Một vấn đề tuồng như chúng ta đang đối đầu với một trạng huống giữa chủ thể và hiện hữu bằng một thể tài có tính trừu tượng cần phải đối chất: What Is a Free Man? Con Người Tự Do là gì? Điều này không phải dễ để nói; mà gần như chúng ta thường nói đến trong một tư duy mơ hồ. Chưa xác quyết cụ thể giữa trí tuệ và thể xác của tự do.
Tại sao? Ở đây không phải là việc đem ra để luận bàn, tranh luận hay tham khảo (discussed/discussion) mà đó là vấn đề ngoài ý kiến để diễn đạt một cách mạch lạc có tính lịch sử; một quan điểm nồng cốt cho cái đáng chú ý; vì đó là vấn đề đặc ra cho ‘Con người Tự do’ là bản thể cần thiết đối với số phận nhân loại, mà con người thường hay nêu ra như một thể loại đặc biệt được yêu cầu và đó là những gì quá trừu tượng, một thể loại của chủ thuyết nhân đạo luôn luôn đuổi theo một cách say mê để rồi quên lãng, khác gì nói mà không làm, biết nhưng lãnh hội chưa đạt tới.
Tuy nhiên ở đây chúng ta không đặc câu hỏi cho chính chúng ta, một con người tự do là gì trong cái nghĩa đúng đắng, cái gì là cần thiết cho quan niệm về con người tự do; vì đây là vấn đề có thể là không có nghĩa gì cả. Nhưng chúng ta đặc vấn đề cho chính chúng ta là có tính chất của lịch sử mà lại vừa có tính chất của chúng ta, mà chúng ta đang đối diện ngay nơi đây, giữa lúc này của một hiện hữu mà tự do của con người có thể là một ý thức và làm thế nào để chúng ta có thể đem lại một chứng thực cho việc này –but we are asking ourselves how in an historical situation which is our situation, which we have to face here and now, man’s freedom ca be conceived and how we can bear witness to it.
Khoảng bảy mươi năm qua. Nietzsche quả quyết rằng: ‘Thượng đế đã chết/God is dead’.
Ngày nay; chúng ta có thể còn nghe, nhưng không còn là một khẳng định mãnh liệt hay đây là lời trách móc, ta thán của một nội tâm ray rứt; một bản tường trình khác hình như coi đây là tiếng vọng của Nietzsche: ‘Con người là tiếng nghẹn rẫy chết/Man is in his death-throes’. Vậy chúng ta thử làm sáng tỏ lời nói này; bởi đây là những gì ông thốt ra như một lời lẽ chân tình, không có hàm chứa một sức mạnh của lời nói tiên tri, dự đoán; mà ở mức độ phản ảnh một nhận thức sâu xa.
Chúng ta không thể làm bất cứ điều gì hơn nhất là lời tuyên bố đó có một tầm ảnh hưởng được coi như biến cố đối với niềm tin; một dữ kiện mà chúng ta cho là tiềm lực để xác nhận giữa hữu hình và vô hình, giữa hiện sinh và không hiện sinh, giữa hiện thực và phi thực, tất thảy đã đưa tới sự lãng quên cho một hướng phát huy của tương lai và chính cái sự phớt lờ đó có thể gây ra một sự đánh đổi với tương lai, cũng có thể là nguyên tố ngăn chận phần nào.
Để nói rằng; điều đó là nhân tố: con người vốn là tiếng thốt uất ngẹn, là tiếng nói chỉ có con người hôm nay đối diện và tìm thấy chính bản thể của nó, nhưng ít ra cũng có thể tự tàn phá một cách đầy đủ, một cố hữu tự chính con người. Cho nên chi cái sự tương quan này là hiện hữu tồn sinh giữa hai ‘cụm từ ‘Thượng đế đã chết/ Go dis dead’ và ‘Con người là tiếng nghẹn rẫy chết của nó/Man is in his death-throes’ không thấy gì là phức tạp của cái việc tương quan này nhưng mà là một cái gì tối nghĩa mơ hồ -but an ambiguous one.
