Đối với người thì phân là gớm ghiết, là dơ bẫn. Lời dạy nầy, đối với người có tâm tu hành thì cho là ái ngữ, là lời cảnh tỉnh ta rằng: Quyền uy và tài sản đều là phù du, PHẤN THỔ. Ta hãy buông ra, và lo tu hành để đạt chân lý. Còn đối với những người còn ham mê quyền uy và tài sản, dâm dục, thì lên án thầy Thông Lạc là KHÔNG ÁI NGỮ. Không ái ngữ, cho nên họ không tin thầy Thông Lạc đã chứng quả Alahán. Thời Phật cũng vậy, người thời đó, không tin Phật là THÁNH NHÂN. Nếu họ tin Phật là Thánh Nhân thì họ đâu có dã tâm quét Phật giáo ra khỏi Ấn Độ. Phải không nào?

Ví dụ 2: Phật Adiđà giả. Tuy dẫn chứng đầy đủ, nhưng, đối với những con người mê tín dị đoan thì lên án, nguyền rủa thầy Thông Lạc là chia rẻ tôn giáo, là chống đối chính quyền!

Ví dụ 3: Kinh sách Đại thừa đang lưu truyền trong dân gian là liều thuốc độc hại đời tu sĩ: Đối với người có tâm tu hành thì vui mừng, đón nhận lời giảng dạy của Ngài để tự động bước ra khỏi rừng mê. Còn đối với những kẻ bị bể nồi cơm, vì ham danh, hám lợi, thì họ oán hận thầy Thông Lạc thấu xương tủy!

Ví dụ 4: Một con chó sủa, cả bầy chó sủa theo: Lời của nhà sư Thường Chiếu, thoát ra hơn 700 năm. Đối với người có tâm tu hành, thì cho đây là lời dạy thấm thiá, giúp ta thoát ra khỏi u mê tăm tối. Còn đối với người u mê mê tín dị đoan, thì cho rằng sỉ vả họ. Bởi vì họ đâu có biết, tuy họ có LÝ TRÍ, nhưng họ u mê bắt chước người đi trước đã sai lầm mà cúi đầu, chui vào chỗ sai lầm mà không chịu thức tỉnh, bước ra!. Tội nghiệp nhứt là trẻ thơ. Vì người lớn ngu muội, đưa đẫy tuổi thơ tu hành sai Phật pháp, khiến họ phải ngụp lặn mãi trong u mê tăm tối mịt mù mà nào hay nào biết!

2) Tại sao Phật dạy phải quán đồ ăn bất tịnh? Quán đồ ăn bất tịnh, tức là ta quán đồ ta đang ăn là DƠ BẪN, là PHÂN BÙN hôi tanh. Do đó, nếu hành giả ngon ăn nhiều, dở ăn ít, nhìn thấy hay ngữi mùi thơm ngon mà thèm thuồng, thì điều nầy chưa quán được đồ ăn bất tịnh. Chưa quán được đồ ăn bất tịnh, tức là chưa quán được VÔ THƯỜNG. Chưa quán được vô thường, tức là chưa chứng quả giải thoát, thì làm sao tiến hành tu tập TỨ NIỆM XỨ? để tu tập ĐỊNH LỰC, thì làm sao tu tập Tứ Thánh Định để chứng quả Alahán phải không nào? (Phật dạy riêng cho thánh tăng thánh ni).

Nếu hành giả ngon ăn nhiều, dở ăn ít, tức hành giả chưa có khả năng quán đồ ăn bất tịnh, hay nói rõ ràng hơn, hành giả còn qúy thân mình, tức là vẫn còn là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Thì chưa thể nào chứng quả giải thoát đó vậy.

