Sự chết: Nguồn sống của các Ảo tưởng

Chúng ta sống trong một thế gian mà tất cả mọi điều tốt cũng như xấu cuối cùng cũng bị triệt tiêu bởi sự đổi thay. Trông như thể thế gian này tồn tại chúng ta, như chỉ để hủy diệt chúng ta cho vui. Các cha mẹ mất con cái và con cái mất cha mẹ mình. Những vợ chồng chia lìa nhau không bao giờ gặp lại nữa trong khoảnh khắc. Những người bạn vội vã rời sở làm, không hề biết đấy là lần cuối. Ðời sống này, khi quan sát bằng một cái nhìn thoáng quát, biểu hiện chẳng kém gì hơn là một quang cảnh bạt ngàn của sự mất mát.

Nhưng dường như có thuốc chữa trị cho tất cả những điều này. Nếu như chúng ta sống một cách đúng đắn – không cần thiết phải hợp đạo lý, nhưng chỉ cần ở trong khuôn khổ của một số niềm tin cổ đại và các thứ hạnh kiểm rập khuôn – thì chúng ta sẽ đạt được mọi điều mong muốn sau khi chết đi. Khi thể xác cuối cùng bỏ đi, ta chỉ cần rũ bỏ lớp bao bì hữu hình của mình và du hành đến một miền đất có thể đoàn tụ với tất cả những người ta từng yêu thương khi còn sống. Dĩ nhiên, những người hay lý sự thái quá và những tiện dân hèn mọn sẽ phải bị ở ngoài chốn hạnh phúc này, và những kẻ ngay lúc sống đã dám buông bỏ sự không tin đạo của mình sẽ tha hồ được tận hưởng mọi đời sau.

Chúng ta đang sống trong một thế giới của những điều ngạc nhiên không thể tưởng tượng nổi - từ những năng lượng nóng chảy có thể thắp sáng mặt trời đến ngành di truyền học và các hệ quả tiến hóa của các điệu khiêu vũ từ ánh sáng hàng nhiều thiên kỷ trên địa cầu – còn cả cõi thiên đàng được làm cho phù hợp với các quan tâm mê tín nhất của chúng ta bằng tất cả sự trung thực của một chuyến hải du vùng Caribbean. Ðây là sự khác thường diệu kỳ. Nếu ai không biết rõ hơn, kẻ ấy có thể nghĩ rằng người nào đó, trong nỗi sợ hãi bị mất đi tất cả những gì y thương yêu, đã sáng tạo nên thiên đàng, cùng Thượng đế giữ cổng, bằng chính hình ảnh của y.

Hãy tưởng tượng bạn đi bác sĩ để khám định kỳ, và vị bác sĩ báo cho bạn một tin kinh hoàng: bạn đã bị lây một loại vi khuẩn có thể giết chết 100 phần trăm những ai nhiễm phải. Giống vi khuẩn này biến hóa quá nhanh đến độ không ai có thể tiên liệu được quy trình của chúng. Chúng có thể ngủ yên nhiều năm, ngay cả đến hàng chục năm nhưng chúng cũng có thể giết bạn chết tức thì chỉ trong một giờ đồng hồ. Chúng có thể dẫn đến các chứng suy tim, đột trụy, vô số loại ung thư khác nhau, chứng lãng trí và ngay cả sự tự sát; tóm lại, có lẽ không có một chế ngự nào cho giai đoạn phát triển cuối cùng của loại vi khuẩn này. Không có gì trong tầm tay cho các biện pháp tránh bệnh, từ các chế độ ăn uống kiêng khem hoặc cách ly trên giường bệnh. Bạn sẻ cầm chắc rằng ngay cả bạn phải sống trong hoàn cảnh không còn mục đích sống nào ngoài việc luôn kiểm tra tiến độ hủy hoại của loài vi khuẩn này, bạn sẽ chết, bởi vì không có phương cách chữa trị nào, và sự sụp đổ của cơ thể bạn đã thực sự bắt đầu.

Chắc chắn rằng mọi người đều xem đây thực sự là một tin kinh hoàng – nhưng thực ra có mới lạ không? Chẳng phải cái chết không thể tránh khỏi chỉ là một dự đoán thôi sao? Chẳng phải tự bản thân sự sống đã sẵn có tất cả các tính chất của vi khuẩn giả định của chúng ta hay sao?

Bạn có thể chết bất cứ lúc nào. Bạn có thể chết không đọc kịp hết dòng chữ này. Không chỉ thế, bạn chắc chắn sẽ phải chết vào khoảnh khắc nào đó trong tương lai. Nếu sự chuẩn bị cái chết là bao gồm việc hiểu trước được khi nào vào nơi nào cái chết sẽ đến, cái may mắn là bạn không hề được phép chuẩn bị ; bạn phải rời khỏi cõi đời này trong một cách hấp tấp đến nỗi hiện tại không hề báo trước được một dấu hiệu gì - các mối liên hệ của bạn, các dự tính tương lai, các thú vui, của cải - sẽ trở nên hoàn toàn là hư ảo. Trong khi tất cả những điều đó, khi được đối chiếu qua một tương lai vô định, trông có vẻ như những cái được của mình, thì sự chết lại chứng tỏ rằng tất cả vốn thực chẳng phải là những thứ ấy. Vào điểm cuối cùng của sự sống, khi cái nút ngừng đã được nhấn bởi một bàn tay vô hình, sẽ thực chẳng còn cái được gì cả.

Và nếu như điều này chưa đủ tổn thương, thì hầu hết chúng ta, ngay lúc này, đều chịu khổ đau, nếu không phải vì một nỗi bất hạnh cụ thể thì cũng vì một sự mất bình tĩnh lặng lẽ. Chúng ta yêu thương gia đình, bạn bè và khiếp sợ khi phải mất họ, nhưng lại không có được cái tự do tối thiểu chỉ đơn thuần thương yêu họ trong lúc đời sống ngắn ngủi của mình xảy ra. Cuối cùng, chúng ta còn có chính bản thân mình để mà âu lo. Như Freud và những con cháu ông đã không ngừng mệt mỏi để chỉ ra, mỗi một chúng ta luôn bị kéo vào và đẩy ra bởi những thôi thúc cực kỳ đối nghịch: hòa nhập vào thế gian và tan biến đi, hay co rút trong thành lũy riêng biệt hiển nhiên của mình.

