Cái cùng đích

* Cái đích mà người ta nhắm

Người ta, hầu hết, ai cũng có một cái đích, một cái mục đích để mà nhắm, để mà theo đuổi và mong đạt được. Người buôn bán có cái mục đích là bán buôn được nhiều, có được nhiều lời. Người làm ruộng nhắm tới cái mục đích là làm sao cho được trúng mùa, lúa thâu đầy bồ. Trong các cuộc đua, người lực sĩ có một cái đích để nhắm, đó là mức đến. Khởi hành từ mức đi, mức khởi hành, để rồi tới mức đến.

Người đi học cũng có cái đích của mình. Cái đích ấy gần hay xa? Điều đó tùy ở mộng cao xa hay mộng đơn sơ? Xưa rồi, người ta đi học mong sao học hết được bậc Tiểu Học, lấy cho được cái bằng Tiểu Học (vì thời đó có thi để lấy bằng tiểu học). Đậu được cái bằng Tiểu Học rồi, cuộc đời bắt đầu thay đổi, người đi học có thể kiếm được một việc làm “cao sang” như thơ ký ở nơi này nơi nọ, không phải “gồng gánh cấy cày”. Còn như ngày nay, việc học dễ dàng hơn xưa, người đi học có cái đích cao hơn: bằng cấp cao hơn, nghề nghiệp cao sang hơn…

Trong các cuộc đua, người lực sĩ có một cái đích để nhắm, đó là mức đến. Nói chung thì trong một cuộc đua bình thường, người lực sĩ nào đã bắt đầu rồi thì thế nào cũng đến, có khác nhau là kẻ trước người sau. Và cái đích nhắm ở đây không phải chỉ là làm sao đến được mức mà còn là cố gắng tập luyện để làm sao rút ngắn được thời gian đi tới đích.

* Cái đích theo thời gian

Thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được đích nhắm. Người có “thời”, mau chóng thành công, làm giàu mau. Có người suốt cả đời làm ăn không thấy khá. Nhiều trường hợp, người ta không bao giờ đạt được đích nhắm. Nhiều người đi buôn bán, mong làm giàu mà suốt đời không sao giàu được. Nhiều người đi học mà suốt đời không sao giật được cái mảnh bằng. Do đó mà mộng không thành, đích không sao đến được. Nói chung, trong cuộc đời, người ta có thể lựa chọn cái đích cho mình, người ta thi đua nhau đạt tới cái đích trong một khoảng thời gian ngắn dài nào đó.

Người có “thời”, làm ăn mau chóng thành công, làm giàu mau. Có người suốt cả đời làm ăn không thấy khá. Nhiều trường hợp, người ta không bao giờ đạt đưọc đích nhắm. Nhiều người đi buôn bán, mong làm giàu mà suốt đời không sao giàu được. Nhiều người đi học mà suốt đời không sao giật được cái mảnh bằng.

* Cái đích có thể thay đổi

Điều sung sướng là đạt được cái đích nhắm của mình: học hành thì được bằng cấp cao, bán buôn thì được nhiều lời … càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên trong cuộc đời, cái đích nhắm của người ta không phải là tối hậu, bất di bất dịch, người ta có thể thay đổi cái đích nhắm. Người ta có thể buông cái này bắt cái kia. Người đi học đôi khi cũng thay đổi mục đích của mình, đang học Luật, không thích luật đổi qua Toán, rồi qua Toán thấy ngao ngán, đổi qua Văn Chương, hay cũng có thể quay trở lại với Luật. Người đi buôn bán cũng có thể thay đổi “nghề” của mình, không thích, hay không còn thích hợp. Nói chung, cái đích nhắm của người ta không có tính cách tuyệt đối: người ta có thể thay đổi và người ta có thể tính toán để đạt được sớm hay muộn.

Nói chung, trong cuộc đời, người ta có thể lựa chọn cái đích cho mình, người ta thi đua nhau đạt tới cái đích trong một khoảng thời gian ngắn dài nào đó.