Hoàn cảnh ngày nay, không một quốc gia nào chấp nhận cho phép đi ăn xin, bởi vì trật tự xã hội, họ ngăn ngừa bọn lưu manh, mặc áo thầy tu vừa đi xin ăn, vừa đi ăn trộm, cướp giựt. Nhứt là việc ăn mỗi ngày một bữa, không còn là gánh nặng của người thân nữa. Cho nên, hành giả có thể, tự chọn cho mình nơi an thân và xin người thân ăn mỗi ngày một bữa để tu hành, không còn bị bất tiện như xưa. Nhứt là ngày nay, người thân sẵn sàng yểm trợ cho hành giả tu hành vô điều kiện. Nói khác hơn, nếu có người tu hành chân thật, thì họ tình nguyện trong niềm vui đạo pháp. Đây là họ muốn gieo duyên, để có ngày họ sẽ được hưởng phước tu hành.

Để cho Phật tử thông hiểu được rằng không ai hiểu được khả năng ta trong việc tu hành. Khác với ngoài đời, khác với học đường, người ta lấy điểm khả năng của một người làm chuẩn, rồi người ta đem ta ra so sánh để xác định khả năng của ta. Nhưng tu hành thì không thể nào làm như vậy. Chẳng hạn, ta yêu một người nào đó, bây giờ tu hành, ta gạt bỏ tình yêu. Chỉ có ta mới biết ta gạt bỏ được chưa mà thôi. Và chính ta cũng còn nghi ngờ vào bản thân ta. Vì vậy, chỉ khi nào ta tu hành chứng quả giải thoát, lúc đó, ta làm chủ được ta. Bấy giờ ta mới biết rõ ta đã từ giả được tình yêu chưa mà thôi.

3) Tu hành là ta trực diện chiến đấu với ta. Dù đông người hay vắng vẻ, không liên quan gì đến ta. Tại sao Phật dạy hành giả phải tìm nơi vắng vẻ? Phật dạy ta tìm nới vắng vẻ, là có nguyên lý của nó. Nguyên lý đó là thử thách ta có còn sợ hay không? Tại vì theo nguyên lý, khi ta làm chủ được bao tử, tức là ta làm chủ được bản thân ta thì ta không còn sợ hãi gì nữa cả. Chết ta còn không sợ, vậy có gì đáng sợ hơn là chết? Nếu ta còn sợ hãi, tức là ta còn qúy thân ta, tức là ta còn chấp giữ 5 ấm, tức là ta vẫn là ta, là của ta là bản ngã của ta. Hành giả ra nơi vắng vẻ, mà còn do dự, còn lo sợ muỗi, sợ rắn, sợ bò xít, sợ cọp...tức là hành giả chưa quán thông suốt VÔ THƯỜNG, tức là hành giả còn qúy bản thân mình. Như vậy là chưa chứng quả giải thoát đó. Phật cũng dạy quán vô thường, tức nhìn vào xác chết, nhìn thấy xác chết đổi sắc, sình thốí, rả ra trả về với cát bụi. Để ta nhận biết rõ ràng, thân ta là tạm bợ, là phù du, là cát bụi. Không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta.

Thêm vào, Phật khuyên ta nên chọn nơi vắng vẻ, là để ta yên tâm, đóng kín các căn và dể dàng nhập Thiền định. Bởi vì khi nhập thiền định thì các căn phải đóng kín hết, kể cả phải ngừng hơi thở. Lúc nhập thiền định mà có sự xung động từ bên ngoài tác chạm vào thì nhập thiền định bất thành, chưa nói bị TẨU HOẢ NHẬP MA. Tuy nhiên, hãy yên trí, nếu tu tập sung mãn, thì từ trường thiện và định lực sẽ bảo vệ an toàn cho ta, khi ta nhập thiền định. Lúc đó, chung quanh người ta như có hàng rào kim cương, phủ kín, bảo vệ ta.