Cả hai thúc đẩy đó, đến cực điểm của chúng, đều có vẻ trừng phạt chúng ta vào nỗi bất hạnh. Chúng ta kinh hoàng với sự vô nghĩa của mình, và hầu hết những gì ta đã làm trong cuộc đời mình chỉ đúng là một nỗ lực rõ ràng hầu giữ cho nỗi sợ ở một khoảng cách an toàn đối với mình. Trong khi chúng ta cố không nghĩ đến, hầu như chỉ một điều duy nhất chúng ta biết chắc trong đời này đó là có một ngày chúng ta phải bỏ lại sau lưng mọi điều, và rồi, một cách đầy nghịch lý, là hầu như chúng ta không thể tin được rằng mọi chuyện phải là như thế. Cái ý thức đúc kết lại của mình về những gì có thực dường như không hề chứa đựng sự chết của chính mình. Chúng ta nghi hoặc chính cái điều vốn không mở ra bất cứ sự nghi hoặc nào nữa.

Điều gì người ta tin sẽ xảy ra sau khi chết chỉ đạo tất cả những gì kẻ ấy tin về cuộc sống, và đây chính là lý do vì sao mà tôn-giáo-căn cứ-vào-đức tin, trong kiêu hãnh muốn lấp đầy các khoảng trống trong kiến thức của chúng ta về thế giới bên kia, đã mạnh mẽ nâng dậy những kẻ ngã vào quyền lực của mình. Chỉ một công bố - Ngươi sẽ không chết - một khi đã tin, sẽ định đoạt câu trả lời đến đời sống khiến không thể nghĩ bàn được một cách nào khác nữa.

Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ cảm giác ra sao khi đứa con duy nhất của mình phải chết vì chứng viêm phổi. Phản ứng của bạn đối với thảm kịch này sẽ bi chi phối phần lớn bởi những gì bạn tin vào những gì sẽ xảy ra cho con người sau khi chết đi. Chắc chắn mình sẽ được an ủi để tin mhững điều đại loại như, "Cháu là một thiên thần nhỏ bé của Thượng đế, Người đã mang cháu về bên Người sớm bởi vì Người muốn cháu được gần bên chúa Jesus. Cháu sẽ chờ chúng ta khi chúng ta đến được nước thiên đường”. Nếu niềm tin của bạn là những niềm tin của một khoa học gia Kitô giáo, bắt buộc bạn phải từ bỏ mọi can thiệp của y học, bạn có thể ngay cả hợp tác với Chúa bằng cách từ chối không cho con mình dùng thuốc trụ sinh.

Hoặc là thử tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thấy thế nào khi biết được cuộc chiến tranh hạch nhân vừa nổ ra giữa Do Thái và nước láng giềng vì tranh nhau chủ quyền của Ðền thờ trên núi. Nếu là một người Kitô giáo có tinh thần của thiên niên kỷ, chắc bạn sẽ không mảy may nghi ngờ gì đây chính là dấu hiệu sắp trở lại trần gian của Thiên chúa. Dù có phải chết chóc sinh mạng đến bao nhiêu, cũng là điềm tốt lành chứ không là điều gì khác. Do đó, không thể chối bỏ một điều là ý niệm của một con người về đời sống bên kia thế giới đã có hậu quả trực tiếp đến cái nhìn của y về chính thế gian này.

Dĩ nhiên, ôn hòa tôn giáo bao gồm việc không chắc chắn về những gì xảy ra sau cái chết. Ðây là một thái độ biết điều, khi tính đến những bằng chứng quá ít cho chủ đề này. Nhưng ôn hoà tôn giáo vẫn đại biểu cho một thất bại trong việc phê bình những khẳng định vô lý và nguy hiểm khác. Sự im lặng của chúng ta trong sự việc này đưa đến hậu quả là, chúng ta đang sống trong một đất nước mà một người không thể được bầu làm tổng thống nếu y công khai nghi hoặc sự hiện hữu của thiên đàng hay địa ngục. Ðây là một điều thực lạ thường, khi không có một bộ phận nào khác của “kiến thức” mà chúng ta yêu cầu các lãnh tụ chính trị của chúng ta phải thông thạo.

Ở Mỹ, ngay người làm tóc cũng phải đậu kỳ thi sát hạch để hành nghề, nhưng những kẻ được ban cho quyền lực, để tuyên chiến hay làm nên các chính sách quốc gia - những kẻ mà quyết định của họ sẽ không khỏi ảnh hưởng đến đời sống của nhiều thế hệ - thì không cần thiết phải hiểu biết một điều gì cụ thể trước khi bắt tay vào việc. Họ không cần phải là những khoa học gia về chính trị, là kinh tế gia, ngay cả không cần phải là các luật sư; họ không cần phải từng nghiên cứu về quan hệ quốc tế, lịch sử quân sự, quản lý nhân lực, kỹ thuật dân sự hay bất kỳ lãnh vực kiến thức nào có thể phải xử dụng đến trong việc cai quản một siêu quyền lực hiện đại; họ chỉ cần là những nhà vận động ngân quỹ giỏi, chững chạc trên màn ảnh truyền hình, và biết nuông chiều về một số điều thần bí. Trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của chúng ta, một diễn viên từng đọc Thánh kinh chắc chắn sẽ đánh bại một nhà khoa học về hỏa tiễn chưa từng đọc Thánh kinh. Liệu có thể có một chỉ dấu nào rõ ràng hơn về việc chúng ta đang cho phép những phi lý và những tính thời thượng khác lên chi phối đến đời sống của chính chúng ta không?

Không có cái chết, sự ảnh hưởng của các tôn giáo có căn bản trên đức tin có lẽ không thể có được. Rõ ràng, thực tế của cái chết quá sức chịu đựng đối với chúng ta, và đức tin thực không khác gì hơn cái bóng mát dựng lên bởi hy vọng của chúng ta cho một tương lai tốt đẹp hơn ở một nơi cao khỏi huyệt mộ mình.