* Cha truyền con nối

Cái đích đôi khi không phải do bản thân lựa chọn, mà “đã được chọn sẵn”. Cha đi buôn bán, cũng muốn con lớn lên theo chân mình mà làm nghề bán buôn. Cha làm nghề nông, thì con lớn lên có sẵn nghề làm ruộng; cha đi làm mướn, con lớn lên có sẵn nghề “ở đợ”: cha truyền con nối. Cha làm được bác sĩ thường cũng muốn và “ép” con theo ngành y, đặt để cho con mình cái đích để sau này cũng trở thành bác sĩ. Gẫm mà thấy hay câu nói:


Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa đi quét lá đa

Dẫu là để “nối nghiệp”, cái đích chung qui cũng là một sự lựa chọn, cho dẫu là một sự “lựa chọn bắt buộc”, không phải tự mình lựa chọn cho mình, mà nhiều khi do gia đình, hay do hoàn cảnh đẩy đưa. Đã có một thời ở quê hương, đâu có muốn nhưng mà nhiều người cũng đã phải khoác chinh y, sống cuộc đời binh nghiệp để rồi vinh quang với câu: sinh vi tướng, tử vi thần!

Nếu thành công, người ta khen nhau:

Hổ phụ sanh hổ tử
Talis pater, talis filius
Cha nào con nấy
Tuy nhiên, không phải là không có những trường hợp:

Cha làm thầy, con bán sách

Người ta thường có một cái đích cho riêng mình. Trong nhiều trường hợp thấy được trên đời này, người ta có một sự lựa chọn nào đó cho cái đích nhắm của mình. Người ta tranh thủ để nhanh chóng đạt được cái đích và cái đích không có tính cách bất di bất dịch. Cái đích không có tính cách bất di bất dịch. Người ta có thể thay đổi cái đích mà mình nhắm. Cái đích không hẳn là cái đích nhắm cuối cùng.

* Vậy mà…

Vậy mà có một cái đích, không ai nhắm nhưng mà ai ai cũng phải tới, có không muốn thì cũng phải đến, đã đến rồi thì không làm sao thay đổi, còn về thời gian thì không sao định được!

Đó là cái đích mà không ai có thể lựa chọn cho vừa ý: cứ nhắm mắt mà bước tới. Đi học thì có người còn bỏ dỡ, chạy đua thì cũng có người bỏ cuộc, đi đánh giặc thì sợ quá cũng có người đào ngũ, bán buôn lỗ lã thì cũng có kẻ đổi nghề, việc gì người ta cũng có thể thay đổi cái đích nhắm của mình, nhưng trong đường đời thì không. Đó là cái đích mà ai cũng phải tới, không lựa chọn nhưng ai cũng phải “vui lòng” chấp nhận.

Đó là cái đích mà không ai có thể trì hoãn hay vội vàng: thời gian không phải là của mình để tính toán. Cái lạ là trong các cuộc đua ai cũng lo đi mau tới đích, còn cái đích này, ai cũng muốn tới chậm. Buôn bán thì muốn làm giàu mau, đi học thì muốn được đậu đạt sớm, làm quan thì mong được mau thăng quan tiến chức, còn đi đến cái đích này, hình như ai muốn đến chậm. Tuy có than rằng đời là bể khổ, nhưng có người cũng sẵn sàng và mong được chịu cái khổ đó lâu hơn!

Đó là cái đích đã được an bài, và người ta phải cam lòng nhận, không mong gì thay đổi! Có người ví cuộc đời như một cuộc chạy đua. Thật ra không phải trong tất cả các cuộc đua xưa rày, tất cả các lực sĩ đều tới đích. Cũng có nhiều trường hợp, vừa mới khởi hành, người đua đã phải sớm bỏ cuộc. Nhưng trong các cuộc đua, người lực sĩ còn có thể quay trở lại, bắt đầu trở lại, lo tập dượt để rồi lại trở lại với cuộc đua nhưng trong cuộc đời, người ta không thể quay đầu trở lại. Trong việc học hành cũng vậy, nhiều người đã vì lý do này lý do nọ mà phải “gãy gánh giữa đường”. Và nếu không tiếp tục cuộc đua thì không tới được đích, không tiếp tục học thì không có được bằng cấp. Cái đích muốn nói ở đây, xin cứ yên tâm, thế nào cũng đạt được.

