Sách của Thầy Thích Thông Lạc

Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Sách hay chia sẻ, Phật pháp cho người hữu duyên. Bạn có thể download sách của Thầy Thích Thông Lạc theo các đường link dưới đây:



Và đây là bộ sưu tập (tạm thời) sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã download từ các trang web trên, bạn có thể tải về: Click tại đây

Gợi ý: Bạn nên tải và đọc trước tác phẩm: 'Đường về xứ Phật'; 'Những lời gốc Phật dạy'; và 'Đạo đức làm Người'. Nếu bạn quan tâm đến Thiền nên tham khảo thêm: 'Trở về đạo Phật'

Rồi tôi sẽ hạnh phúc?

Lúc tôi khoảng 14 tuổi, đang học trung học ở Luân Đôn. Cha mẹ và thầy giáo khuyên tôi đừng đi chơi đá banh buổi tối và cuối tuần mà nên ở nhà học bài để lo thi bằng trung học đệ nhất cấp. Họ nói là khi thi đậu thì tôi sẽ cảm thấy sung sướng, hạnh phúc.

Người Việt có dân tộc tính không?

Từ Điển Hán-Việt của Đào Duy Anh định nghĩa Quốc Hồn là "tinh thần đặc biệt của một quốc dân (âme nationale).Sdd.tr.175. Nói nôm na "Quốc hồn là cái linh hồn dân tộc" là cái tinh thần yêu nuớc, thương nòi thúc đầy người dân quên mình tranh đấu cho chủ quyền đất nuớc và độc lập dân tộc, cuơng quyết hy sinh để chống các thế lực xâm lăng, đặc biệt là chống kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc...

Tại sao hư cấu thắng sự thật?

Nhiều người tin sự thật chuyên chở quyền lực. Nếu một số nhà lãnh đạo, một số tôn giáo hay hệ tư tưởng bóp méo, xuyên tạc hiện thực thì rốt cục họ sẽ thất thế trước những đối thủ trình bày về nó một cách sáng rõ hơn. Thật không may, đây chỉ là một huyền thoại có tính an ủi. Trên thực tế, sự thật và quyền lực có mối quan hệ phức tạp hơn rất nhiều, vì trong xã hội con người, quyền lực mang hai nghĩa rất khác nhau.

Sự phi lý và những cùng cực của cuộc đời

Sisyphe là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp bị trừng phạt phải lăn một hòn đá lớn lên núi dốc, khi đến đỉnh hòn đá lại rơi trở xuống chân dốc, cứ thế Sisyphe tiếp tục lăn lên rồi rơi xuống theo một chu kỳ vĩnh cửu.
Sisyphe là biểu tượng của người phi lý: Hình ảnh Sisyphe không xa với hình ảnh một người thợ, một người lao động tay chân hay trí óc: suốt ngày làm một công việc, suốt đời làm một công việc, hoàn tất rồi, lại quay trở lại bắt đầu một công trình khác cũng y như trước. 
Socrates đã nói: "Một cuộc đời không suy xét thì không đáng sống"

Cuộc đời của mỗi người chúng ta có ý nghĩa gì đó hay không? Hay đó chỉ là sự tồn tại do bắt buộc?

Shakespeare viết: "Cuộc đời chẳng qua là một bóng mát bên đường, một diễn viên tồi bước khập khễnh đầy sầu thảm suốt vai diễn trên sân khấu, rồi sau đó không còn được nghe nói đến gì nữa, vở diễn là một câu chuyện được kể lại bởi thằng ngốc đầy ồn ào và phẫn nộ nhưng chẳng mang lại một ý nghĩa nào cả"

Người nào phô trương, kẻ đó tự ti!

Phức cảm tự ti là một hội chứng tâm lí, mà đặc điểm chính là tự cảm thấy mình không bằng người ta, thậm chí thấy mình vô dụng trước sự hào nhoáng hay thành công của người khác. Vì cảm thấy yếu đuối về nội tâm, nên cơ chế "phòng vệ" tiêu biểu của họ là tự tạo cho mình cái ngoại cảnh để bù đắp lại cái yếu kém bên trong. Đối với họ, bề ngoài rất quan trọng. Họ rất trọng danh xưng, bằng cấp, chức danh, vị trí xã hội.

Vì sao ta có con?