Một thế giới không còn lẽ phải

Như chúng ta sẽ thấy trong phần cuối của cuốn sách này, có một chút hoài nghi rằng một số phạm vi của kinh nghiệm nhân loại có thể diễn tả một cách thích hợp là "tâm linh” hay "huyền bí” - những kinh nghiệm về sự hợp lý, tính vị tha, và các xúc cảm nâng cao khiến vượt lên khỏi những cái riêng của chúng ta như “những cái tôi” và thoát khỏi được tầm hiểu biết của tâm trí và não bộ hiện thời của chúng ta. Nhưng không có gì về những kinh nghiệm này minh giải được các khẳng định độc quyền và ngang ngạnh về sự thiêng liêng bất khả xâm phạm lạ thường của bất kỳ kinh bản nào. Không có lý do gì mà năng lực tự chế mình một cách tình cảm và tâm linh của chúng ta không thể tiến triển cùng kỹ thuật, chính trị và các phần còn lại của văn hóa. Thực ra, nó phải tiến triển, nếu không chúng ta chẳng còn tương lai gì nữa.

Nền tảng tâm linh của chúng ta chắc chắn chứa đựng trong nội dung này: phạm vi của kinh nghiệm có thể xảy ra được của con người vượt quá xa khỏi những giới hạn chủ quan thông thường. Rõ ràng, một số kinh nghiệm có thể hoàn toàn chuyển hóa được quan điểm một con người về thế giới chung quanh mình. Các truyền thống tâm linh đều dựa vào các thấu hiểu về việc chúng ta xử dụng các quan tâm của mình như thế nào, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác vốn phần lớn định đoạt đến đời sống của chúng ta. Rất nhiều những kết quả của tu tập tâm linh đáng khao khát một cách chân thật, và chúng ta có trách nhiệm phải tìm ra các kết quả đó. Thật quan trọng để lưu ý rằng những thay đổi này không chỉ thuần là cảm tính mà còn có tính kinh nghiệm thuộc về nhận thức nữa. Đúng hệt như chúng ta có năng lực có được những thấu hiểu trong các lãnh vực toán học hay sinh học, chúng ta cũng có được năng lực có được các thấu hiểu về chính bản chất tính chủ quan của chúng ta. Hàng loạt những kỹ năng, từ việc hành thiền đến sự xử dụng ma tuý, đã làm chứng cho giới hạn và sự mềm dẻo của kinh nghiệm con người. Trong cả nghìn năm, các bậc tu hành đã hiểu được rằng những con người bình thường có thể gạt bỏ chính mình ra khỏi cái cảm giác khi họ nói “tôi” để từ đó buông bỏ được cái ý thức rằng họ đang cách biệt mình khỏi phần còn lại của vũ trụ.

Hiện tượng này, đã từng được thuật lại bởi nhiều bậc tu hành trong các truyền thống tâm linh, đã được hỗ trợ bởi rất nhiều bằng chứng - về nội tâm, thần kinh học và triết học. Những kinh nghiệm ấy là kinh nghiệm “tâm linh” hay kinh nghiệm“huyền bí ”, vì muốn xử dụng các từ tốt hơn, mà từ đó chúng tương đối hiếm (thực không cần thiết phải như thế), đáng chú ý (trong ý nghĩa mà họ khám phá ra các thực tại chân thực của thế gian) và có tính chuyển hóa cá nhân. Chúng cũng hé lộ được mối liên hệ sâu xa hơn giữa chúng ta và phần thế giới còn lại hơn là những gì đã có từ giới hạn bình thường của chủ quan của chúng ta. Không nghi ngờ gì rằng những kinh nghiệm như thế này rất đáng để tìm kiếm và cũng như không nghi ngờ gì rằng các tư tưởng tôn giáo phổ biến đã phát triển quanh đấy, đặc biệt là ở phương Tây, đều nguy hiểm vì chúng không thể tin được. Một lối tiếp cận hữu lý đến các chiều kích này của đời sống sẽ cho phép chúng ta thám hiểm được các chiều cao sự chủ quan của chúng ta bằng một tâm thức cởi mở, trong khi từ bỏ tính địa phương, giáo điều của truyền thống tôn giáo chúng ta để nhường ưu tiên cho một sự truy tìm tự do và nghiêm túc.

Ðồng thời dường như cũng có một cơ phận của các dữ liệu chứng thực cho thực tại của hiện tượng đồng bóng, mà phần lớn hiện tượng này đã không đến xỉa gì đến xu thế của khoa học.[1] Châm ngôn “những khẳng định khác thường cần đến những chứng cứ khác thường” vẫn còn là một hướng đạo hợp lý trong các lãnh vực này, nhưng điều này không có nghĩa là vũ trụ không hề quá lạ thường hơn là chúng ta tưởng. Thật quan trọng để ý thực được rằng một chủ nghĩa hoài nghi khoa học đúng đắn tương thích được với một tâm thức có căn bản cởi mở.

Các khẳng định của thần bí khá láu lỉnh một cách tâm lý. Không một con người nào có thể kinh nghiệm một thế giới khách quan, ngay cả đến chỉ một thế giới thôi. Ngay thời điểm này, quý vị đang có một chứng nghiệm thị giác. Thế giới mà quý vị đang nhìn thấy, nghe được không là gì hơn sự biến thể của ý thức mình, mà thể trạng vật chất của thế giới vẫn còn là một bí ẩn. Hệ thống thần kinh của quý vị phân loại các tiếng âm u vô định của vũ trụ ra thành từng làn sóng riêng biệt của thị giác, âm thanh, mùi, vị và cảm xúc cũng như các giác quan khác ít được biết đến - nhận cảm cơ thể, hoặc ngay cả sự định vị bằng tiếng vang[2] – các thị giác, âm thanh và xung động mình chứng nghiệm vào khoảnh khắc này tựa như các quang phổ tung tóe ra từ lăng kính của não bộ. Chúng ta thực sự chính là những thể loại ấy như những giấc mơ được hình thành từ đó vậy. Não bộ tỉnh thức và mơ màng của chúng ta vận chuyển một cách căn bản trong những hành vi tương tự; chỉ khi nằm mơ, não bộ chúng ta ít bị cưỡng chế bởi các thông tin thuộc giác quan hay bởi một kẻ-kiểm-tra- thực tại sống đâu đó trong não thùy trước của chúng ta. Ðiều này không có ý muốn nói rằng kinh nghiệm giác quan phần lớn không mang lại một ám chỉ đến thực tại nào, nó chỉ muốn nói, như một chứng nghiệm thực tế, rằng không có gì xảy ra trong ý thức mà không được cấu tạo, sửa chữa, hoặc phóng đại trước bởi hệ thống thần kinh. Trong khi điều này mang lại sự gợi ý cho một số vấn nạn triết học về các nền tảng căn bản của kiến thức chúng ta, nó cũng mang đến một cơ hội để thay đổi một cách đáng kể cái đặc điểm của kinh nghiệm chúng ta.

