Mấy năm gần đây xuất hiện rất nhiều quan tham, đã bị xét xử nhiều rồi nhưng vẫn chứng nào tật đó. Để giáo dục quần chúng nhân dân, cơ quan nọ liền dấy lên phong trào truy xét từ cội nguồn tư tưởng.
Điều khiến người ta rất kinh ngạc là những ông quan tham này vốn đều là những đứa trẻ khổ sở, không hiểu vì sao lớn lên lại trở nên hư hỏng như vậy?
Người nghèo luôn phải đổ mồ hôi.
Khó khăn giống như chiếc lò xo, ta yếu nó sẽ mạnh, người nghèo lớn lên trong sự giáo dục như vậy. Hoàn cảnh ác liệt khiến cho người nghèo suốt đời phải đấu tranh nếu thoát ra khỏi nó đã được coi là người cứng cỏi rồi, và cần để cho chiếc lò xo kia thể hiện sức mạnh của mình.
Lò xo có sức mạnh của nó, ở đâu có áp bức, ở đó sẽ có đấu tranh, áp bức càng nặng nề thì đấu tranh càng mãnh liệt.
Thực tế trái tim người nghèo đã bị đè nén bởi quá nhiều thứ, giống như chiếc lò xo bị nén lại, một khi được thả ra sẽ có sức bật rất mạnh. Trong một tác phẩm nước ngoài có tựa đề “Yêu quý sinh mệnh” viết về một người bị lạc đường đã phải vật lộn ở nơi hoang dã, (đó là một điều thật không dễ chút nào), đói khát, lạnh giá, mệt nhọc, thú dữ…hầu như dần vắt kiệt sức lực của anh ta qua mỗi bước đi. Đằng sau anh ta là một con sói cũng đói khát như anh ta vậy, nó đã đi theo anh mấy ngày rồi, chỉ chờ anh gục xuống để làm thịt. Vậy mà cuối cùng anh ta đã thắng, đã ăn thịt sói. Cảm ơn con sói đã cho anh ta chút dinh dưỡng để cuối cùng anh ta trở về thuyền được.
Nếu như câu chuyện kết thúc ở đó, chúng ta sẽ mãi mãi đắm chìm trong sự phấn đấu vươn lên mà quên mất một điều rằng, dù là anh hùng, anh ta cũng có những khát khao bình thường. Đoạn cuối cuốn sách viết rằng, sau khi trở về thuyền anh ta ăn rất nhiều, béo lên rất nhanh, toàn bộ bánh mỳ trên thuyền hết nhanh chóng.
Bản tính con người vốn là như vậy. Một người vật lộn ở nơi hoang vu, rất nhiều khi không phải vì anh ta không muốn nằm xuống mà vì thực tế là không thể như thế được, nhất là trong điều kiện có một con sói đói suốt ngày đi theo rình rập chờ anh ngã xuống.
Sự cần kiệm liêm chính của con người có lúc không phải là biểu hiện của sự giác ngộ. Mà sự tham lam của con người cũng giống như một hạt giống vậy, nếu cứ chăm sóc tưới tắm sẽ nở ra thành cây rồi đơm hoa kết trái, sức sống sẽ rất mạnh mẽ.
Ai đọc “Dịch giả mầu ni chuyện” đều cảm thấy kinh ngạc bởi nhân vật chính trong truyện, trước khi tu hành, là một bậc vương tử, ở một đất nước giàu có, hẳn anh ta thỏa sức ăn chơi huởng lạc. Nhưng anh ta bỏ lại tất cả, quyết tâm ra ngoài sống cuộc đời tu hành khổ hạnh trong 6 năm liền, cuối cùng đã thành chính quả.
Những điều từng trải đã khiến cho anh ta nhận thức được sự nông cạn và ngắn ngủi của lạc thú vật chất để từ đó mà lựa chọn một đời sống tinh thần sâu lắng và thanh cao hơn. Vật chất là thuộc tính thứ nhất, là cơ sở, nếu sự hưởng lạc vật chất chỉ là một phương thức sống khi thèm muốn mà không có được thì nó sẽ trở thành nhu cầu cơ bản, một sự cám dỗ mạnh mẽ.
Muốn vượt qua vật chất, trước hết phải có vật chất, với người nghèo mà nói, điểm này hiển nhiên càng khó hơn.
Trích từ “Vì sao bạn nghèo” - NXB VHTT