Chúng ta tự hỏi rằng; ví như Nietzsche kêu la cho một sự thỏa lòng hoặc không lấy gì đau đớn cả thì có khác gì tiếng khóc thời đại (modern-cry), khóc kiểu cách; mà đó chính là cái khóc đau thương! Và; như thử con người bị mắt-tội với Thượng đế! Rõ ràng giữa hai cụm từ của ‘chết’ và ‘nghẹn họng’ là lời lẽ cứng rắn và tồn lưu, không còn khả năng ‘logical’. Dù cho Nietzsche có chấp thuận điều này chăng nữa, tuy nhiên; Nietzsche cũng có thể không có cảm thức rằng tất cả là tiếng vọng vượt quá xa (overtones) trong những bản tường trình về cái ‘đã chết’ và cái ‘nghẹn họng rẫy chết’. Vậy thì; câu hỏi đầu tiên chúng ta đưa ra: điều gì đem đến tự do trong cái vũ trụ loài người đang sống hoặc ít nhất ở một mức độ nào đó mà con người tự ý thức lấy, một sức mạnh thừa nhận rằng Nietzsche đã thực sự tham dự và trong cái uất nghẹn rẫy chết của ông?
Tuy nhiên ở điểm này chúng ta sẽ là kẻ đương đầu với những đối tượng khởi đầu. Có thể điều đó không mấy thuận lợi để nói lên vấn đề ‘Con Người Tự do là gì?/What is a free man?’ câu hỏi này chỉ trả lời một cách thực thụ cho những con người có một tư duy tự do chính đáng, không thu hút bởi một định kiến nào hơn nơi một đất nước giả vờ, mị dân? Lấy hai chữ tự do làm tiền đề; tự do từ mọi khuynh hướng, trường phái, kể cả tôn giáo và xã hội, nhiều nơi người ta cho là tự do nhưng có thực sự tự do hay tự do chỉ là mỹ ngữ; một thứ tự do có khuôn phép đó mới là tự do chính đáng. Nếu chữ tự do đến với con người đích thực và một quốc gia chân chính thì nghĩa tự do như là một độc lập tuyệt đối ‘absolute independence’ không có gì thay thế được, ngoài một tư duy trung thực.
Theo dòng tư tưởng trên có thể đưa chúng ta nhận thức sâu sắc mang một cá tính độc đáo của chính Nietzsche.Và; có thật điều Nietzsche nói là đúng hay đó chỉ là lý thuyết? Trở lại với Marcel; chủ thuyết hiện sinh bao gồm những dữ kiện rộng lớn và quan trọng hơn hết trong việc tái diễn lại vấn đề thân tâm. Năm 1920 Gabriel Marcel tuyên bố ‘Tôi hiện hữu,hình hài tôi/I am my body’ và gần như có vẻ công bằng, hợp lý cho một cái nhìn tầm thường; trong một lề thói tập quán, điều đó như đã đứng trước vấn đề của ông nêu ra; ấy là những gì quan trọng được xác quyết của Marcel. –In the 1920s he declared ‘I am my body’ and while this may seem to be a fairly banal observation, in the context of the tradition that had preceded him, it was an important affirmation.
Theo hướng dẫn của Marcel, ông cho đây thuộc về hiện tượng của tri giác/Phenomenology of Perception là một tổng thể bởi một yêu cầu, đó là những gì thuộc về hình hài của chúng ta và cũng cầm giữ kinh nghiệm của cuộc đời chúng ta đang sống, một kinh nghiệm bản thân từ chối những dính liền của chủ thể từ tha thể mà ra –the detachment of subject from object, mind from body, that both rationalism and empriricism endorse in different way (trong P.P. pXii), trí tuệ cũng từ thân tâm mà ra, cả hai đều là bối cảnh cách khác của chủ thuyết duy lý và chủ thuyết thực nghiệm đưa ra.
Qua lý luận này Marcel muốn hướng đến tự do của con người trong một tinh thần và thể xác hoàn toàn tự do không qui vào phép tắc hay qui trình nào hơn. Mà được xem trí-tuệ-thân-tâm, tư-tưởng-ngôn-ngữ, vũ-trụ-tự-nó, nội-giới-ngoại-giới; là những gì thuộc hiện tượng hóa mà gần như có từ siêu lý –consider mind-body, thought-language, self-world, inside-outside whether humanity is free or determined is closely related, and this ontological dualism of immanence and transcendence.
