Tình, Tiền, Cơm, Phở dẫn đến chia tay nhau là tất yếu. Chia tay xong, mỗi người trở về với đời sống của riêng mình. Trở về với chính mình mà từ lâu nay, mình đã đánh mất trong đời sống lứa đôi hay vợ chồng. Giờ đây, Độc lập, Tự do, là đây. Hạnh phúc chỉ đến khi người ta hiểu được thật sự thế nào là giá trị của Độc lập và Tự do. Nhưng thực tế cũng có lắm thứ độc lập, tự do. Hạnh phúc cũng có, cay đắng không thiếu.
Từ nửa thế kỷ nay, với đà tiến của sự kết nối vào mạng thông tin và sự tôn thờ cá nhân của chúng ta, sự “tự do chọn lựa” trở thành khẩu hiệu thời thượng, thì sự cô đơn hay “sống một mình” phát triển nhanh, mạnh như một thứ bệnh thiên thời. Trở thành hiện tượng toàn cầu. Ở Âu châu, ngày nay, có tới 30% gia đình chỉ có một người đàn ông hay đàn bà làm chủ. Trong ít năm nữa, tỉ lệ này sẽ lên tới 50% ở Thụy điển.
Trong lúc đó, ở Mỹ hiện có 5 triệu người lớn dưới 35 tuổi sống độc thân. Tính ra có 30 triêu đệ tử nam nữ của Thần độc thân, tức sống “solo”. Riêng ở Pháp, có hơn 9 trìệu đủ lớp tuổi, sống một mình, chiếm gần 15% dân số Pháp. Nữ giới nhiều hơn. Ở lớp tuổi từ 70 trở lên, có hơn phân nửa góa bụa. Paris có 51% dân số sống độc thân. Tình trạng này chiếm các thành phố lớn (Theo Laurent Toulemon, Sự tiến triển tình trạng gia đình pháp qua cuộc kiểm kê từ 1962 – 2009 – Ined).
Những bộ mặt độc thân
Ai dám bảo “sống một mình là khổ”? Sống một mình sướng lắm chớ! Thật vậy, sống một mình hiện là một “mốt” đang trên đà phát tiển mạnh, chi phối đủ mọi lứa tuổi, ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh xã hội. Sống độc thân do “phải chịu” hay “chọn lựa” đều như nhau. Nhiều nhà xã hội học cho rằng tình trạng này không tránh khỏi sẽ làm đảo lộn sự quân bình xã hội ngày nay.
Hoàn cảnh dẩn đến đời sống độc thân khá đa dạng và phức tạp. Có sự độc thân chỉ tạm thời một giai đoạn. Như thời gian giúp cho người ta một cơ hội sống trong tĩnh lặng. Sống thật sự với chính mình một cách trọn vẹn. Là cơ hội để kiểm điểm và làm lại, đề phòng sự đổ vỡ nữa. Một người đàn ông trung niên tâm sự “Tôi chia tay với vợ tôi trong những tiếng la hét, cách đây mười năm. Trong bốn năm sau đó, tôi sống một mình. Các con của tôi, khi muốn tới thăm tôi thì chúng nó tới. Tôi đi chơi, tôi làm nhiều việc mà trước kia, tôi chưa bao giờ tôi làm được. Đời sống độc thân đã an ủi tôi rất tốt. Giờ đây, tôi sống với một phụ nữ khác nhưng tôi vẫn cảm thấy cô đơn ”.
Sự độc thân phải “chấp nhận” hay “phải chịu”, dĩ nhiên là hoàn cảnh không ai muốn. Độc thân trong trường hợp này kết họp thành những pháo đài. Nó chi phối phần lớn phụ nữ. Môt phụ nữ trẻ nói về sự độc thân của mình cho đó là “một thứ khốn nạn không có gì khả dĩ phục hồi giá trị được”. Bà ta không muốn làm tình nhân cho những người đàn ông có vợ vì ở họ “khó tìm thấy cái nhìn tinh tứ, gợi cảm và quan tâm tới mình”.
Trên Net, bà ta tìm “bạn bốn phương” nhưng chỉ thất vọng. Bà tâm sự: “Sau 17 năm sống đời sống vợ chồng, nay tôi thi hành bản án khổ sai vì sự đổ vỡ gia đình. Tôi sống trong cô đơn đang gậm nhắm tôi và ném tôi ra ngoài lề xã hội”. Người phụ nữ này sống một mình với con và không được bạn bè mời mộc vì bà là người đàn bà không chồng.
