“Những thương hiệu lớn như Coca Cola không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi khủng hoảng vì họ đã xây dựng vững vàng hệ thống và đã đi vào quỹ đạo rồi. Họ mạnh vì xây dựng từ nền tảng của nhiều 1 đô la góp thành. Hàng tỷ người bỏ 1 đô la ra uống Coca mỗi ngày nên nền móng của họ khỏe. Cả trăm năm nay họ chỉ bán mỗi nước ngọt, thu lời từng đô la và họ trở thành khủng long. Tại sao những Coca Cola, Mc Donald, KFC… trở thành biểu tượng của Mỹ, đi đâu cũng thấy có nhãn hiệu của họ? Vì họ chỉ bán đúng một thứ và kiếm lời vài đô la. Còn chúng ta mãi nghèo, doanh nghiệp hay phá sản vì thích chơi to tiền triệu, tiền tỷ, đầu tư đa ngành nghề, muốn giàu nhanh, kiếm lời nhanh, bỏ qua xây dựng hệ thống nền tảng. Khi sụp đổ chúng ta về số không. Còn họ, họ vẫn bay lên cao nhờ vô số 1 đô la mỗi ngày góp vào”.
“Khủng hoảng kinh tế nói cho qua thì đó là vận rủi, nhưng về sâu thẳm thì đó là do các động tác kỹ thuật. Những kỹ xảo này đến lúc nào đó sẽ lộ ra, giống như nhà ảo thuật đã bị lật tẩy chiêu trò thì người ta không mua vé xem ông ta diễn nữa. Cuộc khủng hoảng xảy ra khi những mánh lới về tài chính bị phá vỡ. Và nó tác động quá sâu rộng khiến chúng ta đổ cho vận rủi.
Chúng ta đã vận dụng đòn bẩy kinh tế quá nhiều, đến một lúc nào đó nó sẽ mất cân bằng. Giống như trò chơi bập bênh vậy, khi một bên được chất nặng quá, bên kia sẽ bung lên, cái bung lên ở đây là giá trị thật, hàng hóa thật, uy tín doanh nghiệp còn cái ở lại là những giá trị ảo. Giá trị thật bị bẩy tung lên không có điểm dừng nhưng nó vẫn phải rớt xuống và nó rớt xuống vỡ tung tóe và gây đau. Ông to ngã, ông nhỏ cũng chết theo. Chúng ta có một cái ao, khi một cục đá rất to bị rơi xuống nó sẽ gây chấn động lớn, cá nhỏ chạy náo loạn, sóng nước bắn tứ tung phá hủy điều kiện sống tự nhiên của mọi sinh vật dưới cái ao đó. Những nhà đầu tư nước ngoài muốn đến ao đó câu cá, du lịch, đạp vịt giải trí họ cũng không mua vé nữa vì vướng cục đá to quá”.
“Hồ Chủ Tịch đã nói: Tài đức phải song hành, yếu tố con người mới là nền tảng lớn nhất để xây dựng một quốc gia vững mạnh, người dân có cơm no, áo ấm, có cơ hội sánh vai với các cường quốc năm châu. Bác Hồ đã để lại bao triết lý sống cao đẹp, giản đơn mà vô cùng sâu sắc. Chúng ta nói học theo tấm gương của Bác Hồ nhưng thực chất chúng ta đã học được của Bác mấy phần? Ngay cả 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng có bao nhiêu người lớn có thể làm được? “Yêu Tổ quốc – Yêu đồng bào; Học tập tốt – Lao động tốt; Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt; Khiêm tốn – Thật thà – Dũng cảm”. Tôi nghĩ chỉ cần người lớn học được hai điều: “Khiêm tốn Thật thà Dũng cảm” và “Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt” đã đủ để đi tới thành công và làm người lương thiện”.
“Cái tâm lý ăn non đó của người Việt khiến chúng ta chẳng bao giờ giàu lên nổi vì chúng ta chỉ lo làm giàu cá nhân, thấy lợi là gật đầu cái rụp. Có thể nước mình nghèo hơn người ta nhưng nếu chúng ta luôn giữ được cái lòng kiêu hãnh dân tộc thì ai dám coi thường mình?”.
