Quan điểm của Albert Einstein về Chúa

Albert Einstein có những quan điểm về Chúa cùng các quan điểm duy vật khác hết sức đúng đắn, sắc sảo, tính nhân bản sâu sắc. A. Einstein phủ định khả năng tồn tại của Chúa từ góc nhìn của bản thể luận và nhận thức luận.

Về bản thể luận, ông tin rằng thế giới tồn tại khách quan không phụ thuộc vào thần kinh và ý thức con người. Vũ trụ hoạt động theo quy luật khách quan. Không thể tin rằng Thượng đế lại có thể can thiệp vào sự vận hành của các thiên thể, các sự kiện diễn ra bị ảnh hưởng bởi điều mong ước được khấn với một thực thể siêu tự nhiên. Ông bác bỏ quan niệm tôn giáo về một vị thượng đế quyết định hành vi và số phận của con người. Bản chất của vị thượng đế đó chính là phản ánh mục đích chủ quan và sự yếu đuối của con người.

Tôi không thể hình dung một vị Thượng đế lại ban thưởng hay trừng phạt những vật do mình sáng tạo ra, một vị Thượng đế mà mục đích được phỏng theo mục đích của chúng ta, tóm lại một vị Thượng đế chẳng qua chỉ là phản ánh sự bạc nhược của con người mà thôi.

Không có tự do tuyệt đối ý chí con người không thực hiện được tất cả điều mình muốn. Hành động của con người tuân theo tính tất yếu khách quan không chỉ của thế giới bên ngoài, mà còn cả của chính bên trong mình.

“Mỗi người hành động không chỉ do sự bắt buộc bên ngoài mà còn phải phù hợp với tính tất yếu bên trong”.

Bác bỏ quan niệm tôn giáo về bất tử tuyệt đối của cá nhân mà chỉ có sự bất tử tương đối.

- Một là do ảo tưởng về “kiếp sau” không căn cứ
- Hai là sự duy trì ký ức về một người qua một số thế hệ

Cái chết của một con người không đồng nhất với hư vô hoá, bởi hành động và ý thức của người đó vẫn được lưu giữ qua các thế hệ con cháu, thông qua những công trình, thành tựu người đó để lại cho hậu thế - thông qua ký ức những thế hệ sau.

Về nhận thức luận, ông cũng phụ định về sự mặc khải (tức sự tiết lộ của Thượng đế về bí mật của thế giới cho vài người) – mặc dù lý trí con người là nhỏ bé nhưng là cái duy nhất con người dựa vào đó để nhận thức thế giới. Sự gia tăng của chủ nghĩa thần trí và duy linh chỉ là dấu hiệu của yếu đuối và nhầm lẫn.

Nguồn:  Sưu tầm
Previous Post
Next Post