Thiếu vắng người bạn đời trong đời sống là trường hợp cô đơn bình thường. Đời sống đủ hai người dưới cùng mái nhà nhưng vẫn cô đơn, ngày nay cũng đã trở thành khá phổ biến. Hoàn cảnh này, người Anh gọi là LAT: Living Apart Together. Đó là những người sống có đôi, có đủ vợ chồng bình thường như bao nhiêu vợ chồng khác. Nhưng mỗi người sống một góc riêng của mình hoặc sống xa cách nhau. Có khi chồng sống ở Paris , vợ ở Luân-đôn. Họ gặp nhau cuối tuần, thời gian nghỉ hè hoặc lễ hội. Họ sống chung một cách như có qui định rõ ràng. Họ yêu nhau qua không gian và con cái là lý do giúp họ giữ nguyên vẹn gia đình. Theo Bà Marie-France Hirigoyen, (Nouvelles solitudes …Poche Marabout, Paris), ngày nay có gần 8% người Pháp tuổi từ 18 tới 79 sống như vậy. Trong cùng hoàn cảnh nhưng ngược lại, tức LTA: Living Together Apart, có những cặp ly thân nhưng lại vẫn sống chung. Họ mặc nhiên trở thành cặp thuê nhà chung do tình trạng kinh tế khủng hoảng. Tình trạng này rất phổ biến ở Mỹ từ sau khi xảy ra sự khủng hoảng tài chánh (subprimes) và chiếm tới 10% gia đình nghèo.
Sống cô đơn hạnh phúc. Phải. Đó là hoàn cảnh của thanh niên, sinh viên, tuổi từ 20 tới 30. Cô đơn vì họ chưa muốn lập gia đình. Họ muốn phải có được một số vốn căn bản trước khi nhào vô một người nào. Theo họ, bằng cấp thuận lợi giúp người đàn ông xây dựng đời sống gia đình. Trong lúc đó, phụ nữ theo đuổi bằng cấp chỉ lâm cảnh độc thân vì khi đã qua “tuổi băm” thì chỉ còn con đường duy nhất trước mặt là “ở vậy” chung thân.
Một nữ viên chức 35 tuổi, ngạch trật khá cao, với hợp đồng làm việc vô thời hạn trong một xí nghiệp tư lớn, giải bày hoàn cảnh “Nay tôi cảm thấy có nhu cầu thúc bách xây dựng một gia đình, nhưng tôi nhận thấy chuyện không phải đơn giản. Tôi đã già đi. Đàn ông ở tuổi tôi, họ đều đã có vợ. Nếu chưa có vợ đi nữa, họ chắc chắn không ai muốn rước một bà già về nhà làm bà chủ nhà”. Nhiều người khác cũng không thoát ra khỏi thế bí tương tự. Các bà bèn lao vào công việc cho quên hết mọi chuyện đời đầy vô duyên do số phận lỡ làng. Thú vui duy nhất ngày qua ngày là dùng tiền kiếm được tiêu thụ, mua sắm theo sở thích. Nhưng vẫn không làm sao quên được nỗi cô đơn.
Cô đơn làm cho con người già đi. Có khi làm cho con người bị trầm cảm. Nhưng cũng không phải không có “cô đơn hạnh phúc”. Đây đúng là thứ cô đơn do người ta chọn lựa. Cô đơn để giúp thoát ra khỏi đời sống ngục tù của hai người phải sống chung. Một tình trạng tù chung thân khổ sai, không khác. Trong cuộc chia tay này, nếu các bà nghĩ là sẽ tìm lại được cuộc sống hạnh phúc nhờ được tự do, thì các bà phần lớn sẽ buồn chán sớm sau khi chia tay với bạn tình hay ông chồng. Các bà thất vọng nặng nề. Vì mục tiêu thay đổi có nhiều nhưng thường ít giống nhau. Trong lúc đó, các ông, khi được tự do, độc lập, thì chỉ qua thời gian ngắn, chộp được không biết bao nhiêu bồ.
Một viên chức ngạch, 38 tuổi, liên tục hết bắt bà này, tới bắt bà kia. Tại nhà, anh ta muốn làm gì thì làm. Anh ta có thể vứt bừa bải những bao giấy lọc cà phê trên bếp suốt cả tuần. Dĩa muỗng đây bồn rửa chén. Khi muốn sống cảnh ồn áo, anh ta tới nhà bạn. Thấy đủ thoải mái, lại về.
Ai bảo sống một mình là khổ
Sự cô đơn giúp người ta nghĩ đền bản thân mình và lo chăm sóc chính mình. Đồng thời có thể giúp nhiều kẻ khác mà trong đời sống hai người, ta thường không làm được. Cô đơn đem lại cho ta không gian rộng lớn và thời gian vô tận. Cô đơn còn là chìa khóa mở ra một đời sống mới huy hoàng. Đầy tự do. Nhưng cô đơn cũng phức tạp, tuy êm đềm đó, nhưng làm cho người ta dể bị mất chính mình.
