Giống như những quân cờ domino, những ý nghĩ và những hành động được hình thành bởi những ảnh hưởng bên ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Hãy nghĩ về một ai đó mà bạn ghét. Hãy gọi người này là X. Bây giờ, tưởng tượng bạn đã được sinh ra với “những vật liệu di truyền” của X. Đó là tưởng tượng bạn có ngoại hình, mùi cơ thể, những sở thích bẩm sinh, trí thông minh, những thái độ...Bạn có những trải nghiệm sống và được nuôi dưỡng của X; bạn có bố mẹ của X và bạn trưởng thành trong cùng một đất nước, thành phố, hàng xóm nơi X lớn lên...
Hành vi của bạn sẽ có bất kỳ sự khác biệt nào so với X không?
Câu hỏi giúp mọi người nhận ra những ý nghĩ và những hành động của họ được quyết định hoàn toàn bởi di truyền và điều kiện xã hội của họ. Nói cách khác, nó giúp mọi người hiểu được về trực giác rằng quan điểm tự do ý chí là một sự ảo tưởng.
Qua một vài thập kỳ, thu thập bằng chứng từ cả tâm lý học và khoa học thần kinh đã cung cấp sự ủng hộ có tính thuyết phục cho quan điểm rằng tự do ý chí là một ảo tưởng. Tất nhiên, hầu hết mọi người không thể liên hệ với quan điểm rằng tự do ý chí là một ảo tưởng, và có một lý do tại sao. Vì nó cảm thấy như thể chúng ta luôn luôn sử dụng tự do ý chí. Ví dụ, dường như bạn đang sử dụng tự do ý chí trong việc chọn lựa để đọc bài viết này. Tương tự như vậy, dường như bạn sử dụng tự do ý chí khi phủ nhận niềm vui của bản thân trong việc ăn những thức ăn ngon miệng nhưng không lành mạnh, hoặc khi bạn chiến thắng được sự lười biếng để tập thể dục.
Nhưng những sự lựa chọn đó không nhất thiết phản ánh tự do ý chí. Để hiểu tại sao, hãy xem xét lý do tại sao bạn đôi lúc từ chối ăn thức ăn ngon nhưng không tốt cho sức khỏe. Nó là vì bạn, ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống của bạn, đã nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài của việc ăn những thức ăn đó. Có lẽ bạn nhận thấy tiêu thụ những thức ăn không lành mạnh làm bạn cảm thấy nặng nề, hoặc thường xuyên ăn những thức ăn đó làm bạn tăng huyết áp.
Hoặc có lẽ bác sĩ khuyên bạn cần chấm dứt việc ăn thức ăn không lành mạnh; hoặc có thể bạn đã đọc được những ảnh hưởng tiêu cực của việc ăn đồ ăn không lành mạnh ở một tạp chí. Nói cách khác, bạn từ chối niềm vui của việc ăn thức ăn không lành mạnh vì sự tiếp xúc với những thông tin bên ngoài – những phản hồi từ cơ thể của bạn hoặc từ những người khác – những thứ mà bạn không có sự kiểm soát. Nếu bạn ăn đồ ăn không lành mạnh nhưng sức khỏe của bạn không bị ảnh hưởng, hoặc bác sĩ chưa bao giờ khuyên bạn không nên ăn thức ăn không lành mạnh, bạn sẽ không từ chối ăn những thức ăn ngon nhưng không tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn suy nghĩ cẩn thận về bất kỳ quyết định nào bạn từng đưa ra trong quá khứ, bạn sẽ nhận ra tất cả những quyết định đó cuối cùng đều dựa vào những thông tin đi vào (input) giống nhau – di truyền hoặc xã hội – mà bạn từng tiếp xúc. Và bạn cũng sẽ khám phá ra bạn không có sự kiểm soát trước những thông tin đó, nghĩa là bạn không có tự do ý chí trong việc đưa ra những quyết định mà bạn đã làm. Ví dụ, bạn không có sự lựa chọn nơi sinh, ai là bố mẹ, thời gian bạn được sinh ra. Bạn cũng không có sự lựa chọn về kiểu bạn bè hoặc những người hàng xóm mà bạn đã tiếp xúc trong suốt thời thơ ấu. Do đó bạn không có sự lựa chọn trong việc làm thế nào bạn đưa ra những quyết định của bạn trong suốt thời gian đó.