“Người ta rất khó sống thật vì ai cũng muốn hào quang ảo, giá trị ảo. Điều đó nâng tầm giá trị anh lên. Bao năm anh đã sống quá tầm thường, chẳng ai chú ý đến, rồi một ngày mạng xã hội, blog xuất hiện cho anh cơ biến mình thành một kẻ như mơ ước. Anh bắt đầu nỗ lực xây dựng hình ảnh, thổi phồng mình lên, chém gió về đạo đức, chính trị, nghệ thuật trong khi bản thân rỗng tuếch. Anh sẽ phán xét cả thế giới vì đâu có ai đánh thuế. Cái nguy hiểm ở chỗ, cộng đồng vây quanh anh nếu họ cả tin và nhào vào tung hô, ủng hộ thì anh ta sẽ mắc vào sai lầm chết người: Tin mình chính là kẻ ảo tượng tốt đẹp đó mà mình đã tạo ra. Anh ta sẽ đi xa khỏi bản chất của mình và đó là trái quy luật.
Gồng nhiều quá sẽ mỏi cơ bắp. Lừa đảo nhiều sẽ có lúc lộ mánh. Khi bị bóc trần, điều khốn nạn nhất là không chết ngay mà vẫn phải tồn tại, bị phơi bày giá trị thật tầm thường, xấu xa trước mắt những người từng tung hô anh ta. Điều đó còn khổ hơn là chết. Và nếu ai, đủ can đảm để đối diện với lỗi lầm, với nhục nhã và quyết tâm sống thật với bản chất của mình, gom góp từng viên gạch nhỏ để xây thành lâu đài thực sự sờ chạm được thì người đó sẽ thành công và tìm ra bí ẩn của hạnh phúc. Nhưng thường thì khi thất bại, mất sĩ diện, người ta sẽ càng đánh mất mình, họ hoặc sẽ nổi khùng làm điều ngu dại, điên cuồng bảo vệ cái tôi hoặc trốn chui trốn nhủi, mai danh ẩn tích. Nếu có cơ hội, khi dư luận nguôi ngoai, vĩ nhân ảo đó sẽ đến một cộng đồng khác, đội một cái lốt khác để chém gió tiếp vì một lẽ rất đơn giản: Non sông dễ đổi, bản chất khó dời.
Các vĩ nhân ảo khác vĩ nhân thật ở chỗ cốt lõi: Vĩ nhân ảo không thừa nhận ai, thích nói xấu, xúc xiểm vì bản chất ngu dốt, ấu trĩ, háo danh còn vĩ nhân thật, họ sẽ không bỏ qua cơ hội để học hỏi và sẵn sàng thừa nhận cái hay của người khác. Đó cũng là lý do mà doanh nhân chúng ta sẵn sàng đạp lên đầu nhau khi có cơ hội, trước mắt chúng ta chỉ thấy cái lợi ích to đùng đập vào mặt. Chẳng ai chịu ai, phía trước thì giả lả sau lưng thì đâm lén. Âu đó cũng là bản chất của những kẻ nhược tiểu đang khoác trên mình tấm áo vàng lấp lánh. Một sự thật nữa: Những thứ lấp lánh chưa chắc đã là vàng! Bây giờ hàng fake rất nhiều, tha hồ đính cườm, đính đá lóng lánh lên người và bay lượn làm đại gia và vĩ nhân. Và rõ ràng, ai quen chơi hàng thật, quen sờ vào vàng thật, họ sẽ phân biệt được vàng thật hay vàng giả. Đó là lý do khi khủng hoảng xảy ra, những kẻ có tiền thật, sản xuất hàng hóa thật vẫn tồn tại và đi tiếp”.
