Tri kiến nhân quả - Tri kiến giải thoát

Tri kiến nhân quả là gì? Tại sao có danh từ này?

Như ai cũng biết đạo Phật là đạo trí tuệ. Nghĩa là việc tu tập theo đạo Phật là dùng tri kiến - sự hiểu biết của mình, để xả tâm, nghĩa là luôn dùng sự hiểu biết của con người, tư duy sâu mọi tâm niệm, xem chúng có làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh hay không, nếu có thì ngăn và diệt, nếu không thì làm cho sinh và tăng trưởng chúng. Chỉ khi có sự hiểu biết đúng hay còn gọi là chánh kiến thì việc xả tâm rất dễ dàng, không mệt nhọc và không phí sức, xả đến đâu là thấy giải thoát ngay liền, do vậy đức Phật thường nói: “Đạo ta không có thời gian, đến để mà thấy.”

Đúng vậy, chỉ cần "hiểu biết", có tri kiến thì sẽ thấy rõ sự giải thoát ngay trước mắt ngay liền không còn chờ đợi lâu nữa. Ví dụ khi bị chửi mắng, mình không giận mà ngược lại biết yêu thương họ thì đã giải thoát rồi. Đâu cần phải ngồi thiền, tụng kinh niệm Phật hay đọc thần chú cho mỏi miệng, đau nhức lưng, chân, mỏi tay hay hao mòn sức khỏe. Do vậy một trong những hiểu biết quan trọng nhất trong đạo Phật đó là tri kiến nhân quả.

Hiểu biết nhân quả ở đây là biết do mình đã tạo nhân trong quá khứ đã từng chửi mắng người ta cho nên ngày nay bị người ta chửi mắng lại. Đó là tri kiến nhân quả. Người có tri kiến nhân quả luôn nhìn thấy lỗi mình trước, đừng nhìn lỗi người. Thấy lỗi mình đã gây ra những nhân thiện ác trong quá khứ, cho nên ngày nay mới gặp những quả báo thiện ác như vậy.

Vậy làm sao mình biết do nhân gì mà mình bị quả như vậy? Do nhân gì mà mình bị mắng chửi, bị thù hận, bị nói xấu, bị khinh chê, bị lừa gạt, bị trộm cắp,...

Để hiểu rõ nhân quả, chúng ta hãy xem nhân quả của cây thảo mộc trước. Ai cũng biết rõ gieo hạt ớt thì có trái ớt, gieo hạt đu đủ thì có trái đu đủ. Không có chuyện gieo hạt ớt có trái đu đủ hoặc gieo hạt đu đủ có trái ớt. Chính vì lẽ đó, mới có câu: "gieo nhân gì gặt quả đó". Từ đó suy ngược lại, trong cuộc sống khi chúng ta gặp quả gì thì biết đã từng gieo nhân đó. Gặp quả bị mắng chửi, bị thù hận, bị nói xấu, bị khinh chê, bị lừa gạt, bị trộm cắp,... là do đã từng gieo nhân mắng chửi, thù hận, nói xấu, khinh chê, lừa gạt, trộm cắp, ...người khác. Đó là lỗi của mình đã gieo nhân xấu với người ta trước, cho nên ngày nay mới gặt quả báo xấu như vậy.

Khi chúng ta hiểu rõ lỗi do mình, thì kế tiếp chúng ta phải biết chuyển nhân quả xấu thành an vui và hạnh phúc. Chuyển đổi nhân quả bằng đạo đức nhân bản - nhân quả. Đó là những đức hạnh đạo đức mà mỗi con người đều biết đó là đức hiếu sinh, đức ly tham, đức chung thủy, đức thành thật, đức minh mẫn và hàng trăm đức khác hổ trợ cho 5 đức trên. Phần đạo đức này được dạy trong sách Giáo Án Rèn Nhân Cách tại đây.

Nhân quả luôn theo sát với con người từ từng suy nghĩ, lời nói và hành động đó là nhân, còn mọi việc xảy đến với mình đều là quả. Do sự hiểu biết về nhân quả ở trên "gieo hạt nào gặp quả đó", chúng ta nhắm vào để chuyển hóa nhân quả cho mình và người. Nghĩa là:

1- Từng hành động, lời nói và suy nghĩ của mình đều phải thiện thì quả báo trong tương lai sẽ là quả thiện.