Dẫu gì thì nhân loại đang cần có tự do hoặc xác quyết một điều gì ít ra gần gũi và tương quan mà đây thuộc về hiện thực của hiện hữu, song phương trong chiều hướng của nội tại và siêu lý. Trong những điều đó chúng ta có thể nói là những đất nước mà nơi đây họ thừa nhận một tự do đúng nghĩa và chân chính ấy là những gì chúng ta có thể gọi bằng một ngữ ngôn thời trang, hợp thời cái quyền làm người của từng cá nhân (the rights of the human person); một vị trí cố hữu đảm bảo được nền tự do sống còn: nhưng chúng ta phải thức thời để cầm giữ cái tự do đúng nghĩa, đừng để nghĩa lý đó mất dần và mất dần hẳn, mà sẻ còn tiếp tục đòi hỏi như nhu cầu cần thiết để giảm thiểu làm sao có lợi thêm ra. Trong một tinh thần và thể xác rộng mở tư duy về những đất nước tự do ’the free countries’.
Đây là mục tiêu mà chúng ta có thể vượt qua ở một hoàn cảnh vô hạn, và đặc vấn đề chính để chúng ta trở nên tự do cho một cá tính độc đáo; ngay cả những gì phát ra từ bên trong tự do hay trong những quốc gia chuyên chế.
Nhưng phải hiểu rằng ở đây không phải là dữ kiện, cho một trường hợp vì nó là vấn đề quan trọng cho chúng ta thừa nhận dù đó là một điều thích hợp, chắc chắn làm cho người suy tưởng mất tin tưởng về một liên kết với tự do, có thể đây là vấn đề cho một ý niệm có tính cách duy vật vũ trụ là thuộc về một cơ cấu không thể hòa hợp được với quam điểm của con người tự do: phải xác quyết rõ ràng; đó là, một xã hội có qui luật bởi những vật chất chính yếu, tự do phải là một biến thể linh động trong tư thế đối kháng hoặc trở nên giản đơn trước một lối đối xử xảo trá và lừa bịp của cái khẩu hiệu rỗng tuếch.
Nhưng thử tưởng tượng về tình trạng của một quốc gia ngay sau khi nổi dậy hoặc một cú chống đối nhà nước –a putsch or acoup d’etat: nếu phản kháng đó bất thành và tháo lui trong một tình trạng vô hiệu quả thì thiết tưởng điều đó chúng ta hoàn toàn ý thức được rằng về hoàn cảnh và thực trạng của chúng ta, như vậy không còn lại gì để chúng ta thực hiện? đó là vấn đề giải quyết thuộc chính trị trong chu kỳ của hành động tích cực hơn.
Nhờ vào những luận cứ có thể cho chúng ta vượt xa hơn: nhưng cái nghĩa đó là gì?-vượt cao hơn của siêu nhiên/transcendent hay vượt cao hơn trong cái mơ hồ, trừu tượng/transcendence; đây chỉ là ngữ ngôn giữa những triết gia và tri thức vì đây là những gì quá tốt đẹp đã qua hay đây là một lạm dụng bừa bãi…Qua luận cứ trên Marcel muốn nói thêm đôi điều: nhân loại không thể có tự do một cách dễ dàng, nó đòi hỏi một sự trả giá, dù tự do nằm dưới một dung tích nào hoặc chỉ còn một điều duy nhất dành cho tự do. Vì rằng nó có một cái gì vừa đẹp vừa lôi cuốn; hiển nhiên điều ấy là hình thể của một liên kết cần có, không cần phải tự nó triệt thoái để đi tới chính thức hóa vấn đề và tôn vinh như những kẻ tôn thờ, kể cả tôn thờ chủ nghĩa mà không có tự do hoặc một thứ tự do giả hiệu; cho nên con đường đi tới tự do của Gabriel Marcel là một thứ tự do trong sáng và đúng nghĩa do từ yêu cầu của con người, chớ không do từ một tập truyền nào khác hơn.
