Tại sao người Phật tử tránh xa sự chấp trước?

Bạn có thể đã nghe rằng Phật tử nên tránh xa những sự chấp trước. Điều này nghe có vẻ rất khó chịu. Có phải chăng người Phật tử phải từ bỏ bạn bè và những người ta thương?

Xin thưa, không phải như thế. Theo Phật giáo, “Sự chấp trước” không bao hàm ý nghĩa như những gì bạn nghĩ.

Chấp trước là gì?

Để hình thành nên một sự chấp trước, bạn cần có hai yếu tố là chủ thể chấp trước và đối tượng của sự chấp trước. Nói một cách khác, chấp trước đòi hỏi bản thân nó và đối tượng của chấp trước như là sự phân biệt về bản thân.

Đức Phật dạy rằng thấy mình và mọi thứ khác theo cách này là ảo tưởng. Hơn nữa, ảo tưởng là nguyên nhân sâu xa nhất tạo nên những bất hạnh cho chúng ta. Đó là bởi vì chúng ta nhầm lẫn thấy mình là tách biệt với mọi thứ khác mà chúng ta gắn bó.

Thầy dạy thiền John Daido Loori từng nói:

“Theo quan điểm của Phật giáo, không chấp trước chính xác là trái ngược với sự phân biệt. Bạn cần hai thứ để tạo nên chấp trước: Vật bạn chấp trước và người chấp trước. Trong khi mặt khác vô chấp như là một thể thống nhất. Vì không có sự phân chia nên có gì để chấp trước. Nếu bạn hợp nhất với toàn thể vũ trụ, không có gì là bên ngoài bạn, vì thế ý niệm chấp trước trở thành vô lý. Ai sẽ chấp trước để làm gì?

Bởi vì chúng ta cho rằng có sự sống tồn tại bên trong lớp da của chúng ta. Và những gì nằm bên ngoài lớp da là những thứ khác. Vì thế chúng ta đi vào cuộc sống chiếm đoạt mọi thứ gì đó, để về sau khi những thứ này làm cho chúng ta cảm thấy an toàn, hoặc tạo cho chúng ta hạnh phúc”.

Mưu cầu hạnh phúc

Bởi mọi người không dành thời gian để hiểu Phật giáo trước khi họ đưa ra những ý quan điểm về Phật giáo, rất nhiều quan điểm phê bình về Phật giáo sai lầm. Ví dụ, trong một cuộc phỏng vấn nhà tâm lý học Jonathan Haidt về yếu tố tích cực anh giải thích rằng đức Phật dạy rằng Hạnh phúc đòi hỏi tách rời mọi thứ bên ngoài thế giới. Và Haidt không đồng ý với ý kiến: “Mọi thứ có giá trị cần phải phấn đấu, và hạnh phúc đến từ một phần bên ngoài chính bạn, nếu bạn biết tìm kiếm”.

Chúng ta theo đuổi hạnh phúc bởi chúng ta nghĩ rằng nó đến từ bên ngoài. Thế nhưng hạnh phúc cũng có thể như vậy vì chúng ta nghĩ mọi thứ nằm ngoài chúng ta và chúng ta chịu áp lực và lo lắng về chúng. Thế nhưng chúng ta đã quên rằng bất cứ điều gì có thể nhìn thấy đều có thể mất đi.

Không có gì sai lầm hơn việc cố gắng để đạt được mọi thứ, hoặc làm bạn, hoặc yêu thương con cái và vợ chồng của bạn. Ngay chính bản thân đức Phật, sau cùng trải qua cuộc sống của Ngài sau khi giác ngộ kết duyên với mọi người và dạy cho họ. Không chấp trước không phải cần bạn cực đoan khổ hạnh hoặc tránh liên lạc với mọi người. Không chấp trước đến từ trí tuệ và trí tuệ này tuyệt nhiên không có sự phân biệt.

Vâng, một số Phật tử khi bước vào đời sống tu viện để tập trung thực tập không có sự xao lãng. Thế nhưng tu viện không cô lập chúng ta liên lạc với mọi người. Bản thân của Tăng đoàn là một xã hội tình người trong đó mọi người giúp đỡ lẫn nhau tu tập.

Tứ Diệu Đế

Hiểu về chấp trước trong Phật pháp bắt đầu từ Tứ diệu đế, rất ngắn gọn, đời sống là khổ đau, nguyên nhân của khổ đau là tham muốn hoặc khao khát.