2- Những chuyện xảy đến với mình thì quán xét đó là nhân quả, thấy lỗi của mình trước, đừng nhìn lỗi người. Sau đó là chuyển hóa nhân quả xấu thành tốt bằng những đạo đức đức hạnh như đức hiếu sinh - biết sống yêu thương và tha thứ; đức ly tham - không bủn xỉn, keo kiệt, tham lam, mà còn biết bố thí, chia sẻ những gì mình có cho mọi người; đức gia đình - biết sống chung thủy, luôn cung kính và tôn trọng nhau, sống biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng,...; đức thành thật - luôn nói lời thành thật, không gian dối hay gian trá, lừa gạt ai, nói là giữ lời, biết giữ lời hứa; đức minh mẫn- không rượu bia, thuốc lá, ma túy, cờ bạc, cá độ, cá cược, ăn chơi đàn điếm,...

Người có tri kiến nhân quả luôn dè dặt, kỹ lưỡng, cẩn thận từng suy nghĩ, lời nói và việc làm. Luôn quán xét trước những suy nghĩ, lời nói hay việc làm của mình có làm khổ mình, khổ người hay làm khổ muôn loài vạn vật khác không.

Do có tri kiến nhân quả, chúng ta luôn nhìn mọi việc xảy ra:

- Dưới con mắt nhân quả.
- Chấp nhận tất cả mọi việc đến với mình.
- Chuyển hóa bằng lòng thương yêu và đức hạnh.

Nhân quả là vô thường, do vậy đâu có chuyện gì là thường hằng, nhân quả đến rồi đi, chứ đâu có tồn tại mãi đâu mà chúng ta phải sợ hay dính mắc. Buông xuống ngay là giải thoát.

Vì dụ1: người ta chửi mắng mình, mình quán xét thấy đó là quả báo do mình gây ra trong quá khứ, nay mình nên chuyển đổi nó đi bằng cách im lặng, không giận mắng chửi hay đánh lại và còn biết thương yêu và tha thứ cho họ là mình đã chuyển hóa nhân quả, đó là người đã có tri kiến nhân quả. Chính tri kiến này giúp chúng ta giải thoát khỏi lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, bực tức, tức giận hay hận thù. Do vậy tri kiến nhân quả cũng là tri kiến giải thoát.

Ví dụ 2: Người vợ có một người chồng quen biết với một người phụ nữ khác. Sau đó vợ ly dị với chồng, người chồng lấy người phụ nữ kia, từ đó người vợ ban đầu luôn xem người đàn bà kia là người đã dụ dỗ chồng mình và mang trong lòng sự thù hận sâu sắc suốt cuộc đời với người đàn bà kia. Cứ nhắc đến là nóng gan nóng mặt lên. Tất cả đều là nhân quả, đâu có gì là tự nhiên người ta đến dụ dỗ chồng mình. Trong quá khứ mình cũng đã gieo nhân như vậy, cũng đã dụ dỗ cướp chồng, cướp vợ người khác, do vậy ngày nay mới gặt quả báo đó. Do hiểu biết về nhân quả như vậy, thấy lỗi của mình trước, mình bỏ qua, tha thứ cho họ, tư duy thấy rằng mình thương người thì khi thấy người ta hạnh phúc mình phải mừng mới đúng, cớ sao lại ghen tuông làm chi. Hãy chúc cho họ hạnh phúc, họ vui vẻ thì mình cũng vui chứ sao!

Do luôn tư duy thiện như vậy mà mình không còn giận hờn ai, không nuôi hận thù, biết xả bỏ hận thù thì chính mình đã chuyển đổi nhân quả xấu của mình từ xấu trở thành tốt, nghĩa là mình vừa gieo nhân thiện, gieo nhân biết thương yêu và tha thứ, thì chắc chắn trong tương lai mình sẽ gặt quả báo thiện được người khác thương yêu và tha thứ và sẽ không còn gặp cảnh bị người khác cướp chồng, cướp vợ nữa.

Ví dụ 3: Mình bị người ta lừa gạt, gian trá thì mình biết đó là quả báo của mình đã từng lừa gạt, gian trá, sống không thành thật với người khác. Mình thấy lỗi mình trước, do vậy mình thương yêu và tha thứ cho họ. Thương họ vì biết rằng họ đang gieo nhân xấu, tương lai sẽ phải gặt quả báo xấu cũng giống như vậy. Khi biết thương yêu và tha thứ là mình đã gieo nhân thiện trong hiện tại, tương lai sẽ gặt quả báo thiện.