SÁNG TẠO TỰ DO Đối Đầu SÁNG TẠO TRUNG TÍN: THẦN LINH NHÂN LOẠI
Tại sao lại có hai thứ sáng tạo trong cùng một hoàn cảnh. Một sáng tạo tự do và một sáng tạo trung tín (niềm tin). Creative Freedom Versus Creative Fidelity: Theistic Humanism. Mà cả hai đều được nhân loại coi đây là một lý thuyết hữu thần, đấng được tôn thờ. Marcel là con người hữu thần khác với Jean-Paul Sartre; bởi cả hai có một tư duy khác nhau khi nhìn về thượng đế. Một cái nhìn hoàn toàn tự do, giải phóng niềm tin thượng đế để đạt tới hiện hữu (the approach to Being) tuy có tính siêu hình nhưng là một thứ khoa học thực sự của hiện hữu (ontology).
Như chúng ta đã biết Sartre gây ra một chú ý ngắn gọn về con người hiện sinh chân chính (theistic existentialists) trong những bài tham luận của Sartre để luận bàn về lý thuyết hiện sinh, trọng tâm đưa ra thời kỳ mà hình như trong đó khai trừ niềm tin hoặc ít ra chiết khấu niềm tin về Thượng đế. Nhưng ở đây không có nghĩa là khuyến khích nhân loại hướng đến những gì là vô thần. Mà tìm kiếm một chân lý tự do giữa thượng đế và con người.
Khẳng định điều này như Nietzsche đã nói; tại sao phải dựa và thượng đế:-Thượng đế đã chết. Nhưng Marcel cho rằng tự do là không khước từ thượng đế. Lại một lần nữa quay về một trong những thể loại của tự do hoặc tự quyết đó là cái có-thể-hiện-hữu (would-be) của con người hiện sinh phù hợp với cá tính của con người. Gabriel Marcel gọi đây là ‘sáng tạo trung tín/creative fidelity’ như thử là món quà trân qúy. Giống như Heidegger, Marcel chối bỏ sự sùng bái, tôn thờ thượng đế một cách mù lòa, cuồng tín của một thế giới đương đại ngày nay, với một tư duy dự phóng đó là một tư duy dành cho khuyến khích mà thôi. Có nghĩa rằng niềm tin không phải là chọn lựa của tự do để được tôn thờ hay không tôn thờ.
Trọng tâm của Marcel là dựa trên một ngôn từ tế nhị để làm sao có một niềm hy vọng chính xác mà nó buộc chặt vào niềm tin và lòng tin cậy ở đấng tôn thờ như lời hứa hẹn nhưng đây không phải là điều quả quyết để tin cậy qua một năng lực nhân sự. Marcel nhấn mạnh rằng ở đây chỉ là hình thức siêu hình để thuyết giảng mà chỉ có một đòi hỏi duy nhất là xác thực với niềm tin trong những gì mà không tùy thuộc vào con người, niềm hy vọng mà phát khởi từ sự dè dặt, khiêm tốn và không tỏ ra một dấu hiệu tự hào nào hơn thì cái sự cớ đó mới thực sự tự do tìm thấy.
Như trường hợp phản kháng một cách trung thực qua vai trò, vị trí của Camus. Đối chiếu với Camus, ông tin là không có căn bản để hy vọng mà trọng điểm xuất phát từ niềm tin của con người. Siêu nhiên là tuyệt đối cửa Đấng đó là cốt tũy là nền tảng hiện hữu của chúng ta –Transcendence is the absolute Other that grounds our Existenz. Giống như Marcel đã có lần tường trình về ‘hiện hữu/existenz’ ông cho rằng tư duy về tự do chính là món quà trân qúy, không thể còn là đối tượng chướng ngại (nonobjectifiable) của hiện hữu thì đó mới chính là siêu nhiên; cái đó Heidegger đã từng nhấn mạnh rằng: siêu nhiên tức siêu lý tuyệt đối để bày tỏ tự chính nó như một hiện hữu (trong chức năng mà Heidegger gọi ‘Dasein’ là ngữ ngôn của biểu hiện, lối về hiện hữu của nhân loại).
