Nhận thức về thiện, ác dưới các góc nhìn khác nhau

Nhận thức qua góc nhìn tâm linh

Về khía cạnh tâm linh, ông Thiện và ông Ác ở đây mang ý nghĩa hiểu dụ và nhân bản, hoàn toàn khác quan niệm của con người về cái thiện và cái ác xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội.

Ông Thiện là rất thiện, đại diện cho mọi cái thiện của loài người, mặt khác, ông cũng là đại diện cho mảng hành thiện trong cuộc sống con người trong xã hội, đất nước. Ông Thiện ngầm khuyên con người nhận thức cái thiện và hành thiện.

Ông Ác không phải là biểu tượng của kẻ ác. Ông Ác lại chính là con người thiện, đại diện cho cái thiện để trừng trị cái ác, dăn đe cái ác, ngăn cặn cái ác. Đó là hình ảnh “Bao Công” ở đời thường.

Hình thức tâm linh được lộ tả qua hình hài, dáng điệu nét mặt dữ dằn để hình tượng hóa cái nghiêm mà không ác. Tính dăn đe hàm chứa trong hình tượng ông Ác ngầm giúp mọi người hướng thiện mỗi khi ai đó nhìn ông. Cái tâm linh thấm vào lòng người vào tâm khảm đầy sức giáo dục: đừng làm điều xấu, ông Ác sẽ coi chừng!

Ai đã từng nhìn ông Ác cũng tự ngẫm suy, dè dặt trong hành xử của bản thân. Ông Ác trong đời thường như cán bộ công an, bộ đội. Thấy họ là thấy cần phải hướng thiện. Ý nghĩa tâm linh là vậy.

Quan niệm tôn giáo, bất cứ một ai trong đời đều đã có một lần phạm ác. Đạo Phật coi mọi sinh linh ở cõi Trần cần được sống, được bảo vệ. Không nên sát hại từ con kiến đến con người! Mọi động thái, hành vi lạm sát hay làm phương hại đến đời sống của các sinh linh đều được xem như đã “phạm ác”.

Với quan niệm tâm linh khái niệm ác còn mở rộng đến những hành vi nhỏ nhặt nhất. Họ xem việc làm cho một người phải khóc, hay phải buồn khổ hoặc giả nói ra những lời bạc bẽo với người thân, với người hàng xóm láng giềng cũng đã phạm ác! “Kinh Phật dạy: Chúng sinh làm chủ tạo nghiệp (chữ Phan là Karma - động tác dấy khởi thiện, ác...) và thừa kế các cách nghiệp mà mình đã tạo...”9

Cũng theo góc độ tâm linh, người tự tạo nghiệp, là từ các dục vọng sui khiến: tham của có thể giết người cướp của, trộm cắp; tham danh có thể bất chấp luân thường; tham quyền dùng mưu mô độc địa hành động bạo tàn v.v...

“... Hãy nhìn đàn gà đang nô đùa, khi được ném cho nắm thóc liền xô xát ngay; bầy chó cùng mẹ âu yếm liếm láp cho nhau, nhưng chủ ném cho khúc xương là cắn nhau tức thì. Loài người thông minh hơn loài vật nhưng của cải, danh vọng, vật chất đã làm họ bất hòa...”. Và cái ác nảy sinh từ đó.

Nhận thức thiện, ác dưới cách nhìn nhân thế.

Nhân thế xem thiện, ác là tính của từng người. Có người suốt đời chỉ làm các việc thiện. Họ chăm chú làm sao tránh xa cái ác, làm nhiều điều thiện để được an lành, hạnh phúc.

Có người coi việc ác, làm việc ác là đương nhiên, ít bận tâm vì tính bạo tàn độc ác vốn có trong con người họ, ý nghĩ của họ.

Quan niệm “nhân sát vật” là đương nhiên, Thánh đã nói vậy, nên họ dương cao búa đập vào đầu con trâu cho quỵ chết, chọc tiết một con lợn, con chó là bình thường, thậm chí dùng dao phay chặt người thành nhiều khúc bỏ vào bao tải không ghê tay! v.v...

Nhân thế cho rằng là con người đương nhiên có người tính hiền lành, có người tính cục cằn thô bạo, có người tính tình ác độc, có người keo kiệt, có người dễ dãi... Mỗi người mỗi tính là “Trời” sinh ra vậy.

Nhận thức thiện, ác theo “quan niệm nhân thế” đơn giản là như thế từ biểu hiện đến nguyên nhân, hết thảy đổ tại “Ông Trời”; Trời sinh ra, Trời sui khiến, Trời bắt tội, Trời cho vân vân và vân vân.

Nhận thức thiện, ác dưới cái nhìn mang tính khoa học

Dưới góc độ khoa học, mọi hành động hành vi thiện, ác là xuất phát từ tâm lý và sự biến thái của tâm lý. Tâm lý là của con người trong con người. Với tâm lý cân bằng ổn định, con người sẽ thiện (thiện tâm) sẽ luôn nghĩ làm việc thiện, điều thiện, ít khi có ý nghĩ về cái ác.

Tâm lý biến thái sẽ coi việc làm ác là bình thường, là tất yếu, thậm trí còn thích thú khi làm các điều ác độc! Người biến thái tâm sinh lý không nghĩ đến thiện; nguy hại hơn, nó còn lôi kéo cả một cộng đồng một đất nước làm ác, tạo ra một chế độ tàn bạo khát máu! Đặc trưng thể hiện rõ ở thời chiếm hữu nô lệ tạo ra cảnh “buôn bán nô lệ”, “săn đầu người” vô cùng ác độc suốt những thế kỷ 14-15, phân ra người chủ, kẻ nô với bao tội ác.

Thảm thương hơn, cuối nửa đầu thế kỷ 20, Hitller và bọn Quốc xã đã tạo ra chủ nghĩa phát xít bạo tàn, phân ra đẳng cấp giống người. Giống người thuộc loại “thượng đẳng” có quyền thống trị và lập lại trật tự thế giới! Giống người “hạ đẳng” là “loài ong thợ” ngu dốt phải bị trị và chịu sự sắp đặt.

Nhận thức thiện, ác dù dưới góc độ tâm linh, nhân thế hay khoa học đều phản ánh cái căn gốc của từ “con” và “người” mà loài người ở cõi Trần mặc nhiên đã chấp nhận “Con” biểu lộ tính ác. “Người” biểu lộ tính thiện. Con đặt trước là hình tượng của bản năng đặc trưng của mọi sinh linh. “Người” là hình tượng của bản ngã có phân hóa kẻ có, người không cái này cái kia, tạo ra thiện, ác ở cấp độ cao hơn, đa dạng, đa cách, đa hành vi v.v...

Thiện, ác là cặp phạm trù cả về ngữ nghĩa từ vựng, cả về biểu hiện thực tế thực tại. Thiện nhiều hơn ác. Thiện thắng thì ác lui, nhưng sự tồn sinh thiện, ác dường như là một quy luật sinh tồn ở cõi Trần vậy./.

Previous Post
Next Post