“Tôi nhận thấy một điều, ở Việt Nam , đàn ông luôn nói một đằng làm một nẻo, nói lề phải và làm lề trái. Rất nhiều người chồng làm kỹ sư, bác sỹ đàng hoàng, ở nhà nói chuyện chung tình, trách nhiệm, ra ngoài cũng lên án gay gắt việc những ông to, ông VIP nào đó lấy tiền nhà nước đi bao gái, ăn chơi trác táng nhưng luôn gật đầu khi bạn bè rủ đi bia ôm và vui vẻ với gái điếm.
Họ tranh thủ dấm dúi chơi bời mỗi khi đi công tác. Họ bị ám ảnh vì sự thèm khát, về trác táng nên khi đọc thấy những kẻ có điều kiện trác táng, sự ganh ghét trong họ nổi lên và họ phải lên án thôi. Này nhé, nào là không khoan nhượng với cái ác, tẩy chay, lên án thói quan liêu, hiếp đáp kẻ yếu, phẫn nộ vì hành vi trác táng làm tha hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhưng khi bản thân có cơ hội làm điều sai trái, dù với quy mô nhỏ hơn các ông to kia nhiều lần, rất nhiều đàn ông gật đầu cái rụp. Còn giới doanh nhân thành đạt, uy nghi, đạo mạo thì 100 ông hết 90 ông có phòng nhì, phòng tam, phòng tứ…
Có quá nhiều người từ nhỏ đến lớn sống như một con vẹt. Họ được giáo dục về những điều tốt đẹp nhất của truyền thống dân tộc từ nhân nghĩa lễ, thuần phong mỹ tục… Họ được dạy việc mãi dâm là xấu nhưng họ lại tò mò về những quốc gia cho tự do hành nghề mãi dâm. Nếu sang Thái Lan, Ma Cao, Hà Lan, Singapore…. du lịch, gần như hầu hết đàn ông Việt Nam sẽ đổ dồn sang tham quan khu đèn đỏ, múa thoát y, những nơi có dịch vụ bán dâm công khai. Nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao càng cấm đoán, càng lên án gay gắt điều này ở Việt Nam lại càng khiến đàn ông Việt Nam có nhu cầu dấm dúi cao hơn. Xem phim cổ trang, ai nấy tặc lưỡi kinh sợ vì cái hậu cung của ông vua kia sao thác loạn, dâm dục và tàn ác thế. Nhưng gã đàn ông nào cũng ước ao giá như mình được thử cái mùi làm vua vài ngày. Cái khát khao một ông và nhiều bà và còn hơn thế nữa luôn ám ảnh họ. Bên cạnh đó họ vẫn phải nói chuyện cao đạo, nhân văn!
Như tôi đã nói ở chương trước, chúng ta bị luồng tư duy một chiều chi phối nặng nề. Những đứa trẻ không được phép phát triển trí tuệ, nhân cách một cách khoa học mà thường rất rập khuôn, giáo điều, sáo rỗng. Chúng phải làm con ngoan, phải học vì bố mẹ, mơ ước thì cũng được bố mẹ “định hướng” cho luôn, nên khi lớn lên, chúng có nhu cầu làm… bậy ngay.
Vấn đề này dẫn đến một tư duy hết sức nguy hiểm: thói đạo đức giả. Họ ghét hối lộ, ghét tham nhũng nhưng khi có cơ hội trong tay họ sẽ vui vẻ nhận hối lộ và làm những điều vi phạm pháp luật. Một thế hệ có tầm nhìn ngắn ngủi, thích ăn ngọn không chịu vun xới tưới tắm cho gốc rễ sẽ tạo ra một nền kinh tế đầy giá trị ảo. Lòng tham được đẩy lên vô hạn với những quý ông chỉ có tư duy ngắn ngủi là bắt nạt vợ, bắt nạt kẻ yếu hơn.
Khi thế giới đang hướng tới xu hướng đại dương xanh, mọi người cùng bắt tay hợp tác phát triển thì ở Việt Nam , vẫn còn có tư duy vơ vét, tranh thủ thời cơ kiếm lời. Người ta thích những đồng tiền dễ kiếm và dễ bị lợi ích làm cho mờ mắt. Đó là lý do hàng loạt những doanh nhân tai to mặt lớn phải sa chân thất bại. Thất bại khi ông tổ nghề nói láo và đạo đức giả không đãi họ nữa”.
