Hầu hết tất cả những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quan hệ con người đều đồng ý rằng riêng tư là trung tâm của cuộc sống. Nhà tâm lý học người Anh có nhiều ảnh hưởng John Bowlby viết: “Sự gắn bó riêng tư với những người khác là trung tâm mà cuộc sống của một con người xoay quanh nó… Từ sự gắn bó riêng tư này, người ta giành được sức mạnh và niềm vui cuộc sống, qua những gì người đó đóng góp, người đó mang lại sức mạnh và niềm vui cho người khác. Đó là những vấn đề mà khoa học hiện đại và trí tuệ truyền thống nhất trí”.
Rõ ràng sự riêng tư thúc đẩy cả hạnh phúc thể chất lẫn tâm lý. Nhìn vào lợi ích sức khỏe trong quan hệ riêng tư, những nhà nghiên cứu y học cho thấy, người nào có tình bạn thân thiết, hay có người để đồng cảm và thương yêu có nhiều khả năng vượt những thách thức về sức khỏe như đau tim, và ít mắc những chứng bệnh như ung thư hay bệnh về đường hô hấp. Cuộc nghiên cứu trên một ngàn bệnh nhân đau tim tại Trung tâm Y khoa Đại học Duke cho thấy, những người không có chồng hoặc vợ hay bạn bè thân tín thì có khả năng tử vong gấp ba lần trong vòng năm năm khi chẩn đoán bị đau tim so với những người có vợ chồng hay bạn thân.
Một cuộc nghiên cứu khác từ hàng ngàn cư dân tại quận Alameda, California, trong suốt chín năm, chỉ ra, những người có hậu thuẫn xã hội và quan hệ và riêng tư tốt có tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh ung thư chung thấp hơn. Và một nghiên cứu từ hàng trăm người cao niên tại Đại học Y khoa ở Nebraska cho thấy, những người có sự quan hệ riêng tư bền chặt có chức năng miễn dịch tốt hơn và mức độ cholesterol thấp hơn. Trong mấy năm gần đây, có nhiều những nhà nghiên cứu khác nhau nhằm vào tương quan giữa sự riêng tư và sức khỏe. Sau khi phỏng vấn hàng ngàn người, hầu hết những nhà nghiên cứu đều đi đến một kết luận chung: Quan hệ mật thiết thực tế làm tăng thêm sức khỏe.
Sự riêng tư cũng quan trọng như việc duy trì những tình trạng cảm xúc lành mạnh. Nhà phân tích tâm lý và triết học xã hội Erich Fromm cho rằng, sự sợ hãi căn bản nhất của loài người là sự đe dọa bị tách khỏi những người khác. Ông tin rằng kinh nghiệm về tính riêng biệt, lần đầu vấp phải trong thời kỳ thơ ấu là nguồn gốc của tất cả những lo âu trong đời sống con người. John Bowlby cũng đồng ý, khi viện dẫn nhiều bằng chứng và nghiên cứu thực nghiệm hậu thuẫn cho khái niệm xa cách người chăm sóc – thường là mẹ hay cha – trong nửa cuối năm đầu tiên của cuộc đời, không thể tránh khỏi tạo ra sợ hãi và buồn bã nơi đứa trẻ. Ông cho biết, sự chia lìa và mất mát giữa cá nhân với cá nhân nằm ở chính nguồn gốc kinh nghiệm của con người về sợ hãi, buồn bã, và phiền muộn.
Tác giả Desmond Morris viết về sự riêng tư từ một cái nhìn của một nhà động vật học. Trong cuốn sách Hoạt động riêng tư, Morris định nghĩa: “Riêng tư có nghĩa là gần gũi… Theo tôi, hành động trong sự riêng tư xảy ra khi hai cá nhân đi vào tiếp xúc thân thể”. Sau khi định nghĩa sự riêng tư bằng sự tiếp xúc thể chất, ông tiếp tục khảo sát nhiều những phương cách mà con người tiếp xúc thể chất với nhau, từ cái vỗ lưng mộc mạc đến cái ôm hôn thắm thiết. Ông thấy sự đụng chạm là phương tiện để chúng ta an ủi lẫn nhau và được an ủi qua những cái ôm chặt hay vỗ tay, khi chúng ta không dùng được những cách đó, có những phương cách gián tiếp về sự tiếp xúc thể chất như cắt sửa móng tay… Ông cũng lý luận rằng, những sự tiếp xúc thể chất với những vật thể chung quanh ta từ điếu thuốc lá tới đồ trang sức, tới cái giường có đệm nước, đều có thể thay thế cho sự riêng tư.
Hầu hết những điều tra nghiên cứu không định nghĩa cụ thể về sự riêng tư, nhưng đều đồng ý sự riêng tư không chỉ là sự gần gũi vật chất. Nhìn vào gốc từ riêng tư, tiếng La – tinh, intima có nghĩa là “bên trong” hay ở “tận trong cùng”. Tiến sĩ Dan MacAdams, tác giả của một số sách về đề tài riêng tư cho rằng: “Sự ham thích riêng tư là ham thích chia sẻ cái thầm kín nhất của mình với một người khác”.