4) Thức Thức: Bộ não của mỗi người có 5 uẫn, hay 5 ấm. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thọ là cảm nhận đau, buồn, vui, ngứa, nóng, lạnh... có nghĩa là do tác động, từ ngoài vào hay từ tâm ra, thọ đón nhận cảm giác đó. Thọ không có thọ thức. Hành là như thiên lôi, do sắc và tưởng điều khiển. Hành cũng không có hành thức. Sắc thì có sắc thức, tưởng thì có tưởng thức. Cón THỨC vô cùng qúy giá đối với bộ não của ta, nhưng, thức bất động. Thức chỉ làm việc khi chứng quả Alahán, thì Tam Minh đánh thức thức dậy, thức thức làm việc vượt không gian và thời gian, mạnh hơn tưởng thức. Hành giả có thể khái niệm THỨC như là một MINH QUÂN trong quốc gia. Khi mà MINH QUÂN xuất hiện thì đất nước thay đổi dồn dập và phồn thịnh cực kỳ vươn lên và MINH QUÂN chỉ làm việc trong thời gian ngắn mà thôi. Khi chứng quả, đức Phật biết được vai trò của Thức Thức. Cho nên đức Phật dạy cho hành giả tu hành đạt đến chứng quả giải thoát là bình an rồi. Lúc bấy giờ, hành giả an nhàn, tư tại sống trong từ trường thiện, trau dồi đạo hạnh, luôn luôn tỉnh thức, sống trong thiện pháp, khi duyên đến, có nghĩa là khi nào tưởng thức chịu hợp tác với ý thức, thì 2 thức nầy mời thức thức, thức dậy đưa ta nhập Niết Bàn. Có thể nói, khi ta tu hành đúng Pháp Phật, ta chứng quả giải thoát, ta luôn sống trong từ trường thiện, ta tạo ra môi trường thiện, bây giờ, chỉ cần thức thức đến, như ngòi tác động, đưa ta giải thoát không còn làm người khổ đau nữa. Đại để, như ta tạo ra pháo thăng thiên. Chỉ cần tia lửa xẹt tới là pháo thăng thiên nổ bắn lên không trung vậy. Đức Phật biết rõ điều nầy, cho nên Ngài mới khuyên bảo hành giả, con chỉ cần tu cho được một pháp, khi pháp ta nhập tâm con và con an tâm sống trong từ trường thiện chờ duyên đến sẽ đưa con giải thoát không còn làm người khổ đau nữa. Phật có cam kết rõ ràng, trong 5 tưởng dục, ta chỉ cần diệt cho được một tưởng dục là xong rồi. Hoặc trong 4 vô lượng tâm, chỉ cần một tâm xuất hiện trọn vẹn là đủ rồi, hoặc 4 bất hoại tịnh, chỉ cần ta nương theo tu hành đúng một tịnh là đủ rồi. Và Alahán Thích Thông Lạc, còn giảng giải rõ ràng cho ta rằng: Chí cần ta tu, hoặc tứ chánh cần, hoặc định tỉnh giác, hoặc định sáng suốt....chỉ cần một pháp mà nhập tâm ta là đủ rồi, là ta đã chứng được giải thoát và an nhiên tự tại sống trong từ trường thiện.

5) HÁO DANH: Đời người, có những chuyện thối tha bĩ ổi. Có đạo sư chân chính, vì bá tanh đứng ra dạy pháp, thì có lắm kẻ ganh tị, đi rêu rao dèm pha, nào là đạo sư đó háo danh. Thầy Thông Lạc khi xuất hiện giảng pháp. Ngài mạnh mẽ lên án Phật giả Adiđà, lên án kinh sách đại thừa là liều thuốc độc độc hại đời tu sĩ... Ngài làm như vậy là để cứu chúng sanh ra khỏi u mê mê tín, Ngài thương chúng sanh mãi chìm trong tăm tối mịt mù, khờ dại chúi đầu mê man làm nô lệ cho bọn lưu manh tôn giáo ngồi mát ăn bát vàng mà không hề hay, không hề biết! Ngài tội nghiệp cho chúng sanh bị bọn lưu manh tôn giáo, dùng pháp thuật rủ rê, làm mê hoặc lòng người, cúi đầu thờ phụng thần thánh vu vơ, bá láp, nào ông táo tào lao, nào ông địa tàm phào, nào phật Adidà bá láp... Ngài gióng lên vang âm đầy tình thương bao la để cứu chúng sanh, thì có lắm kẻ vì bể nồi cơm, đi rêu rao, bêu xấu thầy Thông Lạc, cho rằng thầy Thông Lạc háo danh! Một đạo sư ăn mỗi ngày ăn một bữa, sống độc cư, tiền không dính túi. Vậy đạo sư đó còn háo danh để làm gì nhĩ? Thầy Thông Lạc không có gì phải lo ngại cho Ngài, Ngài hơi lo khi Phật tử bị lung lạc bởi lời đàm tiếu, khiến Phật tử xao lãng, nghi ngờ, không lo tu tập, thì uổng công Ngài đã dựng lại chánh Pháp Như Lai mà thôi.