Thoạt đầu, nó có vẻ như nhiều quyết định bạn từng đưa ra sau này, trong suốt cuối thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên – dựa vào tự do ý chí, nhưng điều đó cũng không phải như thế. Những quyết định bạn đưa ra trong suốt thời thanh thiếu niên dựa vào những sở thích, những quan điểm, và những thái độ mà bạn đã hình thành trong thời thơ ấu đầu đời của bạn, và vào những người bạn từng tiếp xúc trong gia đình bạn, bạn bè, truyền thông hoặc môi trường tự nhiên.
Nghĩa là quyết định bạn đưa ra bây giờ dựa vào những sở thích, những quan điểm và thái độ mà bạn đã phát triển qua nhiều năm hoặc vào những người mà bạn tiếp xúc bây giờ thông qua tương tác với môi trường bên ngoài. Niềm tin về tự do ý chí là một kết quả của những thông tin di truyền và xã hội: nếu không có sự phát triển của vỏ não và không được tiếp xúc với quan điểm về tự do ý chí từ thông tin xã hội, chúng ta sẽ không tin vào tự do ý chí.
Dù nó có vẻ như bạn sử dụng tự do ý chí trong việc vượt qua những cám dỗ hoặc gạt qua một bên những sở thích vị kỷ thì điều này cũng không phải như vậy. Tự do ý chí không bao gồm trong đó khi bạn đầu hàng cám dỗ hoặc khi bạn kiềm chế nó.
Nếu tự do ý chí là một ảo tưởng thì những điều ngụ ý là gì? Chúng ta nên suy nghĩ hoặc hành xử khác đi như thế nào?
Có 2 kết luận sai và 2 kết luận đúng mà hầu hết mọi người đi đến khi họ được cho biết quan điểm tự do ý chí là một ảo tưởng.
Kết luận sai đầu tiên mà nhiều người đi đến là: “nếu tự do ý chí là một ảo tương, tôi có thể đầu hàng trước những cám dỗ và những sự thôi thúc của tôi.” Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khi mọi người được cho biết tự do ý chí là một ảo tưởng, họ có nhiều khả năng lừa dối và ít có khả năng làm việc chăm chỉ. Thật dễ dàng để hiểu lý do tại sao con người có phản ứng này trước quan điểm tự do ý chí là ảo tưởng: nếu đầu hàng cám dỗ không phải là một hành động của tự do ý chí nhiều hoặc ít hơn so với kiềm chế chúng, thì tại sao phải nỗ lực để vượt qua những cám dỗ?
Tuy nhiên, lối suy nghĩ này là sai, vì dù kiềm chế những cám dỗ không liên quan đến tự do ý chí, thì những hậu quả từ kiềm chế cám dỗ rất khác so với những hậu quả của việc đầu hàng cám dỗ. Do đó, dù bạn có hành động bên ngoài tự do ý chí hay không trong việc từ chối những đồ ăn không tốt cho sức khỏe thì bạn vẫn sẽ phải đối mặt với những hậu quả sức khỏe của việc ăn uống không lành mạnh. Tương tự như vậy, cho dù bạn có hành động bên ngoài tự do ý chí hay không trong việc phạm tội, bạn vẫn sẽ phải đối mặt với những hậu quả của những hành vi sai trái của bạn. Do đó, từ quan điểm hậu quả, nó có lý khi đôi lúc kiềm chế những sự cám dỗ của bạn.
Kết luận sai thứ 2 mà mọi người đi đến liên quan đến kết luận đầu tiên: “nếu tự do ý chí là một ảo tưởng thì không nên trừng phạt những người làm sai.” Thật dễ dàng để thấy lý do tại sao mọi người nghĩ theo cách này. Nếu người khác không có một sự lựa chọn trong cách hành xử của họ, làm thế nào họ có thể có tội? Tuy nhiên, dù người làm sai không có một lựa chọn trong cách họ đã hành xử thì hành vi của họ vẫn có những hậu quả nghiêm trọng và thực sự đối với những người xung quanh họ. Và quan trọng hơn, chúng ta biết rằng một trong những cách để thay đổi những hành vi của con người là bằng cách cho họ tiếp xúc với những thông tin bên ngoài – bao gồm những hình phạt – để lái họ theo một hướng khác.