Ví dụ 4: Mình bị đánh đập, bị giết, bị chém,...thì mình biết là quả báo mình đã từng đánh đập, đã từng giết, đã từng dùng dao chém người hoặc các loài vật trong quá khứ. Mình thấy lỗi mình trước, cho nên mình thương yêu và tha thứ cho họ, bỏ qua tất cả, không truy cứu, không phản kháng lại, xăn quần lên mà chạy chổ khác hoặc chạy đến đồn cảnh sát, công an.

Ví dụ 5: Vừa rồi mình nghe TV tường thuật có một em bé 3 tuổi bị bệnh được đưa đến bệnh viện, bác sĩ chích cho em một liều thuốc, sau đó mặt em tái nhợt, đầu ngã ra sau, mắt nhắm lại và vài phút sau là chết liền. Gia đình tưởng là bị bệnh gì nặng nên đem về nước an táng. Khi đem về đến nước mình thì các bác sĩ khám tử thi phát hiện các cơ quan nội tạng của em bị mất hết. Gia đình liền thưa kiện bác sĩ tại bệnh viện đó.

Nghe xong câu chuyện chúng ta đặt câu hỏi, do nhân gì mà em bé bị như vậy. Từ sự hiểu biết về nhân quả "gieo nhân gì gặt quả đó", thì chúng ta tự suy ra trong đời sống có những bác sĩ chuyên làm những thí nghiệm đối với các loài động vật, thường hay chích thuốc mê cho các loài động vật chết rồi nghiên cứu những cơ quan nội tạng của chúng, hoặc trong cuộc sống hiện tại có trại tù vì muốn có nội tạng để bán, thường hay giết tù nhân để lấy các nội tạng còn tốt đem bán. (Trung Quốc đàn áp, bắt người tập Pháp Luân Công, giết họ và bán nội tạng). Do vậy khi hiểu biết về nhân quả như vậy, chúng ta hãy từ bỏ những việc làm ác, bởi vì khi chúng ta không làm ác nữa, thì trên thế giới này sẽ không còn có những cảnh bất công, không có tội ác, không có thiên tai, v.v...

Trong cuộc sống mỗi mỗi sự việc xảy ra đều là nhân quả. Ví dụ như:

- Mình tình cờ gặp ai dù thân quen hay lạ mặt cũng là nhân quả.

- Có người nhờ giúp đỡ. - Có người gọi điện thoại đến than thở cần tiền làm từ thiện vì đã lỡ hứa nhưng đến nay vẫn chưa có đủ tiền.

- Tiền bạc tài sản của cải cho ai đó mượn hay nhở giữ dùm bị người ta lấy mất, bị người ta sử dụng chưa có để trả đúng hẹn.

- Ai đó hẹn gặp với mình nhưng đến trễ hay không tới.

- Ai đó hứa với mình điều gì nhưng không làm hoặc vì lý do gì đó không làm được.

- Có người rất muốn đi tu, nhưng người thân gia đình niếu kéo, không cho đi, hoặc vào chùa rồi mà gia đình người thân cứ đến thăm hoặc tìm đủ mọi cách kéo ra,…

- Có người muốn ăn chay thì gia đình cứ có người khuyên ăn mặn lại.

- Có người muốn đi tu nhưng vì bổn phận với cha mẹ, vợ chồng con cái nên chưa thể đi được.

- Có người bỏ hết tài sản của cải để đi tu rồi nhưng giữa đường lại bị chữ tình quyến rũ lôi vào đời lại.

- Có người thích làm nghề này, nghề nọ, từ thiện, đi tu, đi tu theo môn phái này, môn phái khác, tôn giáo này tôn giáo khác,…

- Việc mình làm có người ngăn cản hoặc có ý kiến khác.

- Việc mình làm có người chê bai, chỉ trích, nói xấu, bôi xấu, nói móc,…

- Bị người khác nói những lời nói vô lễ thiếu tôn trọng.

- Bị người đánh, chửi mắng, chém giết oan.