Trong khi mỗi tế bào thần kinh tiếp nhận các tác động từ thế giới bên ngoài có đến hàng hàng chục, hàng trăm tế bào khác không hề tiếp nhận gì cả. Do đó não bộ gần như tự nói chuyện với chính mình và không có một thông tin nào từ thế giới (trừ các thông tin từ khứu giác) chạy thẳng được từ bộ phận cảm giác tiếp nhận đến phần vỏ não, nơi tích lượng của ý thức đang nằm ẩn khuất. Luôn luôn chỉ có một hoặc hai cách quãng trong một mạch chuyển - tế bào tiếp hợp- nhượng bộ cho tế bào thần kinh sự tra hỏi cái cơ hội hợp nhất các thông tin đáp trả, hoặc các thông tin từ những khu vực não khác. Kiểu hợp nhất/nhiễm độc tín hiệu này giải thích được cách thức mà một số dược liệu,tình trạng cảm xúc hay ngay cả sự thấu hiễu nhận thức có thể biến đổi một cách căn bản đặc tính của kinh nghiệm chúng ta. Não bộ của quý vị được điều chỉnh để mình mang lại được cái cảnh tượng thế giới mà chúng ta có được ngay trong khoảnh khắc hiện tại này. Ngay tâm điểm của hầu hết các truyền thống tôn giáo ẩn náu một khẳng định hoàn toàn có giá trị rằng não bộ có thể bị điều chỉnh hoàn toàn khác đi.

Tuy nhiên, cũng đúng là con người thỉnh thoảng có những kinh ngiệm có tính cách đúng là một sự rối loạn tinh thần. Như kết quả từ loại kinh nghiệm này, có nhiều phương cách để hủy hoại một cá thể, để rút tỉa được (rõ ràng) sự có nghĩa từ những phán quyết của ý thức một ai đó, và để tin rằng người ấy hiểu biết được thế giới như thế nào. Không phải tất cả các kinh nghiệm hão huyền đều được tạo nên ngang bằng nhau, để không nói lên một điều gì từ những thế giới quan rút tỉa được từ các kinh nghiệm ấy. Như trong tất cả mọi sự vật, một số khác biệt ở đây tạo nên tất cả khác biệt, vả lại, những khác biệt này, có thể được thảo luận một cách hợp lý.

Như chúng ta sẽ nhìn thấy, có một mối liên quan sâu sắc giữa tính tâm linh, đạo lý và các xúc cảm tích cực. Mặc dù một tiếp cận khoa học đến những chủ để này vẫn còn đang phải vất vả để được ra đời, có lẽ không còn sự bí ẩn nào về việc chúng ta thích yêu thương hơn là sợ hãi, hoặc xem những việc tàn ác là sai trái hơn những điều chúng ta đồng thuận trong những đánh giá của chúng ta về những tầm cỡ tương đối của các đối tượng hay về giống tính của những khuôn mặt. Ở tầm mức của não bộ, các định luật bảo đảm cho hạnh phúc con người thì không khác nhau nhiều lắm giữa người này và người khác. Trong một phần sau của tác phẩm này, chúng ta sẽ nhìn ra rằng có nhiều thứ đã tạo nên được từ sự thực này rất lâu trước khi các chi tiết khoa học từng trở nên sẵn sàng cho chúng ta.

MỘT KHI chúng ta đã xem xét các vấn nạn gắn liền với đức tin, và các nguy cơ khiến phải “ôn hòa” đức tin tôn giáo, tuy không hề cố ý, giờ đang đặt ra trước sự tồn tại của chúng ta, chúng ta có thể bắt đầu định vị trí cho trực giác đạo đức của mình và năng lực chúng ta cho những kinh nghiệm tâm linh trong khuôn khổ của một thế giới quan hợp lý. Ðiều này sẽ yêu cầu chúng ta sắp xếp lại các nhận thức từ mối kiến thức đang tăng trưởng về não bộ con người, sự liên tục có tính di truyền của chúng ta với phần còn lại của đời sống, và lịch sử các tư tưởng tôn giáo của chúng ta. Trong phần tiếp theo, tôi sẽ cố gắng hòa giải vị trí kề cận kề hoang mang của hai sự kiện: (1)các truyền thống tôn giáo của chúng ta minh chứng cho một loạt những kinh nghiệm tâm linh có thật, có ý nghĩa và hoàn toàn đáng để chúng ta điều tra, cả về phương diện cá nhân lẫn khoa học; (2)nhiều niềm tin đã phát triển quanh các kinh nghiệm này giờ đang đe dọa hủy diệt chúng ta.