“Bạn không dám tự suy nghĩ và nói thật điều mình đang nghĩ. Đơn giản vì bạn đã lớn lên như vậy, nhà trường, gia đình nói bạn phải thế này, phải thế kia mới là đúng, là ngoan. Khi bạn định làm điều gì đó theo ý mình, bạn sẽ bị coi là hư, không nghe lời, là kỳ quặc. Những sự phủ nhận liên tục đó khiến bạn không còn ước mơ, không còn dám nói thật, ngại ngần khi đưa ra ý kiến. Bạn bị “bóng đè” cả đời, bạn làm mọi điều như thể nó phải xảy ra như thế. Lớn tuổi rồi, phải lấy chồng đẻ con thôi và bạn chỉ hăm hở kết hôn vì mục đích phải có gia đình, phải có con cho bố mẹ yên tâm, vì điều đó mới là bình thường.
Thế rồi người ta ly hôn hoặc người ta chịu đựng nhau vì con cái, trách nhiệm và tình yêu, sự lãng mạn trở nên xa xỉ, xa lạ. Trong một đêm ở thành phố này, có cả triệu cuộc hiếp dâm hợp pháp diễn ra giữa vợ và chồng. Chẳng ai dám oán than, chẳng ai nghĩ mình đang man rợ. Vợ thì phải chiều khi chồng muốn, đó là lẽ đương nhiên. Và phụ nữ, do áp lực của cái gọi là vợ hiền, dâu thảo cứ nghiến răng cam chịu, thậm chí họ tự biến mình thành công cụ chức năng: phục vụ tình dục cho chồng và đẻ con để làm vui lòng người khác. Những đứa trẻ sinh ra vì nhu cầu, vì cơn say rượu, vì bản năng dục mang sẵn trong mình một sự gượng ép, không hoàn hảo. Rồi chúng tiếp tục bị nhà trường, gia đình biến thành một cỗ máy trì độn, ích kỷ. Trẻ con nên nên được sinh ra trong tình yêu và được sống hồn nhiên, vui hồn nhiên chứ không phải là cố gắng học giỏi vì danh dự của gia đình. Những đứa trẻ chưa bao giờ được làm trẻ con đúng nghĩa lớn lên và tiếp tục cố làm vừa lòng người khác, chúng chỉ tồn tại như những cỗ máy ngoan ngoãn (hoặc tỏ ra ngoan ngoãn)”.
“Tôi cũng từng làm thuê, coi xe, ngủ ở gầm cầu, chuột cũng bò lên chân tôi nhưng tôi chỉ thấy đời mình sao chó thế. Tất nhiên, tôi không phải thiên tài như ông Walt Disney. Nhưng đôi khi tôi nghĩ rằng, Thượng đế gửi cơ hội làm giàu đến tất cả mọi người bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có cả chơi khăm. Có người nắm bắt được và có người không. Cũng là một con chuột, nhưng với đa số nhân loại, họ chỉ nhìn thấy sự khinh bỉ, tởm lợm chứ không thấy đó là thiên sứ của Chúa”.
“Nếu chỉ mơ ước suông sẽ chẳng có gì xảy ra. Bạn phải làm và đã làm thì phải can đảm chấp nhận thất bại. Chẳng có gì khơi khơi đến thẳng tay bạn trừ những thứ dễ dàng, tầm thường. Thất bại là cách Thượng đế dạy chúng ta, chỉ đường cho chúng ta đến với thành công. Đừng quên rằng, Thượng đế thích quăng đá vào đầu bạn. Hoặc ôm đầu máu rên rỉ hoặc vượt qua và chiến đấu vì niềm tin mình xứng đáng được đối xử tốt hơn như thế.
I love you, my God – Mr. Quăng Đá!”