- Bị bệnh này bệnh nọ, bị chết yểu, bị chết ở dọc đường, trong nhà thương, bị tai nạn chết, bị giết chết, bị hãm hại,…

- Bị điên khùng, khờ dại, mất trí, bị bệnh tật từ lúc lọt lòng mẹ,…

- Gia cảnh nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc hoặc có gia đình giàu có, bạn bè tốt xấu,…

- Làm việc gì đó bị thất bại hay không được như ý.

- Bị người khác đối xử tệ, không tôn trọng và thường bị lừa gạt.

- Bị mất mát, trộm cắp hay bị cướp.

- Có người theo đạo khác khuyến dụ theo đạo của họ.

- Người trong gia đình thường hay xích mích, gay gỗ, hay dèm phe nhau.

- Làm việc tập thể không đoàn kết.

- Luôn gặp người giúp đỡ, quan tâm và lo lắng cho.

-Thành công trong cuộc sống.

Những duyên nhân quả giúp ta trưởng thành, giải quyết công việc, thành công trong mọi việc, v.v...

Kể ra thì bao giờ mới hết, mỗi người một hoàn cảnh nhân quả khác nhau. Nhưng quan trọng là lúc nào chúng ta cũng trang bị phòng thủ bằng tri kiến nhân quả để chuyển hóa tất cả nhân quả xấu, đau khổ thành an vui giúp cho tâm không còn lo lắng, buồn phiền và sợ hãi nữa. Đó chính là tri kiến giải thoát, giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm nhiều màu sắc vui tươi và hạnh phúc.

Người có tri kiến nhân quả luôn thấy nhân quả đang giúp đỡ mình vượt qua những khó khăn, tạo cơ hội giúp ta trưởng thành và thành công, chỉ dạy, nhắc nhở cho ta điều gì đó hay và tốt,... Dù cho trong nghịch cảnh như thế nào, nhân quả luôn là người bạn tốt, các bạn thử để ý xem có phải không?

Kính chúc các bạn luôn sống với tri kiến nhân quả, có thêm nhiều niềm vui và hạnh phúc trong từng giây phút hiện tại.


Bạn có thường được nhân quả tới thăm không. Chắc ai cũng có. Chúng đến rất nhiều dạng: bệnh tật, tai nạn, mất mát, may mắn,... Đối với những nhân quả tốt thì con người rất thích, nhưng đứng trước những bệnh tật, tai nạn, mất mát thì lòng người trở nên yếu đuối, lo lắng sợ hãi, hoang mang, đau khổ, phiền muộn,...Do vậy, việc làm chủ nhân quả rất quan trọng. Làm chủ bằng cách nào? Bằng giới luật, vì giới luật là pháp thiện, chỉ có pháp thiện mới có thể chuyển đổi nhân quả ác. Sau đây tôi xin trình bày kinh nghiệm làm chủ nhân quả bệnh tật.

Làm chủ nhân quả bệnh mà tôi muốn nhắc tới đây là phương pháp bằng "ý chí". Chỉ cần giữ gìn "tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự" trước mọi đau đớn, sự hành hạ của bệnh tật, không lo lắng, sợ hãi, đau khổ gì cả thì bệnh nào cũng cuốn gói ra đi.

Cách làm chủ nhân quả "bệnh tật" này dành cho những người không sợ chết, dũng cảm, bền chí, kiên trì, đương đầu với bệnh tật, với sự hiểu biết và tin vào Phật pháp. Tại sao? Vì bệnh tật không phải tự nhiên mà có. Nó có là do nhân quả nghiệp báo của chúng ta. Do chúng ta đã tạo nhân ác, không biết thương yêu sự sống của các loài động vật, ăn thịt chúng sinh, cho nên ngày nay sự sống của chúng ta cũng phải bị đau khổ qua bệnh tật, tai nạn, tan xương nát thịt, bị bỏng, bị đánh đập, bị đâm bị chém, bị lột da, bị què chân, bị cụt tay,...

Nhân quả là vô thường, không phải trường tồn bất biến, do vậy bệnh cũng vậy, có đến rồi cũng sẽ ra đi. Chỉ cần giữ gìn "tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự" trước mọi bệnh tật, đau đớn và những cơn hành hạ của nhân quả thì chúng sẽ rút lui vì chúng biết ta không sợ chúng.