Chỉ còn lại đắn đo, cân nhắc của con người đứng trước tất cả mọi hiện hữu. Tất cả được dựng nên như vai trò của con người hiện sinh về vấn đề đang tranh luận hiện sinh. Cái đó như một lần Kiergaard và Nietzsche đã nói tới, mỗi người mỗi cái nhìn khác nhau, song le đều thừa nhận thượng đế là cõi như nhiên, một cõi ngoài tức Đấng/Other, nhưng nó không ở trong chân trời của siêu nhiên hoặc những gì vây quanh qua tư duy tự do ngược lại ở đây là một thử thách đòi hỏi chúng ta thực hiện con đường tự do trong một cử chỉ đòi hỏi; buộc phải thực hiện cho bằng được trách nhiệm của tự do.
Kết:
Trong tác phẩm của Marcel xuất bản năm 1951, có đề xuất và tóm lược về con người hiện sinh đứng ra phê nhận bề mặt xã hội; nói lên sự chống đối cũa con người với quần chúng xã hội ‘Man Against Mass Society’, Marcel đã chuyển hóa tư tưởng để vượt ra ngoài cái nhìn của tân-lãng mạn (neo-Romantic) ông tỏ ra khinh thường bề mạt xã hội kỷ nghệ và những gì kế thừa vào kỷ thuật hiện đại, đối với người hiện sinh là một liên kết tổng hợp giữa quân chúng và dữ kiện, nhấn mạnh vai trò chủ thể của con người hiện sinh để đi tới chủ thuyết tự do nhất là đối với nhân loại ngày nay, một biện chứng có giá trị riêng và có tính cách đạo lý rõ ràng.
Nhưng lấy gì để củng cố giữa lúc xã hội đang lao đầu vào vật chất làm căn bản mà quên đi vai trò làm người. Marcel cho đó là một thách thức lớn phải đương đầu; đó là những gì người ta đang đào đục, săn đuổi mọi thứ có thể cho đó là tự do, bởi rút ra từ nguồn gốc chăng –that they grub up every possible freedom by its roots… hay đây là một ám thị từ chối để đưa vào một qui chế để giải quết vấn đề?
Chúng ta có thể nghi ngờ về điều này vì đây chỉ là lý do để từ khước tất cả những gì ý nghĩa của tự do, có thể sẽ là một đòi hỏi bắt buộc có một tầm ảnh hưởng ghê gớm, không nhửng chỉ dành riêng cho chính con người nhưng ở đây Marcel cho rằng đúng hay sai, tội hay vô tội tùy và chúng ta xử lý lấy. Hiển nhiên rằng điều đó không có nghĩa gì cả, ràng buộc hay đòi hỏi mà ở đây là một trường hợp hết sức đặc biệt ngoài những gì thuộc về một đề cương chung có thể đó là một dàn dựng, một cơ cấu (framed) cho tương lai.
Một luân lý thuộc hình thức chủ nghĩa khắc khe, cứng nhắc, một cố gắng mang lại một qui chế cho nhân loại dưới mọi qui chế chung, dừng lại ở đây như thử chấp nhận đầy đủ để sớm trở thành ý thức cho một yếu tố độc đáo và không có định lượng chung hoặc dựa trên tiêu chuẩn để đối chiếu, những sự thể như thế được chia ra một hiện hữu vững chắc, là chạm trán, đương đầu của một tình trạng cố hữu; nghĩa là không có hai hiện hữu và cũng không có hai trạng thái mà ở đây thật sự chỉ là một việc làm tương đối cho mỗi điều kiện khác nhau. Tất cả trở nên ý thức trước vấn đề qua những dữ kiện từng trải, có thể đưa tới những biến động nội tại.
Nhưng đây là một biến động trong ý thức luân lý như một sự khởi đầu (starting-point) để đánh động cho một tiêu điểm được nêu hướng tới con đường sáng tạo tư tưởng, và; cũng là yêu sách đối với chúng ta mà mỗi điều kiện phải là câu trả lời thích đáng của những gì Marcel đưa ra. Nếu Gabriel Marcel không muốn lý luận của mình có một thành quả vững vàn thì Simone Weil gọi là: ‘văn ngôn khiếm nhã táo bạo/the gross-beast’.Dưới cái nhìn của Marcel về con người tự do là gì? Chẳng qua chỉ là đối đầu giữa con người với giáo điều, giữa con người và quy luật xã hội. Là những gì mà Marcel cố gắng bảy tỏ như một thách đố của con người với một số đông quần chúng trong xã hội. (Man Against Mass Society by Gabriel Marcel 1962).