Chúng ta không thể sống chỉ bằng lý lẽ. Ðấy là lý do vì sao không hề có một khối lượng lý lẽ, ứng dụng được như thuốc khử trùng, có thể cạnh tranh được với niềm an ủi của đức tin, một khi nạn khủng bố của thế giới khởi sự xâm nhập vào đời sống của chúng ta.[3] Con cái bạn đã chết đi, hay vợ bạn đã nhiễm một cơn bệnh hiểm nghèo mà không hề có vị bác sĩ nào có thễ chữa trị, hay chính cơ thể bạn bỗng nhiên sải bước nhanh đến mộ huyệt – và lý lẽ, bất kể là nắm rõ được rộng rãi đến đâu, sẽ bắt đầu sặc mùi hoá chất foóc môn. Ðiều này đã đưa rất nhiều chúng ta đến kết luận, một cách sai lầm, rằng con người cần đến những nhu cầu mà chỉ đức tin trong một số những tư tưởng quái dị ấy có thể thỏa mãn được. Tuy nhiên, không có đâu từng viết rằng nhân loại cần phải phi lý, hay phải sống chung thân trong vây hãm, để tận hưởng ý nghĩa dài lâu của sự linh thiêng. Ngược lại, tôi hy vọng trình bày rằng tâm linh có thể - thực ra, cần phải – là một sự hợp lý sâu sắc, ngay cả như khi nó giải thích những giới hạn của lý lẽ. Nhìn thấy điều này, chúng ta có thể bắt đầu loại khỏi chính mình rất nhiều những lý lẽ chúng ta đang có để mà giết hại lẫn nhau.

Khoa học sẽ không mãi im tiếng trước các câu hỏi về tâm linh và đạo đức lâu hơn nữa. Ngay cả lúc này, chúng ta có thể nhìn thấy các khuấy động đầu tiên giữa tâm lý học và thần kinh học về những cái mà một ngay nào đó sẽ trở nên một tiếp cận hợp lý và chân thật đến các lãnh vực này- một lối tiếp cận mà sẽ mang đến ngay cả một kinh nghiệm thần bí tế nhị nhất trong khuôn khổ một truy tìm khoa học cởi mở. Ðã đến lúc để chúng ta nhận thức được rằng mình không cần phải phi lý mới có thể đẫm ướt đời mình trong yêu thương, bác ái, mê mẫn và sợ hãi, chúng ta cũng không cần phải từ bỏ tất cả các hình thái tâm linh hay đạo giáo thần bí để đạt được những lý đúng của lý lẽ. Trong phần sau, tôi sẽ cố gắng làm cho cả hai căn bản nhận thức và kinh nghiệm của khẳng định này trở nên rõ ràng.

Đi đến những Giới hạn của Niềm tin

Ðến lúc để chúng ta nhận thức được rằng niềm tin không phải là một vấn đề riêng tư; niềm tin chưa từng bao giờ chỉ thuần là một sự riêng tư. Thực tế, các niềm tin chắc chắn là không riêng tư hơn các hành động, bởi vì mỗi niềm tin là là thác nguồn của hành động trong tiềm năng. Niềm tin rằng trời sẽ mưa khiến quý ông quý bà có dù che sẽ mang dù trên tay ngay. Cũng dễ để nhìn thấy loại niềm tin ấy trong hiệu quả đầy đủ của lời cầu nguyện, thí dụ như, trở nên một mối quan tâm công khai mạnh mẽ ngay cái khoảnh khắc mà nó được thực sự đặt để vào trong sự thực hiện: khoảnh khắc mà người bác sĩ giải phẫu bỏ một bên những công cụ phàm trần của ông để nỗ lực chữa trị bệnh nhân bằng cầu nguyện, hay một viên phi công tìm cách hạ cánh chiếc phi cơ phản lực không bằng một kỹ thuật hàng không nào ngoài lời tung hô “Hallelujah”, thì ngay lập tức chúng ta sẽ được mang ra toà án hình sự ở các tỉnh thành của đức tin riêng tư.

Con người tin thế nào thì hành động như thế ấy. Tin rằng mình là phần tử của một chủng loại được chọn, phải trôi nổi trong các xuất khẩu dâm ô tục tĩu của một văn hoá ma quỷ vốn đang lôi kéo con cái mình ra khỏi Thượng đế, tin rằng mình sẽ được tưởng thưởng đời đời bởi những vui sướng không thể tưởng tượng nổi bằng cách giết chết những kẻ rối đạo – và đâm thẳng máy bay vào tòa cao ốc chắc chắn là không hơn gì sự thể là được kêu gọi để hành động như thế. Một số niềm tin thực sự nguy hiểm tự bản chất. Chúng ta đều biết rằng nhân loại có khả năng về những sự tàn ác không thể tưởng tượng được, nhưng chắc chúng ta phải tự hỏi, loại ý thức hệ nào đã khiến chúng ta có hết sức có năng lực về những việc tàn ác ấy? Và làm sao chúng ta có thể đạt các niềm tin này vượt ra ngoài các ma sát của những bàn luận thông thường, đến nỗi các niềm tin ấy đã tồn tại được hàng ngàn năm, không hề bị xáo trộn bởi tiến trình của lịch sử hay bởi các chinh phục của lẽ phải? Ðây là vấn nạn của cả guồng máy văn hoá lẫn tâm lý. Ðã quá hiển nhiên từ lâu rằng giáo điều của đức tin - đặc biệt trong một mưu đồ mà những kẻ tin được hứa hẹn giải thoát đời đời còn kẻ nghi hoặc bị nguyền rủa – thì đúng là một cách giải quyết tuyệt hảo.

Ðến lúc để chúng ta từ các nhà vua đến tổng thống trở xuống, phải nhận hiểu được rằng rằng không hề có một bằng chứng nào cho thấy bất cứ cuốn kinh sách nào của chúng ta đã từng được soạn thảo bởi Ðấng Tạo Hóa. Thánh kinh, có vẻ chắc chắn như là công trình của những cày xới trên cát bởi những người đàn ông đàn bà tưởng quả địa cầu là một mặt phẳng và đối với họ, chiếc xe cút kít cũng đã là một biểu trưng dễ nể của khoa học kỹ thuật. Dựa vào những tư liệu kinh bản đó như một căn bản cho thế giới quan chúng ta – dù người biên tập có can đảm đến đâu – cũng là sự cự tuyệt đến nhận thức của hai ngàn năm văn minh rằng trí tuệ con người chỉ mới bắt đầu biết tự chạm khắc thông qua một nền văn hóa khoa học và chính trị thế tục. Chúng ta sẽ nhìn thấy cái cản ngăn lớn nhất cho văn minh không phải chỉ thuần từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo: hơn cả như thế mà chính là từ một tổng thể lớn hơn của sự điều tiết trí thức và văn hóa chúng ta tạo nên cho chính đức tin. Ôn hòa tôn giáo chịu trách nhiệm phần lớn cho các xung khắc tôn giáo trong thế giới chúng ta, bởi vì các niềm tin của họ mang lại một khung cảnh mà ở đó chủ nghĩa kinh sách nghĩa đen và bạo lực tôn giáo chưa bao giờ được đối nghịch nhau một cách tương xứng.