Tác giả Hùng Cửu Long“Những thương hiệu lớn như Coca Cola không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi khủng hoảng vì họ đã xây dựng vững vàng hệ thống và đã đi vào quỹ đạo rồi. Họ mạnh vì xây dựng từ nền tảng của nhiều 1 đô la góp thành. Hàng tỷ người bỏ 1 đô la ra uống Coca mỗi ngày nên nền móng của họ khỏe. Cả trăm năm nay họ chỉ bán mỗi nước ngọt, thu lời từng đô la và họ trở thành khủng long. Tại sao những Coca Cola, Mc Donald, KFC… trở thành biểu tượng của Mỹ, đi đâu cũng thấy có nhãn hiệu của họ? Vì họ chỉ bán đúng một thứ và kiếm lời vài đô la. Còn chúng ta mãi nghèo, doanh nghiệp hay phá sản vì thích chơi to tiền triệu, tiền tỷ, đầu tư đa ngành nghề, muốn giàu nhanh, kiếm lời nhanh, bỏ qua xây dựng hệ thống nền tảng. Khi sụp đổ chúng ta về số không. Còn họ, họ vẫn bay lên cao nhờ vô số 1 đô la mỗi ngày góp vào”.
“Khủng hoảng kinh tế nói cho qua thì đó là vận rủi, nhưng về sâu thẳm thì đó là do các động tác kỹ thuật. Những kỹ xảo này đến lúc nào đó sẽ lộ ra, giống như nhà ảo thuật đã bị lật tẩy chiêu trò thì người ta không mua vé xem ông ta diễn nữa. Cuộc khủng hoảng xảy ra khi những mánh lới về tài chính bị phá vỡ. Và nó tác động quá sâu rộng khiến chúng ta đổ cho vận rủi.
Chúng ta đã vận dụng đòn bẩy kinh tế quá nhiều, đến một lúc nào đó nó sẽ mất cân bằng. Giống như trò chơi bập bênh vậy, khi một bên được chất nặng quá, bên kia sẽ bung lên, cái bung lên ở đây là giá trị thật, hàng hóa thật, uy tín doanh nghiệp còn cái ở lại là những giá trị ảo. Giá trị thật bị bẩy tung lên không có điểm dừng nhưng nó vẫn phải rớt xuống và nó rớt xuống vỡ tung tóe và gây đau. Ông to ngã, ông nhỏ cũng chết theo. Chúng ta có một cái ao, khi một cục đá rất to bị rơi xuống nó sẽ gây chấn động lớn, cá nhỏ chạy náo loạn, sóng nước bắn tứ tung phá hủy điều kiện sống tự nhiên của mọi sinh vật dưới cái ao đó. Những nhà đầu tư nước ngoài muốn đến ao đó câu cá, du lịch, đạp vịt giải trí họ cũng không mua vé nữa vì vướng cục đá to quá”.
“Hồ Chủ Tịch đã nói: Tài đức phải song hành, yếu tố con người mới là nền tảng lớn nhất để xây dựng một quốc gia vững mạnh, người dân có cơm no, áo ấm, có cơ hội sánh vai với các cường quốc năm châu. Bác Hồ đã để lại bao triết lý sống cao đẹp, giản đơn mà vô cùng sâu sắc. Chúng ta nói học theo tấm gương của Bác Hồ nhưng thực chất chúng ta đã học được của Bác mấy phần? Ngay cả 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng có bao nhiêu người lớn có thể làm được? “Yêu Tổ quốc – Yêu đồng bào; Học tập tốt – Lao động tốt; Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt; Khiêm tốn – Thật thà – Dũng cảm”. Tôi nghĩ chỉ cần người lớn học được hai điều: “Khiêm tốn Thật thà Dũng cảm” và “Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt” đã đủ để đi tới thành công và làm người lương thiện”.
“Cái tâm lý ăn non đó của người Việt khiến chúng ta chẳng bao giờ giàu lên nổi vì chúng ta chỉ lo làm giàu cá nhân, thấy lợi là gật đầu cái rụp. Có thể nước mình nghèo hơn người ta nhưng nếu chúng ta luôn giữ được cái lòng kiêu hãnh dân tộc thì ai dám coi thường mình?”.