Chính xác hơn, câu hỏi phải là “Ta có con là nhằm mục đích gì?” Khi người ta làm bất cứ một cái gì, người ta phải có một mục đích. Người ta mua một chiếc xe là để người ta có thể tự mình mỗi sáng đi ra quán phở đối diện công viên Lê Văn Tám. Đi ra quán phở công viên Lê Văn Tám là vì người ta cần ăn một bữa sáng chất lượng. Cần ăn sáng chất lượng là vì người ta cần năng lượng để làm việc cả ngày cho thật tốt. Làm việc cả ngày thật tốt là để mau lên lương. Mau lên lương là để có tiền mua một chiếc xe xịn hơn, khi chạy vào quán hủ tíu Nam Vang trên đường Võ Văn Tần gần đường Cống Quỳnh cũng thấy oai phong lẫm liệt. Không ai vô duyên vô cớ lại đi mua một tấm vé xem phim, hay đi sửa một căn nhà. Có một đứa con cũng vậy, cũng phải vì một lý do này hay nguyên cớ nọ. Tạo ra một sinh linh để nó chịu khổ trên đời đâu phải chuyện dỡn chơi. Nhưng ngẫm đi nghĩ lại, trừ những trường hợp bị cưỡng ép mà phải sinh con, dường như người ta sinh con chỉ hoặc là vì người ta bất cẩn, không biết suy nghĩ đến nơi đến chốn, thậm chí không hề suy nghĩ, hoặc là vì người ta ích kỉ không nghĩ gì đến đứa trẻ sẽ ra đời.

Có một đứa con là mang trên vai một trách nhiệm lớn lao, đòi hỏi phải có hoạch định tương lai rõ ràng, làm sao nuôi cho nó khỏe mạnh, dạy cho nó nên người. Nhưng có những ông bố bà mẹ một ngày đẹp trời nghe được từ miệng đứa con gái yêu trước khi cắp cặp đến trường: “Con dính bầu rồi!” mà cha đứa bé chẳng ai xa lạ, chính là thằng Tèo đầu xóm. Đứa trẻ nếu về sau ra đời, có phải là được cha mẹ nó tạo ra từ những phút giây thiếu suy nghĩ không? Mà cứ gì các đôi yêu nhau, ngay cả vợ chồng đã cưới nhau cũng “bể kế hoạch” như thường. Cô vợ vừa mới được nhận vào chỗ làm mới, có tính cạnh tranh cao, còn chú chồng thì vẫn đang đi học Tiến sĩ, con cái bây giờ chỉ thêm rối tay rối chân, thế là ra sức giữ gìn tính toán. Thế nhưng có khi chỉ vì một phút yếu đuối không kiếm soát được bản thân, hoặc chỉ vì nhìn nhầm lịch Âm lịch Dương, mà một đứa nhóc tòi ra tại sự bất cẩn của phụ huynh. Có những đôi cứ vô tư “chuyện ấy,” không lo gì chuyện có con vì “Có gì thì để ông bà nuôi,” hoặc “Lo gì, trời sinh voi sinh cỏ.” Vậy là các nhóc cứ lần lượt oe oe với đời vì cha mẹ quá vô tư. Có người thì: “Ai lấy vợ lấy chồng rồi mà chẳng có con. Ông bà mình lấy nhau thì có ba má mình, ba má mình lấy nhau thì có mình. Bây giờ mình lấy người kia rồi thì cũng phải có… con mình,” thế là cho ra một nhóc. Vậy là đứa trẻ ra đời chỉ vì cha mẹ nó thấy mọi người sao mình cũng phải vậy chứ không vì một mục đích gì rõ rệt.