Khi con người còn hy vọng vào bác sĩ, thuốc men hoặc thần thánh thì con người đã nói lên sự yếu đuối của mình. Đó là lúc các bạn đã và đang lập chương trình cho cơ thể “chỉ có bác sĩ, thuốc men và thần thánh mới giúp cho các bạn hết bệnh”. Khi được lập trình như vậy, cơ thể sẽ giảm khả năng kháng bệnh, hệ thống miễn dịch không làm việc nữa. Ngược lại, khi bạn tin vào chính mình, không cần bác sĩ, thuốc men hoặc thần thánh, tin rằng mình sẽ chiến thắng làm chủ nhân quả, xem thường mọi bệnh tật, dù cơn đau như ai cắt ruột, như ai banh da, xẻ thịt cũng chẳng hề dao động, phải bình tĩnh sáng suốt, coi như không có chuyện gì xảy ra, mặc kệ nó muốn làm gì thì làm, ta chỉ cần giữ gìn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự, không lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, đau khổ, không rên la, không than thở với ai, ngày này qua ngày khác thì bệnh tự nó ra đi thôi.

Bệnh do nghiệp báo nhân quả, trong thời gian này nếu bạn muốn chuyển đổi nhân quả này thì bạn phải sống đúng Ngũ giới của Phật và 10 điều lành. Giới luật là thiện pháp, thiện pháp mới chuyển được nhân quả ác. Bệnh tật có hết hay không hết là do giới luật, còn cách trị bệnh chỉ trợ giúp làm giảm bệnh chứ không thể hết bệnh được, không giữ gìn giới luật thì có giảm cũng sẽ bị bệnh lại, nghĩa là, chúng ta phải tự nguyện sống giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. (Đặc biệt nếu cả gia đình đều nguyện giữ gìn giới luật cùng người bệnh thì việc trị bệnh sẽ mau chóng có kết quả tốt). Chỉ ăn chay, không ăn thịt các loài động vật. Tìm hiểu rõ ngũ giới là gì, thập thiện là gì để giữ gìn nghiêm chỉnh.

Ít nói chuyện giao thiệp với ai, chỉ nên sống một mình. Sống một mình không làm việc gì, chỉ ngồi chơi vô sự như người nhàn hạ không có việc gì làm.

Ăn ngủ phải đúng giờ, không ăn ngủ phi thời, không ăn uống linh tinh, chỉ ăn đúng 2 – 3 lần/ ngày, ăn được một ngày một lần càng tốt. Không sợ ăn chay thiếu chất, thiếu dinh dưỡng. Thà chết bỏ chứ không sợ hãi bất kỳ điều gì.

Không để tâm dính mắc vào những tham muốn như ăn, ngủ, tình cảm, danh, lợi, và những điều ác khác.

Giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bất động trước mọi việc xảy ra dù là trên thân, tâm hoặc môi trường xung quanh, bỏ xuống hết. Giống như một người đang nhập thất luyện công vậy đó. Không màng chuyện thế sự, chuyện đời nữa.

Khi trong đầu nhớ, lo lắng nghĩ đến chổ đau, liền nhắc: "không lo sợ gì hết, bệnh tật là do nhân quả, là vô thường, trước sau gì cũng hết, cái đau ở ...(VD: đầu, tay, chân, vai, mắt,...) phải cút đi, tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự".

Khi giữ gìn "tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự" thì cơ thể sẽ tự biết chữa bệnh, tự kháng bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ làm việc tối đa hết công suất. Khi thấy các cơn đau mạnh hơn, đó là cơ thể đang chiến đấu với bệnh tật. Ý chí giữ gìn tâm bất động càng cao thì bệnh càng mau hết, coi như không có chuyện gì xảy ra. Xem thường mọi cơn đau này đến cơn đau khác thì từ từ các bạn sẽ cảm nhận được biên độ đau nhức sẽ từ từ giảm dần và hết hẳn.

Bài viết này là kinh nghiệm sống của tôi gần 10 năm qua. Mặc dù tôi vẫn còn trẻ, sống trong thời đại khoa học, có đầy đủ mọi phương tiện bác sĩ và thuốc men, nhưng tôi vẫn không sợ bệnh nào, không đi bác sĩ, không uống thuốc. Khi bị bệnh thì chỉ cần giữ gìn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Khi đó bệnh gì cũng cuốn gói mà đi, vì chúng biết rằng tôi không sợ nó. Bệnh chỉ đến thăm những người sợ nó. Người càng sợ bệnh, sợ đau thì bệnh càng đến thăm thường xuyên hơn.