“Người ta rất khó sống thật vì ai cũng muốn hào quang ảo, giá trị ảo. Điều đó nâng tầm giá trị anh lên. Bao năm anh đã sống quá tầm thường, chẳng ai chú ý đến, rồi một ngày mạng xã hội, blog xuất hiện cho anh cơ biến mình thành một kẻ như mơ ước. Anh bắt đầu nỗ lực xây dựng hình ảnh, thổi phồng mình lên, chém gió về đạo đức, chính trị, nghệ thuật trong khi bản thân rỗng tuếch. Anh sẽ phán xét cả thế giới vì đâu có ai đánh thuế. Cái nguy hiểm ở chỗ, cộng đồng vây quanh anh nếu họ cả tin và nhào vào tung hô, ủng hộ thì anh ta sẽ mắc vào sai lầm chết người: Tin mình chính là kẻ ảo tượng tốt đẹp đó mà mình đã tạo ra. Anh ta sẽ đi xa khỏi bản chất của mình và đó là trái quy luật.
Gồng nhiều quá sẽ mỏi cơ bắp. Lừa đảo nhiều sẽ có lúc lộ mánh. Khi bị bóc trần, điều khốn nạn nhất là không chết ngay mà vẫn phải tồn tại, bị phơi bày giá trị thật tầm thường, xấu xa trước mắt những người từng tung hô anh ta. Điều đó còn khổ hơn là chết. Và nếu ai, đủ can đảm để đối diện với lỗi lầm, với nhục nhã và quyết tâm sống thật với bản chất của mình, gom góp từng viên gạch nhỏ để xây thành lâu đài thực sự sờ chạm được thì người đó sẽ thành công và tìm ra bí ẩn của hạnh phúc. Nhưng thường thì khi thất bại, mất sĩ diện, người ta sẽ càng đánh mất mình, họ hoặc sẽ nổi khùng làm điều ngu dại, điên cuồng bảo vệ cái tôi hoặc trốn chui trốn nhủi, mai danh ẩn tích. Nếu có cơ hội, khi dư luận nguôi ngoai, vĩ nhân ảo đó sẽ đến một cộng đồng khác, đội một cái lốt khác để chém gió tiếp vì một lẽ rất đơn giản: Non sông dễ đổi, bản chất khó dời.
Các vĩ nhân ảo khác vĩ nhân thật ở chỗ cốt lõi: Vĩ nhân ảo không thừa nhận ai, thích nói xấu, xúc xiểm vì bản chất ngu dốt, ấu trĩ, háo danh còn vĩ nhân thật, họ sẽ không bỏ qua cơ hội để học hỏi và sẵn sàng thừa nhận cái hay của người khác. Đó cũng là lý do mà doanh nhân chúng ta sẵn sàng đạp lên đầu nhau khi có cơ hội, trước mắt chúng ta chỉ thấy cái lợi ích to đùng đập vào mặt. Chẳng ai chịu ai, phía trước thì giả lả sau lưng thì đâm lén. Âu đó cũng là bản chất của những kẻ nhược tiểu đang khoác trên mình tấm áo vàng lấp lánh. Một sự thật nữa: Những thứ lấp lánh chưa chắc đã là vàng! Bây giờ hàng fake rất nhiều, tha hồ đính cườm, đính đá lóng lánh lên người và bay lượn làm đại gia và vĩ nhân. Và rõ ràng, ai quen chơi hàng thật, quen sờ vào vàng thật, họ sẽ phân biệt được vàng thật hay vàng giả. Đó là lý do khi khủng hoảng xảy ra, những kẻ có tiền thật, sản xuất hàng hóa thật vẫn tồn tại và đi tiếp”.