Dĩ nhiên, có nhiều trường hợp khác, người ta có con vì những mục đích rất rõ ràng: “Tui có con trai là để nối dõi tông đường,” “Mình sinh cháu là để về già có người chăm nom,” “Qua kiếm một đứa cho dzui cửa dzui nhà,” “Ông bà hối quá, tụi em ráng cho các cụ vui lòng,” “Anh chị thèm có một mụn con để ẵm bồng hun hít,” v.v… và v.v… Những mục đích này có một điểm chung, đó là tất cả chỉ vì lợi ích của người khác, không có một cái nào vì lợi ích của chính đứa trẻ. “Nối dõi tông đường” là lợi ích của cả một dòng họ, mà cái lợi ích này gắn liền với nền văn hóa phương Đông. Khái niệm này hiện nay rất mờ nhạt, thậm chí không còn tồn tại ở phương Tây. “Sinh con để có người chăm nom” là ai được chăm nom? “Sinh con để vui cửa vui nhà, cho cha mẹ vui lòng” hay để có thú vui “nựng nịu ôm ấp” là ai vui? Dĩ nhiên đứa trẻ khi lớn lên cũng sẽ vui khi được cha mẹ vỗ về, nhưng khi người ta quyết định có con, liệu có ai nghĩ rằng “Mình có con là nhằm mục đích sau này nó lớn lên, nó sẽ hưởng niềm vui được cha mẹ chăm sóc”?

Dù cho có người nghĩ như vậy đi chăng nữa, thì người ta cũng đã không nghĩ đến sự bất định của tương lai. Người ta có thể nghĩ rằng: “Có con rồi, mình sẽ nuôi dạy nó nên người để sau này nó trở thành người có ích cho xã hội.” Nhưng nếu đứa trẻ sau này trở thành bọn đầu đường xó chợ thì sao? Nếu nó không thành bọn đầu đường xó chợ mà thành ông nọ bà kia, nhưng lại tham nhũng, cậy quyền, ỷ thế làm càn thì sao? Cho là cha mẹ của đứa bé là những người có văn hóa và hiểu biết, chắc chắn sẽ dạy bảo cho nó nên người. Nhưng dù nề nếp gia phong của một gia đình có chặt chẽ đến đâu, người ta cũng không thể nào tính được đến chuyện biết đâu sau khi đứa trẻ ra đời, cha mẹ nó có thể không còn có mặt trên đời để dạy dỗ nó. Khi người ta quyết định có con, liệu người ta có nghĩ đến khả năng là đứa trẻ khi lớn lên có thể sẽ phải chịu nhiều đớn đau khổ ải? Ai có thể lường hết được những tai nạn bất ngờ, những mối tình cay đắng, những dối trá, những điên cuồng vây quanh? Như vậy là người ta tạo ra một sinh linh để nó phải gánh chịu đau khổ.

Nhìn chung, mục đích và động cơ để có một đứa con chẳng hề nên thơ, cũng không hề cao cả, thậm chí còn rất tầm thường và đầy ích kỉ. Vậy mà sao người ta vẫn có con đều đều?

Nguồn: procul.org

Nhàm chán thế gian

Người tu sĩ là người bỏ đời đi tìm sự giải thoát trong đạo Phật. Nhưng mấy ai bỏ được đời, dù đang mặc chiếc áo tu sĩ, nhưng tâm đời còn đầy dẫy dục vọng, cho nên chắc chắc không thể nào tìm thấy sự giải thoát chân chính của đạo Phật. Có vào đạo thì cũng tìm danh lợi trong đạo mà thôi.

Không lẽ chỉ có bánh mì và xiếc?

Thông thường điều chúng ta nghĩ là vui vẻ thì không phải là vui vẻ đâu; nhiều nhất nó là giải trí. Nó chỉ là cách để né tránh bản thân bạn. Nó là cách để đầu độc bản thân bạn, nó là cách để được nhận chìm trong cái gì đó để cho bạn có thể quên đi khổ của mình, lo của mình, cực khổ của mình, lo âu của mình.

Cho nên tất cả các loại giải trí đều được coi là vui vẻ - chúng không phải vậy đâu! Bất kì cái gì tới từ bên ngoài đều không, và không thể là vui vẻ được. Bất kì cái gì phụ thuộc vào cái gì  đó  đều không, và không thể, là vui vẻ được. Vui vẻ nảy sinh từ chính cốt lõi của bạn. Nó tuyệt đối độc lập - độc lập với bất kì hoàn cảnh bên ngoài nào. Và nó không phải là việc trốn tránh bản thân mình; nó thực sự là việc đương đầu với bản thân mình. Vui vẻ nảy sinh chỉ khi bạn về nhà.

Cho nên bất kì cái gì được biết tới như vui vẻ thì chỉ là cái ngược lại, chỉ là cái đối lập lại: nó không phải là vui vẻ. Thực tế bởi vì bạn không vui nên bạn đi tìm giải trí.