Adolf Hitler trong cuốn tự tiểu sử của mình đã nói, "Không có khác biệt nhiều giữa chân lí và dối trá. Khác biệt duy nhất là ở chỗ chân lí là dối trá được lặp lại thường xuyên tới mức bạn đã quên mất rằng nó là dối trá."
Đây là điều các chuyên gia trong quảng cáo thực hiện: cứ lặp lại đi, cứ quảng cáo đi. Đừng lo nghĩ về liệu người nào nghe hay không. Cho dù họ không chú ý gì, đừng lo nghĩ; tâm trí tiềm thức của họ đang nghe đấy, cốt lõi sâu nhất của họ đang bị gây ấn tượng đấy.
Bạn không nhìn vào quảng cáo một cách rất có ý thức, nhưng chỉ thoáng qua chúng trong phim, trên ti vi hay trên báo chí, chỉ một thoáng nhìn và có dấu ấn rồi. Và nó sẽ được lặp lại: "xà phòng Lux đây" hay "Coca-Cola đây"...
Bạn không nhìn vào quảng cáo một cách rất có ý thức, nhưng chỉ thoáng qua chúng trong phim, trên ti vi hay trên báo chí, chỉ một thoáng nhìn và có dấu ấn rồi. Và nó sẽ được lặp lại: "xà phòng Lux đây" hay "Coca-Cola đây"...
Lúc ban đầu ánh sáng điện đã được dùng cho quảng cáo là tĩnh tại tức là không có chớp nháy, và nó vẫn còn là "Coca-Cola." Nhưng về sau họ phát hiện ra rằng nếu bạn bật chớp nháy thì hiệu quả hơn nhiều, bởi vì người đi qua sẽ đọc nó chỉ một lần nếu đèn tĩnh tại. Nhưng nếu nó thay đổi, cứ bật rồi tắt lặp đi lặp lại, lúc bạn đi qua nó, ngay cả trong xe hơi, bạn sẽ phải đọc nó ít nhất năm tới bảy lần: "Coca-Cola, Coca-Cola, Coca-Cola...." Điều đó đi sâu hơn. Và sớm hay muộn bạn trở nên bị ấn tượng.
Đó là cách mọi tôn giáo đã từng sống cho tới giờ: họ cứ lặp lại cùng những niềm tin ngu xuẩn, nhưng những niềm tin đó trở thành chân lí cho mọi người. Mọi người sẵn sàng chết vì chúng! Bây giờ, không ai đã từng thấy cõi trời ở đâu, nhưng hàng triệu người đã chết vì cõi trời.
Theo Osho
Xem thêm: 'Ảo tưởng của sự thật'; 'Quảng cáo tiềm thức: Những âm thanh khó cưỡng'
Theo Osho
Xem thêm: 'Ảo tưởng của sự thật'; 'Quảng cáo tiềm thức: Những âm thanh khó cưỡng'