Ảo tưởng lớn

Sự ra đời của một người cũng là sự ra đời nỗi khổ của y. Càng già con người càng ngớ ngẩn vì nỗi lo sợ cái chết không thể tránh càng thêm mãnh liệt. Thực cay đắng làm sao! Y sống để đuổi theo những gì luôn luôn ở ngoài tầm tay. Lòng khao khát sống còn trong tương lai làm cho y không thể sống trong hiện tại.
Trang Tử

Sau khi thầy tôi chết tôi được gần gũi Dujom Rinpoche, một trong những thiền sư mật giáo và Du già sư vĩ đại nhất của thời cận đại. Một ngày khi thầy đang lái xe xuyên nước Pháp cùng với vợ thầy ngắm cảnh miền quê. Họ đi ngang qua một khu nghĩa trang dài vừa mới sơn quét và trang trí hoa tươi. Bà vợ thầy nói:


‒ Rinpoche ngài hãy xem mọi thứ ở Tây phương thật ngăn nắp và sạch sẽ đến thế ngay cả nơi người ta để thây người chết cũng sạch không tì vết. Còn ở Đông phương mình ngay nhà người ta ở cũng không đâu sạch bằng ở đây.

 Thầy nói:

‒ Ồ! đúng thế; đây quả thật là một xứ văn minh. Họ có những ngôi nhà đẹp đến thế cho xác chết. Nhưng bà không để ý sao? Họ cũng có những ngôi nhà tuyệt diệu cho những xác sống nữa chứ.

Mỗi khi nhớ lại câu chuyện ấy, tôi không khỏi nghĩ rằng cuộc đời thật trống rỗng vô vị làm sao khi nó được căn cứ vào một niềm tin sai lạc về trường cửu và tương tục, khi sống kiểu ấy thì chúng ta đã vô tình tự biến thành những cái xác sống, như thầy Dujom Rinpoche đã nói.

Nhưng đấy là kiểu sống của phần đông chúng ta; chúng ta sống theo một kế hoạch đã định. Nhỏ thì được giáo dục. Lớn lên kiếm việc làm, rồi gặp một người nào đó, rồi kết hôn, rồi có con cái. Chúng ta mua một cái nhà, rán làm ăn cho trúng mánh, mơ ước có một ngôi nhà ở miền quê hoặc thêm được một chiếc xe hơi. Vào dịp nghĩ thì đi du lịch xa cùng với bạn bè. Chúng ta dự định kế hoạch cho lúc về hưu. Những vấn đề trọng đại nhất mà một vài người trong chúng ta từng gặp phải chỉ là: Không biết nên đi chơi đâu vào kỳ nghỉ tới, hoặc nên mời ai vào dịp lễ Giáng sinh. Cuộc đời ta thật đơn điệu, tầm thường, lặp đi lặp lại; ta phí cả một đời chỉ để theo những chuyện nhỏ nhen, bởi vì dường như ta không biết có cái gì hơn thế.

Nhịp điệu đời sống chúng ta rộn ràng tới nỗi ta không có thì giờ nghĩ đến cái chết. Ta ém nhẹm những nỗi sợ hãi thầm kín của chúng ta về vô thường bằng cách bao vây quanh mình thêm nhiều đồ đạc, của cải, tiện nghi, chỉ để tự thấy mình biến thành tên nô lệ cho chúng. Mọi thì giờ và năng lực của ta đều kiệt quệ chỉ vì phải bảo trì những thứ ấy. Chẳng bao lâu mục đích duy nhất của ta trên đời hóa ra chỉ là giữ cho mọi thứ ta sở hữu càng được bảo đảm an ninh càng tốt. Khi có biến chuyển gì xảy đến ta tìm cách để đối phó mau lẹ nhất, một giải pháp hiệu nghiệm tạm thời. Cứ thế đời ta tiếp tục trôi dạt cho đến khi một cơn trọng bệnh hay tai nạn nào đó lay ta ra khỏi cơn mê.