Đời sống độc thân ngày nay ở nhiều nơi vượt lên quá cao đã làm cho nhiều nhà xã hội học giựt mình “Con người đang lao mình vào một cuộc thể nghiệm xã hội chưa từng có. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một số lớn cá nhân ở mọi lứa tuổi và ở mọi từng lớp xã hội quyết định chọn đời sống một mình”. Sống một mình dẩn tới nhiều hậu quả phức tạp vì nó thay đổi quan niệm xây dựng phố thị theo một hướng mới. Phát triển kinh tế cũng vì đó mà phải có nhiều sáng kiến mới như tổ chức những dịch vụ giữ trẻ, giao thực phẩm tận nhà, trông coi người già, …
Và sự cô đơn ảnh hưởng tới cách trưởng thành, già và chết. Nên nhớ từ năm 1960, đời sống của chúng ta thay đổi rất nhiều.
Sanh đẻ theo ý muốn, đời sống xã hội và nghề nghiệp, tức sự giải phóng phụ nữ, đã giúp người phụ nữ chọn cho mình cái “mốt” độc thân thoải mái. Hôn nhân từ đó mất đi tính quan trọng của nó. Với nhiều người, hôn nhân trở thành một thứ khổ sở, một thứ rủi ro, một bản án tù tại gia hơn là một sự may mắn, hạnh phúc, mà người ta hằng mong đợi như trước kia. Thế là, nhiều người bàn chuyện chia tay. Hoặc trốn chạy nếu chia tay hợp pháp không được. Từ lâu, hôn nhân đã không còn được hiểu như là sự cần thiết để ổn định tài chánh gia đình hoặc để có con cái.
Nhiều thành phố lớn tổ chức sanh hoạt thích nghi theo sự thay đổi xã hội mới này. Nhiều gia cư dành cho độc thân hoặc gia đình ít người, chợ mở cửa suốt ngày đêm bán những thức ăn ăn liền cho một người, phòng giặt giủ ở ngay cạnh nhà, sân vận động, phòng tập thể dục, chỉ cách vài bước.
Tóm lại, mọi thứ sẵn đó để người ta sanh sống, phát triển toàn diện mà vẫn giử được tình trạng độc thân cho mình.
Thu mình vào đời sống độc thân, đàn ông ở thành phố tự tạo cho mình một thế giới riêng, một nếp sống thành một hệ thống ở đó họ tìm cho họ những quan hệ không ngày mai, chia sẻ tình cảm và những phút giấy cảm súc mạnh với những người khác, … Đó là những lúc họ ngồi trước màn ảnh Computer.
Điều quan trọng là làm được điều thiện. Cô đơn không phải là điều xấu. Trái lại, đó là một giải pháp hay. Những người có phương tiện, khi sống một mình, sẽ thành công nhiều mặt. Họ thành công dể dàng hơn trước kia. Về mặt quan hện nam/nữ, họ có thể công khai tuyên bố giờ đây, với các bà, họ chỉ ký hợp đồng ngắn hạn. Họ từ chối những dự tính sống chung dài hạn. Với đàn bà, họ là hai thế giới riêng biệt. Người này không biết bạn bè của người kia. Cả hai người không ai sống cùng đời sống của kẻ kia. Thỉnh thoảng, một người rời khỏi thế giới riêng của mình để đây là cơ hội họ gặp nhau.
Sống một mình như vậy là do chọn lựa. Không do phải chịu, phải chấp nhận. Với độc lập và tự do, người ta có thể làm bất kỳ điều gì mà mình muốn. Không đánh răng và tắm rửa suốt tháng, suốt năm, như Mao-trạch-đông, cũng được. Nhưng chỉ quên sự thật nằm ở chỗ khác hơn những việc làm tự do theo ý muốn của mình. Sự thật ẩn mình trong chỗ sâu kín của trái tim ngày càng khô héo, trong tình cảm cô đơn nơi đó người ta cố che giấu sự bất hạnh.
Về mặt khoa học, theo kết quả phân tách của 148 trường hợp nghiên cứu bệnh tật công bố năm 2010, thì rủi ro tử vong do đời sống một mình cao hơn bịnh mập phù và những người không hoạt động. Sự nghiên cứu của Giáo sư John Cacciopo về ngành tâm lý xã hội ở Đại học Chicago cho thấy ở những người sống độc thân có một tỉ lệ cortisol trong nước miếng và chất adrénaline trong nước tiểu rất cao. Người sống độc thân như trong tình trạng báo động. Nhưng đó là những người sống độc thân vừa sống cô độc, thiếu quan hệ xã hội. Vì những quan hệ xã hội cần thiết cho sức khỏe và sự sống.
Vậy ai bảo sống một mình là khổ? Cũng như ai bảo chăn trâu là khổ? Chăn trâu sướng lắm chứ! Chăn chồng mới khổ hơn chăn trâu!
Các bà đồng ý?