
Muốn nếm được hương vị của giải thoát, phải có sự tỉnh thức của tâm linh, tỉnh thức ở đây tức là sự giác ngộ nghĩa là hiểu và thấy rõ mặt thật của cuộc đời. Trên từng phương diện cuộc sống, không có cảnh khổ này cũng có cảnh khổ khác, hiểu và thấy rõ như thế chúng ta mới có thể sống tự tại và an nhiên.
Trái lại, chúng ta không tỉnh giác chánh niệm thì khi gặp nghịch cảnh cảm thấy đau khổ vô cùng, đó là không hiểu được thật tướng của các pháp lại còn vội trách cho số mệnh, cho hoàn cảnh. Đừng vội trách như thế, mà hãy nhìn lại mình và phải có niềm tin tuyệt đối với chính mình. Vì những hoàn cảnh bất như ý đó đều do chúng ta đã tạo tác từ nhiều đời mà ta không nhớ được. Có khả năng tạo tác tất nhiên phải có khả năng hoán cải. Nhưng muốn hoán cải phải trải qua thời gian rèn luyện tu tập, cần phải nương vào Chánh Pháp để rửa sạch những phiền trược trong tâm. Vì có tu tập Chánh Pháp mới diệt trừ bản ngã và ngã sở, từ đó mới thoát ra mọi ràng buộc của cuộc đời.
Trái lại, chúng ta không tỉnh giác chánh niệm thì khi gặp nghịch cảnh cảm thấy đau khổ vô cùng, đó là không hiểu được thật tướng của các pháp lại còn vội trách cho số mệnh, cho hoàn cảnh. Đừng vội trách như thế, mà hãy nhìn lại mình và phải có niềm tin tuyệt đối với chính mình. Vì những hoàn cảnh bất như ý đó đều do chúng ta đã tạo tác từ nhiều đời mà ta không nhớ được. Có khả năng tạo tác tất nhiên phải có khả năng hoán cải. Nhưng muốn hoán cải phải trải qua thời gian rèn luyện tu tập, cần phải nương vào Chánh Pháp để rửa sạch những phiền trược trong tâm. Vì có tu tập Chánh Pháp mới diệt trừ bản ngã và ngã sở, từ đó mới thoát ra mọi ràng buộc của cuộc đời.
Khi xưa, Đức Thế Tôn của chúng ta cũng thế, lúc Ngài còn là Thái Tử, sống trong cung vàng điện ngọc, không trực tiếp thọ sự thống khổ, nhưng khi thấy chúng sinh thọ khổ mà Ngài tự giác ngộ cho chính mình, từ đó Ngài xuất gia tầm đạo trải qua bao gian truân thử thách chiến đấu với ma chướng của nội tâm và cuối cùng Ngài thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Điều này cho ta thấy sự giác ngộ và giải thoát chỉ có trong những phiền trược của nội tâm. Ngoài phiền trược khổ đau không có sự giác ngộ giải thoát nào cả. Cũng vậy hoa sen nào mà không mọc từ bùn nhơ, vậy mà cánh sen vẫn hồng tươi khoe hương sắc. Người ta hay mượn hình ảnh hoa sen để tượng trưng cho một biểu tượng thanh cao thoát hẳn phàm nhân, vì sen có rất nhiều đặc tính giống như các bậc cao cả ấy. Hoa sen từ bùn mà vươn lên, bậc Thánh cũng vậy từ phàm phu mà thành tựu đạo quả:
Hoa sen tinh khiết thơm tho
Mọc lên giữa chốn bùn nhơ ao tù
Con người Trí Dũng Bi Từ
Hiện lên giữa chốn phàm phu tục trần
Cũng thế, câu 58 trong Kinh Pháp Cú – Hình ảnh hoa sen thơm sạch đẹp ý người nở trên đống rác nhớp nhúa, gợi ý cho chúng ta thấy rõ trong cuộc đời đầy ô trược, vẫn có những bậc chí thiện đứng lên trên, vươn lên trên, sáng chói và thơm đẹp:
Như giữa đống rác nhớp
Quẳng bỏ trên đường lớn
Chỗ ấy hoa sen nở
Thơm sạch đẹp ý người
Thật vậy, đời sống của chúng ta, bất luận tầng lớp nào cũng có cảnh khổ riêng của họ. Muốn đối đầu với khổ đau, diệt tận nguồn gốc của đau khổ thì hôm nay đây Pháp Phật vi diệu và mênh mông như biển cả, tùy chúng ta tự chọn cho mình pháp môn thích hợp để tu tập diệt trừ khổ đau. Chân trời giải thoát sẽ đến với những ai tu tập đúng Chánh Pháp. Đừng phân biệt hơn kém thấp cao, đừng nghi ngờ mà hãy bước vào. sẽ thấy được sự nhiệm mầu của Phật Pháp cũng như nước trong biển chỉ thuần một vị mặn, Giáo Pháp Phật cũng vậy chỉ thuần một vị giải thoát mà thôi.
Thích Nữ Tánh Lạc
Nguồn: anlactemple.org