MỖI một không gian luận bàn chân thật cần phải, ở mức tối thiểu, chấp nhận sự <>đối thoại qua lại – và từ đấy cái khả năng mà những đối thoại đang đứng ở vòng ngoài có thể đến được sự am hiểu các sự thực vốn đang nỗ lực để nối kết lại. Ðây là lý do vì sao bất cứ sự thực hành nào chấp nhận được của lý lẽ phải vượt qua giới hạn của quốc gia, tôn giáo và đạo đức một cách cần thiết. Xét cho cùng, không có những thứ đại loại như ngành vật lý học thuộc Hoa Kỳ (hay Kitô giáo, hay Caucasian)[4]. Ngay cả các luân thường đạo lý và tâm linh đạt được tiêu chuẩn này của vũ trụ bởi vì con người, bất luận thuộc về quá khứ nào, dường như cũng hội tụ về những kinh nghiệm tâm linh tương tự và những thông hiểu đạo lý khi có cùng những phương pháp tra cứu. Tuy nhiên, đấy không phải là trường hợp của “những chân lý ” tôn giáo. Không có điều gì mà một người Kitô giáo và Hồi giáo có thể nói với nhau khiến niềm tin của họ cùng tổn thương đến cuộc bàn luận, bởi vì ngay chính các tín điều của đức tin họ đã miễn nhiễm họ khỏi sức mạnh của đối thoại. Tin tưởng một cách mãnh liệt, không cần gì đến chứng cứ, họ đã tự sa thải mình khỏi thế gian. Dó đó, chính từ trong bản chất tự nhiên nhất của đức tin để phục vụ như một cản ngăn cho các truy cứu xa hơn. Và do đó, cái thực tế của việc phương Tây chúng ta không còn giết người vì dị giáo nữa cho thấy rằng tư tưởng tồi bại đó, tuy linh thiêng, không thể tồn tại đồng hành với các điều tốt lành khác mãi mãi.

Nhìn vào mối liên kết giữa niềm tin và hành động, rõ ràng chúng ta không thể chịu đựng được sự đa dạng của các niềm tin tôn giáo hơn là chịu đựng sự đa dạng của môn dịch tễ học hoặc vệ sinh căn bản. Vẫn còn một số văn hóa mà ở đó một lý thuyết mầm mống về bệnh tật hoàn toàn chưa thể có mặt, khiến con người phải đau khổ vì sự ngu dốt làm suy nhược hầu hết các sự cố liên quan đến sức khỏe cơ thể của họ. Chúng ta có thể “chịu đựng” được những niềm tin này không? Chắc là không, nếu như những niềm tin này trói buộc sức khỏe của chúng ta lại.[5]

Ngay cả các niềm tin vô thưởng vô phạt, khi không được thẩm định đúng, có thể dẫn đến những hậu quả không thể chịu đựng được. Thí dụ như nhiều người Hồi giáo tin rằng Thượng đế có mối quan tâm tích cực đến y phục của phụ nữ. Sự quan tâm này trông cũng đủ tổn hại, số người phải đau khổ vì những gì ý tưởng kỳ khôi này gây ra thật là đáng ngạc nhiên. Cuộc bạo loạn ở Nigeria vì kỳ thi Hoa Hậu Thế giới năm 2002 gây ra cái chết cho hơn 200 con người. Ðàn bà, đàn ông vô tội đã bị chém giết hoặc thiêu sống đơn giản chỉ vì họ muốn giữ cho khu vực đau khổ ấy không được phép có những phụ nữ mặc áo tắm hai mảnh. Ðầu năm nay, các cảnh sát tôn giáo ở Mecca đã ngăn chặn những cứu thương viên và lính cứu hỏa không được cứu một số thiếu nữ bị kẹt trong tòa nhà đang cháy. Tại sao? Bởi vì các thiếu nữ đang chết kẹt trong tòa nhà ấy không mang khăn choàng che mặt truyền thống mà luật đạo bắt buộc[6]. Mười bốn thiếu nữ chết cháy trong hỏa hoạn; năm mươi em khác bị thương tật. người Hồi giáo có nên được tự do tin rằng Ðấng tạo nên vũ trụ này quan tâm đến gấu váy như thế không?