4) Chiếc áo không làm nên thầy tu: Đây là điều rất hiển nhiên và thực tế rõ ràng. Nhưng, hàng Phật tử vẫn còn u mê, ngu xuẫn, dại dột nhìn chiếc áo mà đánh giá đạo sư. Ai ai cũng nhìn người mặc chiếc áo nhà tu, dù người đó là bọn lưu manh tôn giáo vẫn cúi đầu tin theo vô điều kiện. Hoặc biết họ sai cũng không dám lên tiếng vì sợ NHÂN QUẢ vô duyên. Phật tử nên học theo lời dạy của đức Phật. NIỀM TIN PHẢI CÓ CĂN CỨ. Có nghĩa là trước khi tin tu sĩ nào, Phật tử nên chánh kiến cho rõ ràng. Tu sĩ đó ăn mỗi ngày một bữa được không?, Tu sĩ đó có sống độc cư không? Tu sĩ đó đưa tiền có đớp không? Tu sĩ đó có dạy pháp hành mà chính vị tu sĩ đó đã tu đạt không? Nếu tu sĩ đó chỉ nói ba hoa chích choè, nói hay thì thật là hay, dùng tâm lý học mua chuộc lòng người nghe, nói được mà không làm được thì tin theo có ích gì? Ta nghe, ta khen hay và ta không hiểu gì hết. Giống như nhà sư Nguyên Hải trên Thư Viện Hoa Sen, một nhà sư mà ngồi quán lai rai, một nhà sư tự nhận mình đã nhập tứ thiền mà không viết được bài pháp nào nhập tứ thiền để dạy cho Phật tử. Vậy mà y lên Thư Viện Hoa Sen huênh hoang chỉ trích thầy Thông Lạc. Trong khi đó, thầy Thông Lạc, diển giảng rõ ràng lời gốc Phật dạy. Ngài hướng dẩn cho hành giả pháp tu hành rõ ràng. Tu ít hưởng thành quả ít, tu nhiều hưởng thành quả nhiều hơn. Ngài còn mở rộng kiến thức Phật pháp cho hành giả qua GIỚI-ĐỊNH-TUỆ. Phật tử nên thông suốt rằng: Nhà sư mà béo mập, mặc đồ trang điểm ĐẸP TRAI thì đó là nhà sư TU ĂN, TU MẶC, TU NGỦ mà thôi nhé!

Vì vậy, Phật tử đừng phí thời giờ để nghe một nhà tu hành mà ăn mỗi ngày một bữa không được, nhà tu hành mà có kẻ hầu người hạ, tiền bọc đầy túi, không dạy pháp hành mà chỉ diển thuyết huênh hoang ba phải, Tốt hơn, Phật tử nên dành thì giờ, ta đến sân khấu thưởng thức tài diển xuất của NGHỆ SĨ còn thoải mái hơn phải không nào? Bởi vì Nghệ sĩ sân khấu còn dạy cho ta biết kẻ trung người nịnh, kẻ xấu người tốt để ta biết tốt thì học theo, còn xấu thì tránh xa là thượng sách đó vậy.

Previous Post
Next Post