Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao cuốn con người vào vòng quay luẩn quẩn, đầu tiên là phấn đấu đủ ăn, đủ ăn rồi thì phấn đấu ăn ngon, ăn ngon rồi thì phấn đấu ăn đẹp. Cứ thế con người càng trở nên bận rộn và hối hả hơn, đời sống vật chất được cải thiện nhưng chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng chúng ta ngày càng bị cô lập hơn.
Vẫn biết rằng, cuộc sống này tươi đẹp và tràn ngập yêu thương nhưng đâu đó vẫn nghe người ta xì xào 2 tiếng “bon chen”. Song điều đó chỉ là “bề nổi” của “tảng băng chìm”, hai từ “bon chen” chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài của sự thờ ơ lãnh đạm của con người trước những bất công và những hiện tượng xấu trong xã hội.
Ngay cả bản thân tôi, mỗi khi muốn hỏi thăm tin tức của bạn bè cũ cũng không phải chuyện dễ dàng, bởi họ luôn có lý do:
- Dạo này tớ bận lắm!
Hoặc:
- Tớ chẳng quan tâm.
Người ta coi đó chỉ là chuyện nhỏ, nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn, lâu dần sự thờ ơ sẽ ăn sâu vào tiềm thức dẫn đến thái độ bàng quan, lãnh đạm của con người với mọi việc diễn ra xung quanh. Chuyện những người bảo vệ hờ hững trước vụ xô xát không phải là chuyện hiếm. Chuyện ùn tắc giao thông mỗi khi xảy ra tai nạn cũng là chuyện bình thường, người dừng lại vì tò mò thì nhiều mà người có lòng giúp đỡ người bị nạn thì ít. Đấy là chưa kể đến việc, kẻ xấu lợi dụng người khác lâm nạn để tranh thủ lao vào “hôi của”.
Và đâu đó người ta lại phàn nàn, ông bác sỹ này, cô y tá nọ thiếu trách nhiệm và vô tâm với bệnh nhân gây ra những hậu quả đáng tiếc. Tôi cũng từng chứng kiến, cảnh y tá thờ ơ khi nghe thấy tiếng kêu gào đau đớn của bệnh nhân, với lý do:
- Đó là bệnh nhân không phải do tôi phụ trách.
Tình cờ đọc bài báo về vụ cảnh sát cơ động hành hung cảnh sát giao thông, tác giả viết: “Trong một không gian sống có quá nhiều rủi ro, người ta tự nhiên sẽ có xu hướng bộc lộ và phát huy khả năng tự vệ theo triết lý sống sơ cấp ích kỷ “hồn ai nấy giữ”, “đèn nhà ai nấy sáng”. Thái độ dè chừng, ngán ngại không dám can thiệp của tất cả những người chứng kiến cuộc ẩu đả giữa viên sĩ quan cảnh sát cơ động mặc thường phục và viên cảnh sát giao thông, như được ghi nhận trong clip video phát trên mạng internet, là một minh chứng.” Phải chăng tâm lý “đèn nhà ai người nấy rạng” hay “sống chết mặc bay” đã dần trở thành một triết lý sống của một bộ phận người dân và trở thanh một hiện tượng bình thưòng của xã hội?
Tôi lại chợt nhớ về câu chuyện “Những chiếc đồng hồ ở thành phố Saint Petersburg ”. Vào thời Saint Petersburg còn là thủ đô của nước Nga (Trước năm 1918), Nhà vua cho lắp đặt những chiếc đồng hồ trên các toà tháp ở nhà thờ, để thống nhất thời gian cho toàn thành phố. Hồi đó cả thành phố Saint Petersburg có tới 80 chiếc đồng hồ, nhưng thời gian ở mỗi chiếc đồng hồ lại không khớp nhau, một phần là lỗi do người thợ sửa chữa, phần là do mỗi chiếc đồng hồ lại có thời gian của riêng nó. Thế cho nên, người dân Saint Petersburg mới có câu: “Chẳng lúc nào cả” để ám chỉ sự không thống nhất về thời gian giữa những chiếc đồng hồ. Một nhà thơ nọ, trước khi qua đời có người bạn đến thăm, người bạn nói:
- Tôi định đến thăm anh từ lâu, nhưng tôi chưa có thời gian.
Nhà thơ lúc này mới lên tiếng:
- Tôi đã sống ở Saint Petersburg hơn 40 năm, tôi đã chán ngấy cái từ “chẳng lúc nào cả”. Chẳng có lúc nào để quan tâm đến người khác, chẳng có lúc nào để yêu thương, chẳng có lúc nào để tận hưởng cuộc sống…. Có lẽ chỉ đến lúc chết chúng ta mới có nhiều thời gian thôi!!!!
