
Còn nếu Tâm phóng dật thì Tâm KHÔNG có định trên thân. Lúc này mà muốn Tâm định trên thân thì lại là ức chế, như dùng Ý của thân quán theo dõi hơi thở (dễ vào KHÔNG TƯỞNG) hoặc dùng KHẨU của thân để tụng chú niệm Phật, hoặc dùng các hành động của Thân như lạy lễ Phật => Như vậy làm cho Tâm ngăn niệm, tâm không còn khởi được niệm. Như thế thì đâu có xả được các Tâm niệm THAM SÂN SI MẠN NGHI. Đó là ức chế và ức chế lâu ngày thì thân tâm bị rối loạn sanh bệnh hoặc tăng trưởng ngã mạn, tăng biên kiến, tà kiến chấp thủ.
Tâm phóng dật là do Tâm chạy theo dục, là tâm động và như thế là có thể làm khổ mình, làm khổ người, hoặc làm khổ cả hai. Cho nên chân lý của sự sống, giáo pháp chân chánh của Thích Ca là LY DỤC. Và ly dục cũng là ly các ác pháp (tham sân si mạn nghi) và ly các cảm thọ. => Ly dục Sẽ dẫn đến tâm định tỉnh, tâm không phóng dật.
Cho nên trong quá trình tu học, khi các niệm khởi lên thì ta quan sát xem đó là niệm gì, nếu là niệm ác, niệm làm khổ mình, làm khổ người hoặc làm khổ cả hai thì mình ngăn diệt. Còn là niệm thiện, niệm tình thương chân chánh thì là tăng trưởng. Đây là bước cơ bản đầu tiên.
Nhưng vì đặc tướng nhân quả của mỗi người là khác nhau, nên cái khổ cũng không giống nhau, nhưng chung quy đều từ Dục (lòng ham muốn ) mà ra cả. Đặc tướng khác nhau nên cách vào cửa đạo trong 12 nhân duyên cũng vì đó mà chọn cửa vào khác nhau. Nếu vào trật không đúng đặc tướng của mình thì xem như là hỏng, CÀNG ÔM PHÁP TU THÌ LẠI CÀNG HỎNG.
THM sưu tầm