Con đường của cuộc đời tuy không có bảng chỉ đường, nhưng ai cũng biết, đó là con đường một chiều, có đi tới mà không có đi lui, cứ theo một chiều mà tiến tới. Trên các con đường ở đời có lúc ta còn có thể dừng lại, nhưng trên con đường của cuộc đời thì lại không có lúc nào ta có thể dừng lại. Dừng lại mà còn không được thì nói gì là lùi lại! Không thể quay đầu trở lại để trốn tránh, chuyến xe đời cứ tiếp tục đi tới, tới đích!

Cái đích, cái mức đến của tất cả mọi người trong cuộc đời, thiết nghĩ đó là sự chết.

Đó chính là cái cùng đích của cuộc đời Nói chung thì trong tất cả các trường hợp thấy được trên đời này, người ta đã có sự lựa chọn cho cái đích nhắm của mình. Vậy mà người ta có một đích, không nhắm nhưng mà ai ai cũng phải tới, có không muốn thì cũng phải đón nhận, đã đến rồi thì không làm sao thay đổi! Cái đích này không có ai

- Không có lựa chọn cho vừa ý: cái đích mà người ta không nhắm tới;
- Không có tính toán được về thời gian: cái đích mà người ta không thể trì hoãn hay vội vàng;
- Không có thể thay đổi: cái đích mà người phải nhắm mắt mà nhận!

Con người đã nghe nói đến sinh ra rồi thì thế nào cũng sẽ có một ngày nghe nói chết. Có ai mà không chết. Lâu hay mau: 50 năm, 70 năm? Sớm hay muộn: năm này hay năm sau?

Hễ có sống, là có chết. Ta có thể ví cuộc đời người như trong một chạy đua. Nhưng trong các cuộc đua, người lực sĩ còn có thể quay trở lại, bắt đầu trở lại, nhưng trong cuộc đời, người không quay đầu trở lại, tập dượt để rồi lại trở lại cuộc đua.

Thật ra không phải trong tất cả các cuộc đua xưa rày, tất cả các lực sĩ đều tới đích. Cũng có nhiều trường hợp, vừa mới khởi hành, người đua đã phải sớm bỏ cuộc. Trong việc học hành cũng vậy, nhiều người đã vì lý do này lý do nọ mà phải “gãy gánh giữa đường”. Và nếu không tiếp tục cuộc đua thì không tới được đích, không tiếp tục học thì không có được bằng cấp.

Không phải sống để mà chết.

Sống rồi sẽ chết, sẽ phải chết, bởi không có ai sanh ra rồi sống mãi. Người lành người dữ, người cao người thấp, người sang kẻ hèn, tất cả đều sẽ chết. Cái chết quả là cái đích mà ai cũng sẽ phải tới.

Đi học thì có người còn bỏ dỡ, chạy đua thì cũng có người bỏ cuộc, đi đánh giặc thì sợ quá có người đã đào ngũ, bán buôn lỗ lã thì cũng có thể đổi nghề, hình như không dễ thì khó, việc gì người ta cũng có thể thay đổi cái đích nhắm của mình, nhưng trong đường đời này thì ai cũng “cắm đầu, nhắm mắt” bước tới.

Cái lạ là trong các cuộc đua ai cũng lo đi mau tới đích, còn cái đích này, ai cũng muốn tới chậm. Buôn bán thì muốn làm giàu mau, đi học thì muốn được đậu đạt sớm, làm quan thì mong được mau thăng quan tiến chức, còn đi đến cái đích này, hình như ai muốn đến chậm. Tuy có than rằng đời là bể khổ, nhưng có người cũng sẵn sàng và mong được chịu cái khổ đó lâu hơn!

Con đường của cuộc đời tuy không có bảng chỉ đường, nhưng ai cũng biết, đó là con đường một chiều, có đi tới mà không có đi lui, cứ theo một chiều mà tiến tới. Trên các con đường ở đời có lúc ta còn có thể dừng lại, nhưng trên con đường của cuộc đời thì lại không có lúc nào ta có thể dừng lại. Dừng lại mà còn không được thì nói gì là lùi lại! Không thể quay đầu trở lại để trốn tránh, chuyến xe đời cứ tiếp tục đi tới, …

Có phải cái đích cuối cùng của cuộc đời là sự chết? Đó mới chính là cùng đích.

Nguồn: bensongdinh.com
Previous Post
Next Post