Dành lại trí tuệ của chúng ta

Các biến cố gần đây đã tệ hại hơn là việc phô bày sự dễ tổn thương của chúng ta cho những bất hòa quân sự của thế giới: những biến cố ấy đã hé mở một luồng tăm tối của sự phi lý trong các luận bàn cấp quốc gia của chúng ta. Để nhìn thấy văn hóa chúng ta đang xẻ chia bao nhiều phần vào sự phi lý của kẻ thù, cứ thử thay cái tên thần Olympic được ưa thích của chúng ta bằng danh xưng “Thượng đế” ở bất cứ chỗ nào từ này xuất hiện trong những bàn luận của công chúng. Thử tưởng tượng tổng thống Bush nói chuyện với National Prayer Breakfast bằng những thuật ngữ này:“Đằng sau tất cả đời sống và lịch sử, có một cống hiến và mục đích đã được đặt để bởi bàn tay của một đấng Zeus công bình và chân thật.” Hãy tưởng tượng diễn văn của ông đọc trước quốc hội (20,Tháng Chín năm 2001) chứa đựng nguyên văn như sau:“Tự do và lo sợ, công lý và bạo tàn luôn luôn đối chọi với nhau, và chúng ta hiểu rằng Thần Apollo không đứng trung lập giữa những điều đó.” Thật rõ ràng, những thứ cũ kỹ tầm thường của ngôn từ đã dấu diếm đi sự trống rỗng và lạ thường của biết bao niềm tin của chúng ta. Tổng thống của chúng ta thường phát biểu những câu chữ thích hợp với thế kỷ mười bốn, và dường như không một ai có khuynh hướng muốn tìm hiểu những từ như “Thượng đế” , “viễn chinh thập tự giá ” và “quyền lực làm việc- phi thường” có ý nghĩa gì đối với chính ông. Không phải chúng ta chỉ vẫn còn đang ăn những rác rưởi của thời thượng cổ; mà chúng ta thực đang hợm hĩnh về những từ ấy. Garry Wills đã nhận xét rằng Toà nhà Trắng của Bush “đang lỗ chỗ tổ ong với những nhóm cầu nguyện và các tổ nghiên cứu Thánh kinh, tựa như một tu viện bị nhuộm trắng toát”[7]. Điều này lẽ ra phải gây khó khăn cho chúng ta như đã gây khó khăn cho những kẻ hoang tưởng của thế giới Hồi giáo. Chúng ta nên khiêm tốn, có lẽ ở mức độ tức khắc quỳ gối xuống, trước những kiến thức mà người Hy lạp cổ đại đã đặt các câu chuyên thần thoại Olympic của họ vào yên nghỉ vài trăm năm trước khi Thiên chúa sinh ra đời, trong khi chúng ta có các vị như Bill Moyers triệu tập một hội nghị các học giả trong mục đích cao cả của việc minh xác xem làm thế nào để các sách kinh Sáng thế hòa hợp được với đời sống của thế giới hiện đại. Khi chúng ta đang vững chãi thụt lùi về thời trung cổ, dường như vẫn còn đủ chỗ để băn khoăn xem các huyền thoại vốn đang bão hòa các luận bàn của chúng ta có thể sẽ bốc lên giết chết tất cả chúng ta, như các huyền thoại của các tôn giáo khác đã và đang giết hại chúng ta hay không.

Hai trăm năm nữa kể từ hôm nay, khi chúng ta là một nền văn minh toàn cầu mạnh mẽ khởi sự công cuộc định cư trên không gian, một điều gì đó về chúng ta sẽ thay đổi: phải thay đổi, nếu không, chúng ta sẽ giết hại lẫn nhau mươi lần nữa trước khi ngày tháng ấy có thể hé rạng. Chúng ta đang đi nhanh đến một thời đại mà các vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ trở thành những sự việc tầm thường không đáng kể; giờ đây sự cần thiết của thông tin khoa học kỹ thuật có thể nhìn thấy được trên mọi ngõ ngách của thế giới. Như nhà vật lý học Martin Rees vạch ra,“Chúng ta đang tiến vào một kỷ nguyên mà chỉ cần một con người đơn độc, bằng một hành động bí mật, có thể gây ra hàng triệu cái chết hoặc biến cả một thành phố thành nơi hoang địa không thể sinh sống được trong nhiều năm…”[8] Với sức mạnh của khoa học kỹ thuật chúng ta có thể nhìn thoáng qua để thấy những kẻ tử đạo đang phát triển kia sẽ không thể là người láng giềng hiền lành trong tương lai. Chúng ta đã đơn giản làm mất đi lẽ phải về các huyền thoại và bản sắc huyền thoại của mình.

Ðến lúc để chúng ta phải nhận ra rằng điều duy nhất có thể cho phép con người hợp tác được với nhau trong một phương cách thực sự cởi mở là sự sẵn lòng để cho các niềm tin của mình được kiểm chứng bởi các sự thực mới. Chỉ có sự rộng mở ra với chứng cứ và tranh biện mới bảo đảm được cho một thế giới chung cho chúng ta. Dĩ nhiên, không có gì bảo đảm là những người hiểu biết sẽ đồng thuận với nhau về mọi thứ nhưng những điều không hợp lý chắc chắn sẽ được chia nhỏ ra từ các chủ thuyết của họ. Tinh thần truy tìm song phương này là cái phản đề chính của đức tin tôn giáo.

Trong khi chúng ta có thể không bao giờ đạt được sự kết thúc trong quan niệm của chúng ta về thế giới, lạ thường là dường như các hậu bối của chúng ta đang nhìn nhiều niềm tin của chúng ta vừa như một sự kỳ quặc bất khả vừa là một thứ ngu xuẩn tự sát. Nhiệm vụ quan trọng trong luận bàn của chúng ta với nhau nên là việc nhận dạng những niềm tin tối thiểu có thể tồn tại hàng ngàn năm nữa trong sự thẩm tra của nhân loại, hoặc để ngăn chặn những niềm tin ấy, và khuất phục chúng dưới những phê phán liên tục. Những thói quen hiện tại nào của chúng ta sẽ trở nên kỳ cục nhất trong quan niệm của các thế hệ tương lai nhưng vẫn sống sót như sự điên rồ của hiện tại? Thật khó có thể tưởng tượng được rằng mối bận tâm về tôn giáo của chúng ta sẽ không đứng đầu được danh sách bận tâm ấy[9]. Hy vọng hậu bối nhìn lại chúng ta với sự biết ơn là một điều tự nhiên. Nhưng chúng ta cũng hy vọng rằng chúng sẽ nhìn lại chúng ta bằng sự thương hại và ghê tởm, như chúng ta đã nhìn lại những kẻ nuôi giữ nô lệ của một quá-khứ-không-xa-lắm của chúng ta. Thay vì tự chúc mừng mình về tình trạng hiện tại của nền văn minh của chúng ta, hãy cân nhắc tại sao, trong một thời gian đủ chín mùi nhất, chúng ta có lẽ tụt hậu một cách tuyệt vọng, và phấn đấu để đặt lại nền tảng cho cái tế nhị đó của hiện tại. Chúng ta phải tìm được phương cách của mình cho đến một thời đại mà đức tin, không có chứng cứ, sẽ chỉ làm hổ thẹn những ai muốn yêu cầu đến. Với tình trạng hiện tại của thế giới chúng ta, trông như không hề có một tưong lai nào khác hơn đáng để ước muốn.