Đức Phật dạy rằng tham dục được nuôi dưỡng từ si mê của chúng ta. Vì chúng ta thấy chính mình như là sự tách biệt với mọi thứ khác, chúng ta đi vào cuộc đời rồi nắm lấy hết thứ này đến thứ khác điều này dễ dàng đưa đến đau khổ bất hạnh cho chúng ta. Chúng ta không những chấp trước về vật chất mà còn chấp trước về quan điểm và ý kiến của chính mình và chiến thắng luôn bao phủ chúng ta. Thế nhưng mọi thứ vật chất có thể mất đi, chúng ta trở nên thất vọng một khi thế giới này không phù hợp với những quan điểm và ý kiến của chúng ta.

Có một con đường để thoát khỏi bánh xe cản trở theo đuổi hạnh phúc. Bằng cách thực hành Bát chánh đạo, chúng ta có thể nhận thức bản chất thật sự của cái tôi và những thứ khác, và dừng lại và chấm dứt sự tham dục. Đức Phật cũng dạy cho chúng ta đây là sự thấu hiểu giải thoát về những sợ hãi của cái chết và có khả năng làm cho chúng ta phát khởi lòng thương sâu sắc và đối xử tử tế với những người khác.

Sự thấu hiểu là một từ quan trọng. Theo Phật giáo, niềm tin vào một số giáo lý không có sự phân chia là vô nghĩa. Mọi thứ luôn thay đổi, đây là chân lý lời Phật dạy phải thông qua kinh nghiệm mật thiết và sự nhận thức của chính bản thân chúng ta. Chính vì lý do này, Phật giáo xem trọng thực hành hơn là hệ thống của niềm tin.

Khoái lạc và Khổ đau

Đức Phật đã từng nói: “Khi có 36 dòng tham ái mạnh mẽ ngự trị trong một người, sau đó vô kể dòng suy nghĩ của tham dục cuốn trôi người có tham ái.” Mọi người đi vào cuộc đời luôn hướng về những gì họ tham muốn và tránh xa những điều họ không thích. Nói một cách khác, chúng ta bị cuốn vào vòng xoay của sự muốn và sự không muốn.

Hầu hết thời gian, chúng không nhận thấy một ít tự do cá nhân mà chúng ta đã sẵn có. Nền văn minh của chúng ta đã bảo với chúng ta rằng mọi thứ chỉ tốt đẹp khi chúng ta sở hữu về vật chất và có tiếng tăm. Vì thế không có gì sai lầm hơn là tham muốn và theo đuổi chúng. Chúng ta không thể thấu hiểu cuộc sống của chúng ta bị ám ảnh biết bao nhiêu thứ mưu cầu hão huyền mà chúng ta cho rằng chúng sẽ làm chúng ta hạnh phúc. Và đôi khi chúng ta đạt được những thứ đó, những thứ hạnh phúc đó không ở mãi bên ta trước khi chúng ta bắt đầu theo đuổi những cái khác.

Và cuộc sống của chúng ta sẽ bị ám ảnh bao nhiêu thứ lo lắng mà chúng ta nghĩ phải có để làm cho chúng ta hạnh phúc. Lo lắng về những thứ bạn mất là chấp trước. Sự thất vọng cũng là chấp trước. Những gì chúng ta nghĩ sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc cũng có thể làm chúng ta khổ sở.

Không Phân chia

Nhìn thấu bản chất ảo tưởng của sự phân chia nghĩa là chúng ta không bao lâu nữa cho “những thứ bên ngoài” sức mạnh này làm chúng ta đau khổ. Tinh thần chúng ta sẽ trở nên nhẹ nhàng thanh thản, một khi chúng ta thoát khỏi sự cưỡng bức về sự theo đuổi những gì chúng ta muốn và vượt qua những gì chúng ta không muốn.

Thấu hiểu sự không chấp trước là điều không mấy dễ dàng. Không phải là vấn đề đi tham dự một khóa tu một tuần và có thể phóng thích được những lo lắng, cuộc sống bạn sẽ bình an. Phật giáo là chủ trương thực hành trong đời sống, không thể đòi hỏi sự mau chóng. Đây là sự thực tập yêu cầu từ bỏ quan niệm những mục tiêu và những phần thưởng, hoặc sự giải thoát khỏi những nơi tốt đẹp hơn.

Phật giáo dạy rằng nơi tốt đẹp nhất là ngay bây giờ và ở nơi đây, và mọi phần thưởng đã có sẵn ngay trong chính bạn. Thấu hiểu bản chất của mọi thứ và không chấp trước vào chúng.

Tâm An dịch theo Why Do Buddhists Avoid Attachment? của Barbara O’Brien
Previous Post
Next Post