Buông xả, hiểu đơn giản là buông bỏ mọi phiền não, ưu tư không đáng để đạt được sự an yên trong đời.
Ai cũng biết hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự bình an và tự tại. Đây là ước mơ của cuộc đời mà con người chúng ta ai cũng mong mỏi đạt tới. Theo vòng quay thời gian khiến cho nhịp sống càng trở nên hối hả và gấp gáp hơn.
Con người luôn lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn thì việc tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải điều dễ dàng. Bởi vậy, tại sao có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có.
Trong cuộc sống, khi cảm thấy quá mệt mỏi và căng thẳng thì có rất nhiều người tìm tới nguồn cội tâm linh như đi chùa lễ Phật để cầu may, cầu an hoặc đọc những cuốn sách Phật Pháp với mong muốn tìm về sự bình an và giải tỏa những bế tắc.
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: "Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?" và vị Sa môn đã trả lời là: "Chỉ dài bằng một hơi thở". Đức Phật nói: "Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo" (trích trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương).
Cuộc sống mỗi con người chúng ta chỉ tồn tại trong một hơi thở vậy tại sao chúng ta cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong "u mê" và "phiền não"?
Nếu như con người biết buông xả trong đời sống hiện tại. Buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những "tham - sân - si" trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.
Buông xả không chỉ là chịu trách nhiệm với bản thân, và cũng là sự tôn trọng với người khác, càng là nhìn thấu với mọi điều. Đời người vốn vô thường, mọi chuyện nguyên đều khó đoán trước. Vậy nên, gặp được rồi hãy biết trân quý, bỏ lỡ rồi hãy cố gắng quên đi, rồi hãy mỉm cười bước trên một đoạn hành trình khác của đời người.
Học được buông xả, chính là hiểu được không phải chuyện gì cũng đều so sánh với người ta
Thiếu sót lớn nhất của đời người, chính là luôn thích so sánh với người khác:
So sánh với người giỏi hơn mình, chỉ càng khiến ta thêm tự ti;
So sánh với kẻ tầm thường, chỉ khiến ta thêm thấp kém;
So sánh với người yếu kém hơn mình, chỉ khiến chúng ta thêm phần tự mãn.
So sánh từ bên ngoài là căn nguyên khiến tâm hồn ta xao động không thể tự chủ được mình, cũng khiến cho biết bao người đã đánh mất bản thân, che lấp mất mùi hương thơm ngát sẵn có trong tâm hồn chúng ta.
Có câu chuyện, kể rằng có một người câu cá ở bên bờ sông, mỗi lần câu được con cá nào đều phải lấy thước ra đo một cái.
Chỉ cần con cái lớn hơn cái thước, ông đều ném nó trở lại sông.
Người khác thấy thế đều lấy làm khó hiểu, bèn hỏi:
– Người ta câu cá, ai cũng đều mong câu được cá lớn, còn ông lại đều ném các con cá lớn trở lại sông, vì sao vậy?”.
Người này thoải mái đáp lại rằng:
– Bởi xoong chảo là tôi chỉ rộng một thước như vậy thôi, con cá lớn quá thì không chứa nổi.
Không để cho những dục vọng không đáy lèo lái cái tâm của mình “đủ dùng là được rồi” cũng là thái độ nhân sinh không tệ. Có câu:
“Hoa mai kém tuyết ba phần trắng, tuyết lại nhường mai một mùi hương”.
Chỉ cần tự tâm mình thấy đủ là được rồi, không cần tham cầu, đây cũng là một phẩm đức quan trọng trong tu dưỡng của mình.
Vốn dĩ hoa mai không cần phải ngưỡng mộ hoa mẫu đơn, ánh trăng mát dịu không cần phải đố kỵ với ánh mặt trời chói chang làm gì.
Khi bạn ngừng oán trách, cũng chính là đã hiểu được phải nên buông xả như thế nào rồi.
Điều mà sinh mệnh ban cho chúng ta, không phải chỉ là những gian nan, mà còn là sự trưởng thành, là học biết nâng lên được mà cũng buông xuống được, là đem những quá khứ không thể loại bỏ được nhất loạt đều buông xuống. Nhờ vậy mà có được một tâm hồn thản nhiên khoáng đạt, ung dung sống trọn một đời còn lại.
Theo: phunutoday.vn