Bắt đầu sự công khai huỵch toẹt những ngu xuẩn của hầu hết những niềm tin tôn giáo của chúng ta là một điều cấp bách. Tuy nhiên, tôi e rằng, thời đại ấy vẫn chưa đến được. Trong ý nghĩa này, những trang theo sau đây đã được viết trong một tình thần cầu nguyện nhiều hơn. Tôi cầu xin rằng chúng ta sẽ có một ngày suy nghĩ rõ ràng được về những sự việc này để con cái chúng ta khỏi giết nhau vì những cuốn kinh sách nữa. Nếu chẳng phải là vì con cái chúng ta, thì tôi ngờ rằng chúng ta có thể đã quá trể rồi, bởi vì, trong lúc còn quá khó để gặp được Người tạo ra quý bạn thì trong năm mươi năm nữa, sẽ vô cùng dễ dàng để kéo lê thêm một kẻ nào đó theo mình mà cùng đến gặp Người.[10]

Lê Quốc Tuấn chuyển Việt

Chú thích:

[1] Ðọc D. Radin, The conscious Universe: The Scientific Truth of Psychic Phenomena (New York: HarperCollins, 1007), R. Sheldrake, The Sense of Being Stared At: And Another Aspects of the Extended Mind (New York: Crown, 2003) và R. S. Bobrow, “Paranormal Phenomena in the Medical Literature Sufficient Smoke to Warrant a Search for Fire”, Medical Hypotheses 60 (20030: 864-68. Còn có cả những bằng chứng hết sức đáng tin cho sự đầu thai. Xin đọc I. Stevenson, Twenty Cases Suggestive of Reincarnation (Charlottesville: Univ. Press of Virginia, 1974), Unlearned Language: New Stufies in Xenoglossy (Charlottville: Univ. Press of Virginia. 1984) và Where Reincarnation and Biology Intersect (Westport, Conn,: Praeger, 1997).

[2] Vâng, con người có thể định vị được từ tiếng vang. Chúng ta chỉ không giỏi lắm với khả năng này. Ðể chứng minh cho năng lực này, chi cần đơn giản nhắm mắt lại, ngân nga một âm thật lớn, xong quơ bàn tay tới lui trước mắt mình. Chính âm thanh phản hồi từ bàn tay sẽ xác định được vị trí của nó.

[3] Nhân chứng John Von Neumann- một nhà toán học, lý một thyết gia về các trò chơi, nhà bác học về quốc phòng và một người theo trường phái triết học bất khả tri- đã cải đạo sang Công giáo trong khi bị đau đớn bởi bệnh ung thư. Ðọc W. Poundstone, Prisoner’s Dilemma (New York: Doubleday, 1992).

[4] Những kẻ bài Do Thái đã chế diễu cái “Vật lý học Do Thái” của Einstein, và những người cộng sản chối bỏ cái “Sinh học tư bản” của Mendel và Darwin. Nhưng những điều này không phải là những phê bình dựa trên lý trí – như đã được làm chứng bởi sự thật là các nhà khoa học bất đồng chính kiến đều bị bỏ tù và giết hại cả.

Bất chấp những thực tế này, K. Peng và R. E. Nisbett, trong “Culture, Dialetics, and Reasoning about Contradiction”, American Psychologist 54 (1999):tr. 751-54, đã tranh cãi rằng những khác biệt đáng kể hiện hữu trong các loại tranh luận thông qua các nền văn hóa. Ðối với tôi, những chứng liệu không có tính thuyết phục mặc dù ngay cả các tư tưởng Ðông và Tây phương có đề cập đến các vấn đề ấy một cách khác biệt, vẫn không có lý do nào cho thấy tại sao, trên nguyên tắc, chúng ta không thể đồng ý về cái gì là hợp lý nhất để có thể tin được.

[5] Sự xuất hiện trong năm 2003 của hội chứng SARS ở phía nam Trung quốc là một minh chứng mới nhất cho sự ảnh hưởng của toàn cầu hậu quả từ việc thực hành y tế ở các địa phương. Việc xử lý sai về căn bệnh dịch này của Trung quốc đã sinh ra không phải từ các niềm tin y học phi lý mà chính ở các niềm tin chính trị phi lý-và các hậu quả đã xảy đến, vào thời điểm cuốn sách này đăng được viết không đến nỗi thê thảm. Nhưng thật khó để tưởng tượng một nền văn hóa có các niềm tin liên quan đến dịch bệnh đã có thể gây ra một cách hệ thống những hiểm nguy không thể chấp nhận được đến những người chung quanh. Chẳng có gì cho thấy là chúng ta có thể cô lập, xâm chiếm hay chinh phục được các xã hội như thế.

[6] Theo Thời báo Los Angeles, ngày 18 tháng 3, 2002

[7] Theo G. Wills, “With God on His Side” Tạp chí New York Times, ngày 30 tháng 3, 2003.

[8] Theo M. Rees, /i>Our Final Hour (New York:Basic Books, 2003) trang 61.

[9] Tách riêng các câu hỏi về sự có vẻ hợp lý của chúng ra, tính không tương thích lẫn nhau của các niềm tin tôn giáo của chúng ta khiến chúng bị hoài nghi trên nguyên tắc. Như Bertrand Russell đã nhận xét rằng ngay cả khi chúng ta có thể cho phép điều ấy thì một trong những tôn giáo của chúng ta phải tự mình sửa chữa lại trong từng chi tiết, dựa trên số lượng của các quan điểm xung khắc, từng người tin theo đáng bị nguyền rủa chỉ trên căn bản thống kê những chi tiết có thể sai lầm.

[10] Rees, trong Our Final hour, đã cho các sinh loài chúng ta không hơn 50% cơ hội sống còn đến cuối thế kỷ này. Dù rằng những lời cảnh báo trước này của ông chỉ có ý nghĩa như một tiên đoán mang tính giáo dục, chúng cũng đáng để suy nghĩ nghiêm túc. Tác giả không phải là một người lập dị.
Previous Post
Next Post