Sưu tầmCuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao cuốn con người vào vòng quay luẩn quẩn, đầu tiên là phấn đấu đủ ăn, đủ ăn rồi thì phấn đấu ăn ngon, ăn ngon rồi thì phấn đấu ăn đẹp. Cứ thế con người càng trở nên bận rộn và hối hả hơn, đời sống vật chất được cải thiện nhưng chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng chúng ta ngày càng bị cô lập hơn.
Vẫn biết rằng, cuộc sống này tươi đẹp và tràn ngập yêu thương nhưng đâu đó vẫn nghe người ta xì xào 2 tiếng “bon chen”. Song điều đó chỉ là “bề nổi” của “tảng băng chìm”, hai từ “bon chen” chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài của sự thờ ơ lãnh đạm của con người trước những bất công và những hiện tượng xấu trong xã hội.
Ngay cả bản thân tôi, mỗi khi muốn hỏi thăm tin tức của bạn bè cũ cũng không phải chuyện dễ dàng, bởi họ luôn có lý do:
- Dạo này tớ bận lắm!
Hoặc:
- Tớ chẳng quan tâm.
Người ta coi đó chỉ là chuyện nhỏ, nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn, lâu dần sự thờ ơ sẽ ăn sâu vào tiềm thức dẫn đến thái độ bàng quan, lãnh đạm của con người với mọi việc diễn ra xung quanh. Chuyện những người bảo vệ hờ hững trước vụ xô xát không phải là chuyện hiếm. Chuyện ùn tắc giao thông mỗi khi xảy ra tai nạn cũng là chuyện bình thường, người dừng lại vì tò mò thì nhiều mà người có lòng giúp đỡ người bị nạn thì ít. Đấy là chưa kể đến việc, kẻ xấu lợi dụng người khác lâm nạn để tranh thủ lao vào “hôi của”.
Và đâu đó người ta lại phàn nàn, ông bác sỹ này, cô y tá nọ thiếu trách nhiệm và vô tâm với bệnh nhân gây ra những hậu quả đáng tiếc. Tôi cũng từng chứng kiến, cảnh y tá thờ ơ khi nghe thấy tiếng kêu gào đau đớn của bệnh nhân, với lý do:
- Đó là bệnh nhân không phải do tôi phụ trách.
Tình cờ đọc bài báo về vụ cảnh sát cơ động hành hung cảnh sát giao thông, tác giả viết: “Trong một không gian sống có quá nhiều rủi ro, người ta tự nhiên sẽ có xu hướng bộc lộ và phát huy khả năng tự vệ theo triết lý sống sơ cấp ích kỷ “hồn ai nấy giữ”, “đèn nhà ai nấy sáng”. Thái độ dè chừng, ngán ngại không dám can thiệp của tất cả những người chứng kiến cuộc ẩu đả giữa viên sĩ quan cảnh sát cơ động mặc thường phục và viên cảnh sát giao thông, như được ghi nhận trong clip video phát trên mạng internet, là một minh chứng.” Phải chăng tâm lý “đèn nhà ai người nấy rạng” hay “sống chết mặc bay” đã dần trở thành một triết lý sống của một bộ phận người dân và trở thanh một hiện tượng bình thưòng của xã hội?
Tôi lại chợt nhớ về câu chuyện “Những chiếc đồng hồ ở thành phố Saint Petersburg ”. Vào thời Saint Petersburg còn là thủ đô của nước Nga (Trước năm 1918), Nhà vua cho lắp đặt những chiếc đồng hồ trên các toà tháp ở nhà thờ, để thống nhất thời gian cho toàn thành phố. Hồi đó cả thành phố Saint Petersburg có tới 80 chiếc đồng hồ, nhưng thời gian ở mỗi chiếc đồng hồ lại không khớp nhau, một phần là lỗi do người thợ sửa chữa, phần là do mỗi chiếc đồng hồ lại có thời gian của riêng nó. Thế cho nên, người dân Saint Petersburg mới có câu: “Chẳng lúc nào cả” để ám chỉ sự không thống nhất về thời gian giữa những chiếc đồng hồ. Một nhà thơ nọ, trước khi qua đời có người bạn đến thăm, người bạn nói:
- Tôi định đến thăm anh từ lâu, nhưng tôi chưa có thời gian.
Nhà thơ lúc này mới lên tiếng:
- Tôi đã sống ở Saint Petersburg hơn 40 năm, tôi đã chán ngấy cái từ “chẳng lúc nào cả”. Chẳng có lúc nào để quan tâm đến người khác, chẳng có lúc nào để yêu thương, chẳng có lúc nào để tận hưởng cuộc sống…. Có lẽ chỉ đến lúc chết chúng ta mới có nhiều thời gian thôi!!!!
Sưu tầm