Đi kinh hành để chánh niệm tỉnh giác thì mới đầu đừng nhìn xuống chân, vì nhìn xuống chân như vậy sức gom tâm mạnh quá, tập trung quá, mặc dù biết rằng cái biết bước chân đi rất rõ bởi vì mắt ta nhìn ở đâu thì ý tập trung ở đó. Mới tập luyện thì chỉ nên tập để biết bước đi.
Nếu đếm trước khi bước đi thì số đếm đó là một lệnh. Khi ra lệnh để bước thì sức tỉnh giác cao hơn đếm sau bước đi. Tác ý “Tôi đi tôi biết tôi đi” rồi ra lệnh “Bước!”. Ra lệnh rồi mới bắt đầu đi sau lệnh đó và mắt thì nhìn tới trước độ 2 hay 3 mét nhưng ý thì lắng nghe bước đi của mình. Nên nhớ ý lắng nghe bước đi còn con mắt thì hãy nhìn ra xa để thư giãn bớt sự tập trung, nhờ thế sẽ thấy thoải mái dễ chịu nhưng ý không rời biết bước chân. Nếu gom mắt, tai, thân, ý vào bước đi thì ức chế quá.
Đi kinh hành thì cần phải nhiếp phục tâm và an trú tâm được xong quý vị đi mới không bị hao năng lượng. Nếu chưa nhiếp phục tâm và an trú tâm thì bị hao năng lượng, vì thế lúc đầu mới tập quý vị bị hao năng lượng nên cần phải ngủ để bù đắp. Khi nhiếp phục và an trú tâm được rồi thì bắt đầu từ đó sự tập luyện sẽ phát sinh ra năng lượng cho quý vị. Lúc đó nó sẽ tự động làm giảm giờ ngủ, tăng giờ tập luyện lên, quý vị sẽ đạt được kết quả vững vàng, sung mãn và thâm sâu trong các pháp và sức tỉnh giác tăng cao.
Không phải là khi đạt được không niệm khởi trong 20 bước hay trong 10 bước và tất cả mỗi 20 bước đều không niệm khởi thì tăng số đếm bước lên. Không phải vậy. Vẫn giữ số 20 bước và tập luyện làm sao để tâm được an trú trong số bước đó, khoan tăng số bước lên. Nếu tăng số đếm bước lên thì quý vị bị hao năng lượng nhiều hơn nữa, như vậy quý vị sẽ bị hôn trầm thuỳ miên, không tập luyện được.
Tập luyện cho đến khi chỉ cần bước vài bước là quý vị đã an trú được, có sự an lạc trong bước đi, trong thân tâm nên không bị hao năng lượng. Sự an trú sẽ từ từ tăng từ thấp lên cao, càng ngày càng mạnh rõ ràng và mau đạt được. Phải hoàn toàn chủ động cho được, muốn nhiếp là nhiếp được. Tập luyện 20 bước chứ càng tập luyện quý vị càng khoẻ.
Pháp Phật tập luyện đúng rồi thì năng lượng ngày càng được sung mãn; xả tập luyện ra, thấy trong người khoẻ khoắn thích thú, trong khi tập luyện thì được an vui, an lạc. Căn bản là ngay từ đầu tập luyện ta phải biết cách chế ngự cho đúng, đừng rơi vào ức chế mà cho là chế ngự. Thường sáu thức mắt, tai, mũi,lưỡi, thân, ý bị ức chế thì tưởng thức mới hoạt động. Sự ức chế là nguyên do, là động lực làm tưởng thức hoạt động.
Qúy vị đi, đừng đi nhanh, mà phải đi chậm, nhắc từng bước đi của “Trái bước!”, “Mặt bước!” rồi dơ chân đi và lưu ý từng bước. Quý vị tập luyện như vậy, năng lực rất cao. Cái ý biết điều khiển tổng thể bước đi. Các động tác đi có sự điều khiển của ý. Ý phải tác động hành động đi nên nó phải đi trước hành động thân.
Đếm số bước là để làm sao trong số bước đó ý phải điều khiển thân để không còn vọng tưởng xen vô. Tập luyện như vậy thì chất lượng rất cao. Nếu trong 20 bước mà vọng tưởng vẫn còn thì quý vị lùi lại 15 bước; 15 bước vọng tưởng vẫn còn thì lùi lại 10 bước hay 5 bước đi. Như vậy mới tập luyện kĩ. Là tập luyện kĩ.
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Và đây là bộ sưu tập (tạm thời) sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã download từ các trang web trên, bạn có thể tải về: Click tại đây