“Tôi nhận thấy một điều, ở Việt Nam , đàn ông luôn nói một đằng làm một nẻo, nói lề phải và làm lề trái. Rất nhiều người chồng làm kỹ sư, bác sỹ đàng hoàng, ở nhà nói chuyện chung tình, trách nhiệm, ra ngoài cũng lên án gay gắt việc những ông to, ông VIP nào đó lấy tiền nhà nước đi bao gái, ăn chơi trác táng nhưng luôn gật đầu khi bạn bè rủ đi bia ôm và vui vẻ với gái điếm.
Họ tranh thủ dấm dúi chơi bời mỗi khi đi công tác. Họ bị ám ảnh vì sự thèm khát, về trác táng nên khi đọc thấy những kẻ có điều kiện trác táng, sự ganh ghét trong họ nổi lên và họ phải lên án thôi. Này nhé, nào là không khoan nhượng với cái ác, tẩy chay, lên án thói quan liêu, hiếp đáp kẻ yếu, phẫn nộ vì hành vi trác táng làm tha hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhưng khi bản thân có cơ hội làm điều sai trái, dù với quy mô nhỏ hơn các ông to kia nhiều lần, rất nhiều đàn ông gật đầu cái rụp. Còn giới doanh nhân thành đạt, uy nghi, đạo mạo thì 100 ông hết 90 ông có phòng nhì, phòng tam, phòng tứ…
Có quá nhiều người từ nhỏ đến lớn sống như một con vẹt. Họ được giáo dục về những điều tốt đẹp nhất của truyền thống dân tộc từ nhân nghĩa lễ, thuần phong mỹ tục… Họ được dạy việc mãi dâm là xấu nhưng họ lại tò mò về những quốc gia cho tự do hành nghề mãi dâm. Nếu sang Thái Lan, Ma Cao, Hà Lan, Singapore…. du lịch, gần như hầu hết đàn ông Việt Nam sẽ đổ dồn sang tham quan khu đèn đỏ, múa thoát y, những nơi có dịch vụ bán dâm công khai. Nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao càng cấm đoán, càng lên án gay gắt điều này ở Việt Nam lại càng khiến đàn ông Việt Nam có nhu cầu dấm dúi cao hơn. Xem phim cổ trang, ai nấy tặc lưỡi kinh sợ vì cái hậu cung của ông vua kia sao thác loạn, dâm dục và tàn ác thế. Nhưng gã đàn ông nào cũng ước ao giá như mình được thử cái mùi làm vua vài ngày. Cái khát khao một ông và nhiều bà và còn hơn thế nữa luôn ám ảnh họ. Bên cạnh đó họ vẫn phải nói chuyện cao đạo, nhân văn!
Như tôi đã nói ở chương trước, chúng ta bị luồng tư duy một chiều chi phối nặng nề. Những đứa trẻ không được phép phát triển trí tuệ, nhân cách một cách khoa học mà thường rất rập khuôn, giáo điều, sáo rỗng. Chúng phải làm con ngoan, phải học vì bố mẹ, mơ ước thì cũng được bố mẹ “định hướng” cho luôn, nên khi lớn lên, chúng có nhu cầu làm… bậy ngay.
Vấn đề này dẫn đến một tư duy hết sức nguy hiểm: thói đạo đức giả. Họ ghét hối lộ, ghét tham nhũng nhưng khi có cơ hội trong tay họ sẽ vui vẻ nhận hối lộ và làm những điều vi phạm pháp luật. Một thế hệ có tầm nhìn ngắn ngủi, thích ăn ngọn không chịu vun xới tưới tắm cho gốc rễ sẽ tạo ra một nền kinh tế đầy giá trị ảo. Lòng tham được đẩy lên vô hạn với những quý ông chỉ có tư duy ngắn ngủi là bắt nạt vợ, bắt nạt kẻ yếu hơn.
Khi thế giới đang hướng tới xu hướng đại dương xanh, mọi người cùng bắt tay hợp tác phát triển thì ở Việt Nam , vẫn còn có tư duy vơ vét, tranh thủ thời cơ kiếm lời. Người ta thích những đồng tiền dễ kiếm và dễ bị lợi ích làm cho mờ mắt. Đó là lý do hàng loạt những doanh nhân tai to mặt lớn phải sa chân thất bại. Thất bại khi ông tổ nghề nói láo và đạo đức giả không đãi họ nữa”.