Thân người là một bộ máy tinh vi hoàn chỉnh, nó có thể tự chữa bệnh, tự điều hòa, tự tạo năng lượng và tự làm tất cả những gì để sinh tồn.

Việc điều trị này không thể nhanh, cần có thời gian và lòng tin. Chính “lòng tin” là một ý thức lực giúp cho việc điều trị có kết quả. Nếu thiếu lòng tin thì kết quả sẽ không có. Khi “tâm không lo lắng, buồn phiền hoặc sợ hãi” trước bất kỳ căn bệnh hoặc cơn đau hành hạ nào thì ý thức lực càng mạnh, ý thức lực càng mạnh thì khả năng đề kháng bệnh càng cao.

Sanh, lão, bệnh, tử là quy luật của cuộc sống con người, không ai là không tránh khỏi. Nhưng đứng trước chúng mà con người biết giữ gìn tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự, biết chấp nhận tất cả, không sợ hãi, lo lắng hoặc buồn phiền gì thì người đó đã biết làm chủ nhân quả và đang chuyển hóa nhân quả từ xấu thành tốt. Biết làm chủ nhân quả thì dù có bệnh gì, bệnh đó cũng phải cuốn gói ra đi. Ngược lại, những người luôn lo lắng, sợ hãi hoặc buồn phiền trước những đau khổ của sanh lão bệnh tử thì nhân quả sẽ đến thăm thường xuyên. Dù cho có đi bác sĩ nổi tiếng nào hoặc uống thuốc gì cũng không chuyển hóa được nhân quả, chữa hết bệnh này thì bệnh khác xuất hiện, mãi mãi loay hoay luẩn quẩn trong vòng nhân quả triền miên, không biết thóat ra bằng cách nào.

Có một lần tôi bị đau mắt đỏ, bệnh này là do thần kinh thị giác yếu, có vài lần bị những vật nặng rớt lên đầu. Tôi không đi bác sĩ hoặc dùng thuốc, quyết tâm dùng cách này chữa bệnh và có lòng tin vào nó. Sau hơn một tháng bệnh khỏi hẳn. Khi mẹ tôi thấy mắt tôi càng ngày càng sưng to, càng đỏ, càng khép chắt lại không mở ra được, nước mắt chảy ra, mắt mờ dần, có khi bị đau nhức như có hàng trăm cây kim đâm vào mắt... mẹ tôi ngày nào cũng thúc giục lo lắng bắt tôi dùng thuốc hoặc muốn dẫn tôi đi bác sĩ. Tôi dứt khoát không dùng gì cả, vẫn giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự, coi như không có chuyện gì xảy ra. Tự trong tâm luôn nhắc: "bệnh là do nhân quả, mày là vô thường, trước sau gì mày cũng đi, dù mày có hù dọa tao như thế nào, tao cũng mặc kệ. Cái đau ở ...(ví dụ: đầu, vai, chân, tay, tim, mắt,...) phải cút đi. Tâm phải bất động thanh thản an lạc và vô sự, không được lo lắng sợ hãi gì cả.".Và cuối cùng mắt cũng từ từ mở ra, hết sưng, không chảy nước mắt nữa, hết đỏ và sáng lại. Nhân quả sẽ làm đủ mọi cách để cho bạn sợ, nhưng khi bạn vững tin, dũng cảm, bền chí thì nó sẽ sợ và từ từ bỏ đi. Ngoài bệnh đau mắt ra còn có bệnh thấp khớp cũng biến mất.

Kết luận, ngắn gọn một câu: "Chỉ cần giữ gìn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự, không lo lắng, sợ hãi, buồn phiền hoặc đau khổ trước mọi cơn đau hoặc diễn biến gì của bệnh thì bệnh sẽ tự cuốn gói ra đi". Hãy dũng cảm, đương đầu với mọi tra tấn của nhân quả nghiệp báo. Chúng ta không trốn được nhân quả đâu. Vượt qua cơn bệnh các bạn sẽ thấy bạn hoàn toàn thay đổi, ý chí rất dũng mãnh, không còn sợ hãi bất kỳ điều gì trên đời nữa.

Previous Post
Next Post