Cũng không hẳn là ta dành nhiều thì giờ hay suy nghĩ cho cuộc đời này. Hãy nghĩ đến những người đã làm việc bao nhiêu năm rồi đến lúc phải hồi hưu, đa số không biết mình phải làm gì cho hết thời giờ trống trải vì họ càng ngày càng già và tiến gần cái chết. Mặc dù ta luôn luôn hô hào phải thực tế. Thực tế ở Tây phương có nghĩa là thiển cận một cách vô minh và thường ích kỷ. Sự tập trung thiển cận của chúng ta vào đời này và chỉ đời này mà thôi, chính là một ảo tưởng lớn, nguồn gốc của nền duy vật đen tối và phá hoại của thế giới ngày nay. Không ai bàn tới sự chết và đời sau vì người ta có thói tin rằng chuyện ấy chỉ làm đình trệ cái gọi là “sự tiến bộ” của ta trên thế giới.

Nhưng nếu ước muốn sâu xa nhất của chúng ta là sống và tiếp tục sống thì tại sao ta lại quả quyết một cách mù quáng rằng chết là hết chứ? Nếu quả thật chúng ta có óc thực nghiệm như ta tuyên bố, thì tại sao ta không khởi sự tự đặt câu hỏi cho mình một cách nghiêm chỉnh: “Tương lai thực sự của ta nằm ở đâu?”. Chung quy chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi. Và sau thời gian đó là cả một thời gian vô tận trải dài, không được giải thích…

Sogyal Rinpoche
Nguồn: thonhaccattuong-nhpd.com


Cuộc sống của chúng ta chỉ là những ảo giác


Chúng ta thường quên mất rằng cuộc sống của chúng ta chỉ là những hư cấu, mà trong đó cuộc sống của con người chỉ là những cái trừu tượng – nó không dựa trên thực tế, mà trên những vở kịch, ảo tưởng. Cuộc sống của chúng ta thực sự không khác gì những giấc mơ, nó chỉ sự rải rác mờ nhạt từ bữa ăn này sang bữa ăn khác, từ đoạn hội thoại này sang đoạn hội thoại khác, như một rạp hát, môt trung tâm mua sắm, hay như một cốc cà phê, một cốc bia, một vật trôi dạt không ngừng từ cảm giác này sang cảm giác khác, hay là sự thỏa mãn không ngừng các mong muốn cơ bản.

Chúng ta được trong tạo nên ở trong "thực tế" ấy bởi vậy mọi diễn biến của nó đều vô hình đối với ta. Chúng ta có thể nhận thấy từng khoảnh khắc nhưng không thấy được toàn bộ vấn đề – sự chuyển nhượng của con người từ tự nhiên, chứng bệnh của sự thuần hóa, sự phụ thuộc của con người vào những công nghệ máy móc chết để tồn tại và thế hệ trẻ nắm quyền sở hữu hành tinh này đang ngày càng bất lực hơn trong việc kết nói với nó. Chúng ta đang dần mất đi khả năng để trải nghiệm những điều vĩ đại được tìm ra sau những giây phút trọng đại. Ta bám lấy những thỏa mãn tầm thường như kẻ ngã xuồng cố bám vào những hòn đá. Cũng như việc ta không dám nghĩ đến một cuộc sống thiếu pizza, kem, lò vi sóng, phương tiện giao thông, những sự tiện lợi, thoải mái, nhàn hạ.

Thế kỷ 21 này cho đến nay đã quá nhân từ đối với chúng ta. Nó mở ra một chân trời mới cho chúng ta –những kẻ viển vông, nhưng để lại là thảm họa. Đó chính là những cuộc chiến, những trận Đại Chiến, chúng vượt qua mọi giới hạn, lôi kéo tất cả vào trận xung đột của nó: cuộc chiến ngầm đòi phá bỏ những điều từng bị cấm đoán, mở cánh cửa ngăn cách giữa phụ nữ và đàn ông để được tự do chuyện trò, phá bỏ rào cản giữa tâm trí và cơ thể, giữa xác thịt và tâm hồn. Sẽ có những người đàn ông trong bộ quần áo ngủ chạy như điên trên đường phố cùng với chai rượu. Nếu đó không phải là sự điên loạn thì cũng sẽ là máu, dòng sông máu đêm xối xả điên cuồng như con sông Mississippi chảy trên khắp các thị trường thế giới, đạp lên những kẻ yếu, hạ bệ những kẻ đã từng một thời thành công, đưa tất cả bọn họ lên đầu ngọn sóng khủng khiếp của nó…


Sưu tầm
Previous Post
Next Post