“Bạn không dám tự suy nghĩ và nói thật điều mình đang nghĩ. Đơn giản vì bạn đã lớn lên như vậy, nhà trường, gia đình nói bạn phải thế này, phải thế kia mới là đúng, là ngoan. Khi bạn định làm điều gì đó theo ý mình, bạn sẽ bị coi là hư, không nghe lời, là kỳ quặc. Những sự phủ nhận liên tục đó khiến bạn không còn ước mơ, không còn dám nói thật, ngại ngần khi đưa ra ý kiến. Bạn bị “bóng đè” cả đời, bạn làm mọi điều như thể nó phải xảy ra như thế. Lớn tuổi rồi, phải lấy chồng đẻ con thôi và bạn chỉ hăm hở kết hôn vì mục đích phải có gia đình, phải có con cho bố mẹ yên tâm, vì điều đó mới là bình thường.
Thế rồi người ta ly hôn hoặc người ta chịu đựng nhau vì con cái, trách nhiệm và tình yêu, sự lãng mạn trở nên xa xỉ, xa lạ. Trong một đêm ở thành phố này, có cả triệu cuộc hiếp dâm hợp pháp diễn ra giữa vợ và chồng. Chẳng ai dám oán than, chẳng ai nghĩ mình đang man rợ. Vợ thì phải chiều khi chồng muốn, đó là lẽ đương nhiên. Và phụ nữ, do áp lực của cái gọi là vợ hiền, dâu thảo cứ nghiến răng cam chịu, thậm chí họ tự biến mình thành công cụ chức năng: phục vụ tình dục cho chồng và đẻ con để làm vui lòng người khác. Những đứa trẻ sinh ra vì nhu cầu, vì cơn say rượu, vì bản năng dục mang sẵn trong mình một sự gượng ép, không hoàn hảo. Rồi chúng tiếp tục bị nhà trường, gia đình biến thành một cỗ máy trì độn, ích kỷ. Trẻ con nên nên được sinh ra trong tình yêu và được sống hồn nhiên, vui hồn nhiên chứ không phải là cố gắng học giỏi vì danh dự của gia đình. Những đứa trẻ chưa bao giờ được làm trẻ con đúng nghĩa lớn lên và tiếp tục cố làm vừa lòng người khác, chúng chỉ tồn tại như những cỗ máy ngoan ngoãn (hoặc tỏ ra ngoan ngoãn)”.
“Tôi cũng từng làm thuê, coi xe, ngủ ở gầm cầu, chuột cũng bò lên chân tôi nhưng tôi chỉ thấy đời mình sao chó thế. Tất nhiên, tôi không phải thiên tài như ông Walt Disney. Nhưng đôi khi tôi nghĩ rằng, Thượng đế gửi cơ hội làm giàu đến tất cả mọi người bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có cả chơi khăm. Có người nắm bắt được và có người không. Cũng là một con chuột, nhưng với đa số nhân loại, họ chỉ nhìn thấy sự khinh bỉ, tởm lợm chứ không thấy đó là thiên sứ của Chúa”.
“Nếu chỉ mơ ước suông sẽ chẳng có gì xảy ra. Bạn phải làm và đã làm thì phải can đảm chấp nhận thất bại. Chẳng có gì khơi khơi đến thẳng tay bạn trừ những thứ dễ dàng, tầm thường. Thất bại là cách Thượng đế dạy chúng ta, chỉ đường cho chúng ta đến với thành công. Đừng quên rằng, Thượng đế thích quăng đá vào đầu bạn. Hoặc ôm đầu máu rên rỉ hoặc vượt qua và chiến đấu vì niềm tin mình xứng đáng được đối xử tốt hơn như thế.
I love you, my God – Mr. Quăng Đá!”
Tác giả Hùng Cửu Long