Nhưng định nghĩa về sự riêng tư không dừng ở đó. Đối lập với quan điểm của Desmond Morris, các chuyên gia như nhóm tinh thần cha/con, nhóm của bác sĩ Thomas Patrick Malone định nghĩa, riêng tư là “kinh nghiệm về tính liên hệ”. Sự am hiểu về riêng tư của họ bắt đầu với việc khảo sát kỹ lưỡng về “tính liên hệ” của chúng ta với người khác. Tuy nhiên, họ không giới hạn quan niệm riêng tư vào quan hệ con người mà gồm cả sự quan hệ của ta với các vật vô tri – cây cối, tinh tú và cả không gian.
Khái niệm lãng mạn về “người đặc biệt” mà chúng ta có mối quan hệ riêng tư say đắm là sản phẩm của thời gian và văn hóa của chúng ta. Nhưng mẫu riêng tư này có biểu hiện khác nhau ở những nền văn hóa khác nhau. Chẳng hạn, người Nhật dường như dựa nhiều vào tình bằng hữu để có được sự riêng tư, trong khi người Mỹ tìm nó trong quan hệ lãng mạn với bạn trai, bạn gái, hay người hôn phối. Từ vấn đề này, một số các nhà nghiên cứu cho rằng, người Á Đông là những người ít nhắm vào cảm nghĩ cá nhân để say mê mà quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh của sự gắn bó xã hội, nên hình như cũng ít bị tổn thương hơn trước sự vỡ mộng và sự tan rã của các mối quan hệ.
Rõ ràng, những khái niệm mà ta đương nhiên cho là sự riêng tư không phải là phổ biến, sẽ thay đổi theo thời gian và thường được hình thành do hoàn cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa. Rất rễ bị nhầm lẫn bởi hàng loạt định nghĩa khác nhau về sự riêng tư ở phương Tây đương đại. Vậy làm thế nào để chúng ta tìm hiểu về sự riêng tư? Tôi nghĩ sự hàm ý đã rất rõ ràng.
Ngày nay, quá nhiều người bị đè nặng bởi cảm thấy thiếu điều gì đó gắn bó trong đời sống, quá đau khổ vì thiếu riêng tư. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta trải qua những thời kỳ không thể tránh được trong cuộc sống, nhất là khi chúng ta không để tâm đến mối quan hệ lãng mạn nào, hay khi sự đam mê bị tàn đi trong các mối quan hệ.
Có một quan niệm phổ biến trong văn hóa là sự riêng tư đạt được hiệu quả nhất trong bối cảnh có mối quan hệ lãng mạn say đắm, nơi mà “người đặc biệt” nào đó được chúng ta nâng cao hơn tất cả những người khác. Đó có thể là một quan điểm giới hạn sâu xa, tách chúng ta khỏi những riêng tư tiềm tàng và là nguyên nhân của nhiều thống khổ và bất hạnh khi “người đặc biệt” đó không ở đây hoặc không còn. Nhưng trong phạm vi và khả năng của chúng ta, vẫn có những phương tiện để tránh điều này, chỉ cần chúng ta phải có can đảm mở rộng khái niệm riêng tư bao gồm tất cả những mối quan hệ khác chung quanh chúng ta trên cơ sở hàng ngày.
Bằng cách mở rộng định nghĩa về sự riêng tư, chúng ta tự bộc lộ để khám phá những cách thức mới và đủ vừa ý về sự quan hệ với người khác. Chúng ta trở lại những phát biểu đầu tiên về sự cô đơn của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên một tờ báo lá cải. Vào đúng lúc mọi người vật lộn để đưa sự lãng mạn vào đời sống và chấm dứt cô đơn, bao nhiêu người trong số những người ấy đã có được bạn bè, gia đình hay người quen chung quanh – những quan hệ được vun đắp thành quan hệ riêng tư đủ sâu sắc và đích thực? Nhiều, tôi đoán chừng. Nếu điều mà ta tìm cầu trong đời sống là hạnh phúc, và sự riêng tư là thành tố quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc hơn thì rõ ràng nó làm cho đời sống có ý nghĩa trên cơ sở kiểu riêng tư bao gồm càng nhiều hình thái liên kết với người khác càng tốt. Kiểu riêng tư của Đức Đạt Lai Lạt Ma căn cứ trên trên thiện chí bộc lộ mình với nhiều người khác, với gia đình, bạn bè và cả đến những người lạ, hình thành sự gắn bó chân thật và sâu xa căn cứ vào bản chất thông thường của con người.
Bác sĩ Howard c. Cutler
Thích Tâm Quang dịch
Nguồn: tapchivanhoaphatgiao.com