Chớ có tin

Tuy rằng, bốn bộ kinh A Hàm và năm bộ kinh Nikaya là kinh gốc của Đạo Phật, nhưng trong ấy các Tổ đã có sự thêm bớt rất nhiều, nhất là kinh A Hàm, các Tổ đã dịch làm lệch ý của Phật và còn soạn viết những bài kinh gạch nối giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa. Vậy, quý Phật tử khi nghiên cứu đừng tin trọn những kinh sách này, mà hãy nhớ lời Đức Phật đã dạy :

“Này các Kàlàmà!

1- Chớ có tin vì nghe truyền thuyết,
2-  chớ có tin vì nghe truyền thống,
3-  chớ có tin vì nghe người ta nói đồn,
4- chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng,
5- chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình,
6-  chớ có tin vì đúng theo một lập trường,
7-  chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện,
8-  chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình,
9- chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền,
10- chớ có tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư của mình, v.v...

Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào, tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.

Những lời dạy trên đây của Đức Phật, là những lời nhắc nhở và cảnh cáo đệ tử của mình, đừng quá vội tin mà bị lừa đảo những pháp môn ngoại đạo giả mạo của Phật Giáo.

Rút ra từ những lời dạy này, khi bước chân vào các tôn giáo thì chúng ta cần phải dè dặt cẩn thận nhiều hơn, không nên tin mù quáng mà phải chọn đúng chánh pháp dạy đạo đức làm Người, làm Thánh. Vì chính đạo đức làm Người, làm Thánh là sẽ không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả những loài chúng sanh.

Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Trích Đường Về Xứ Phật tập I
Và đây là bộ sưu tập (tạm thời) sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã download từ các trang web trên, bạn có thể tải về: Click tại đây
Previous Post
Next Post