Những hình phạt có thể giống những biển chỉ đường trong một mê cung giúp mọi người hướng đến những hành vi được khao khát.
Do đó, nó có lý khi áp dụng những hình phạt đối với người làm sai để ngăn họ không phạm tội tương tự trong tương lai.
Điều này mang đến cho tôi kết luận đúng thứ nhất mà mọi người nên – nhưng hiếm khi – đi đến sau khi nhận ra tự do ý chí là một ảo tưởng.
Kết luận này liên quan đến cách chúng ta đối xử với những người khác về những hành vi xấu của họ. Dù trừng phạt là quan trọng đối với người mắc tội, thì những người nhận ra tự do ý chí là một ảo tưởng nên áp dụng hình phạt với lòng từ bi. Hiểu rằng tự do ý chí là một ảo tưởng có nghĩa là nhận ra con người hành xử theo cách duy nhất mà họ biết. Điều quan trọng là nhận ra, khi con người hành động theo những cách gây nguy hại, đó là vì họ không biết về những lực lượng, những ảnh hưởng thực sự hình thành nên những suy nghĩ và những hành động của họ.
Có 2 lý do chính tại sao một người nên từ bi ngay cả đối với những người có những hành vi xấu, như làm tổn thương người khác.
Thứ nhất, những người có hành vi xấu cũng đã tự gây tổn thương cho bản thân họ. Các kết quả từ nghiên cứu về cảm xúc cho thấy, những hành động ích kỷ hoặc gây tổn thương nói chung bắt nguồn từ tính tiêu cực về cảm xúc. Nói cách khác, nó là những cảm xúc tức giận, bất an, stress – chứ không phải những cảm xúc hạnh phúc, bình an và thoải mái – là những người có nhiều khả năng hành xử tiêu cực.
Thứ 2, những người hành xử xấu đã đặt bản thân trước những hậu quả tiêu cực trong tương lai. Nói cách khác, những người có hành vi xấu hiện tại đang chịu đựng những cảm xúc tiêu cực hoặc sẽ chịu đựng những hậu quả tiêu cực trong tương lai, và bạn nên từ bi đối với họ.
Kết luận đúng thứ 2 là những quy gán mà một người nên đưa ra đối với những thành công và thất bại của một người. Chúng ta đã biết, con người nhìn chung có xu hướng cho phép bản thân tin là mình đã làm một việc gì đó đáng khen đối với sự thành công của họ, và xu hướng đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh về những thất bại của mình.
Những người nhận ra tự do ý chí là một ảo tưởng sẽ nhận ra những thành công và thất bại của họ có liên qua nhiều đến “sự may mắn” – di truyền và những thông tin xã hội mà họ ngẫu nhiên được tiếp xúc – hơn là những tài năng “tự phát triển” của họ và những lựa chọn của ý thức. Tin rằng thành công của một người là do may mắn dẫn họ đến việc trải nghiệm những cảm xúc như biết ơn, yêu thương...Tương tự như vậy, vai trò của những thông tin dẫn đến thất bại khuyến khích sự học hỏi và sự khôn ngoan. Ngược lại, đổ lỗi bản thân cho những thất bại dẫn đến cảm xúc tức giận.
Nhìn chung, trái ngược với những điều một người ban đầu có thể nghĩ, nhận ra tự do ý chí là một ảo tưởng nên dẫn đến sự trưởng thành, lòng từ bi và ổn định cảm xúc hơn. Hy vọng là những quan điểm trong bài viết này phục vụ như những thông tin bên ngoài để lái bạn đi theo hướng tích cực.
Nguồn: datanevercry.blogspot.com
Xem thêm: 'Ý chí tự do'; 'Ra quyết định có thể là một hoạt động vô thức'
Xem thêm: 'Ý chí tự do'; 'Ra quyết định có thể là một hoạt động vô thức'