Tu sinh: Dạ bạch Thầy! Cho con hỏi là Định Vô Lậu và Chánh Niệm Tĩnh Giác cái nào có tiêu chuẩn cao hơn?
Trưởng lão: Cái Định Vô Lậu là cái định có cái cao hơn cái Định tĩnh giác, và cái sự lợi ích rất lớn của cái Định Vô Lậu là vì nó là cái đạo đức của con người, sống bằng cái tri kiến của nó, cho nên cái Định Vô Lậu rất cần, và Định Vô Lậu nó quét được cái dục lậu và cái hữu lậu mà nói là vô lậu mà cái đạt kết quả của đạo Phật là vô lậu. Cho nên cái Định Vô Lậu là cái kết quả của mục đích của đạo Phật để đạt được là phải vô lậu; cho nên vô lậu, Định Vô Lậu là cái pháp chính; còn cái Chánh Niệm Tĩnh giác là cái pháp phụ chứ nó không phải Chánh Niệm Tĩnh Giác là cái pháp chính.
Cho nên ở đây chúng ta tu học, chúng ta phải thấy rằng cái Định Vô Lậu là cần thiết cho sự tu tập của chúng ta, nó là cái phương pháp chính để đi đến vô lậu chứ không phải Chánh Niệm Tĩnh Giác mà đi đến vô lậu. Cho nên một người ngồi trong thất mà giữ Tâm bất động, giữ im lặng và không khởi niệm, những người đó chưa hẳn đã là vô lậu. Mà cái người dùng cái tri kiến hiểu biết của chúng ta sống bình thường như mọi người mà tâm không bị động thì cái người đó là sự vô lậu đúng của đạo Phật.
Đó, thì như vậy mấy con hiểu được cái pháp lợi ích và cái pháp không lợi ích, cái pháp lợi ích nhất cho chúng ta đó là Định Vô Lậu là sự tư duy, quán xét và sự triển khai được cái tri kiến của chúng ta sống trong cái đạo đức Nhân bản, nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người đó là Định Vô Lậu đó mấy con.
Cho nên, Thầy nhắc nhở là mấy con học tu là cái đạo đức nhân bản - nhân quả, mà học tu đạo đức nhân bản nhân quả thì phải bằng cái sự hiểu biết, bằng cái tri kiến chúng ta chứ không thể bằng cái định được. Nếu mà ngồi định thì cái tri kiến chúng ta ở đâu. Cho nên cái vấn đề quan trọng là chỗ tri kiến chúng ta. Nhưng không phải vì đó mà gọi là chúng ta phát triển Minh Sát Tuệ, không phải, mà đây chúng ta triển khai tri kiến giải thoát, "tri kiến ở đâu thì đức hạnh ở đó, đức hạnh ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh tịnh đức hạnh, đức hạnh làm thanh tịnh tri kiến", sự thanh tịnh của tri kiến của đức hạnh thì chúng ta thấy rõ ràng. Chữ đức hạnh ở đây là Thầy chỉ cho giới luật của Phật. Trong cái bài kinh đức Phật nhắc giới luật, nhưng ở đây Thầy nói là đức hạnh.
Cho nên cái vấn đề học để triển khai cái sự hiểu biết của chúng ta là điều quan trọng, còn ngồi trong thất tu nhiếp tâm không niệm khởi là cái điều phụ, không quan trọng, nó chỉ cần nhiếp tâm, an trú để đẩy lui bệnh chúng ta thôi, nó qua một cái giai đoạn đó để đẩy lui bệnh chúng ta chứ không phải đẩy lui những cái tâm niệm phiền não đau khổ chúng ta.
Cho nên người mà tu Chánh Niệm Tĩnh Giác mà nói ly dục ly ác pháp để làm cho tâm hết phiền não thì người đó không có, cái tu đó không bao giờ có. Mà cái người tu, mà dùng cái tri kiến sự hiểu biết của chúng ta Định Vô Lậu là người đó sẽ ly tham, sân, si; ly dục ly ác pháp cụ thể, bởi vì chúng ta hiểu chúng ta mới ly, mà chúng ta không hiểu thì chúng ta không ly, mà không ly thì hoàn toàn chúng ta không biết.
Ghi chép pháp âm lớp Chánh kiến - Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng.
Bài ghi chép thuộc văn nói do phật tử thực hiện, quý bạn đọc quan tâm mời nghe pháp âm từ phút 10:50--> 15:00 theo liên kết https://thuvienthaythonglac.net/lop-chanh-kien/048-lck-023c-nu-nhan-qua-con-nguoi-van-dao-dinh-vo-lau-dinh-chanh-niem-tinh-giac-11-2005
*****
Trưởng lão: Cái vô lậu có có nghĩa là nói không có phiền não, không có đau khổ trong tâm của chúng ta gọi là vô lậu.
Tu sinh: Chữ lậu là gì?
Trưởng lão: Chữ lậu có nghĩa là cái danh từ chữ Hán thì nó rò rỉ, lâu hoặc, nghĩa là gồm chung vào nói như thế này cái nghĩa cho nó rõ; cái nghĩa của lậu hoặc là nó rò rỉ. Cái nghĩa của nó Hán tự đó nó rò rỉ.
Tu sinh: Còn kiết sử sư ông?
Trưởng lão: Còn kiết sử là cái sợi dây, "kiết" là cái sợi dây, "sử" là trói buộc, cái sợi dây trói buộc. Đó là những cái danh từ của nó, danh từ của nó.
Tu sinh: Cõi Trời là cái gì?
Trưởng lão: Cái Cõi Trời là một cái trạng thái của Thập Thiện, Mười điều lành, nghĩa là mình không phạm một cái điều ác gì ở trong cái mười điều lành, tâm của mình nó yên lặng, nó yên ổn ở trong cái đó thì gọi là Cõi Trời.
Tu sinh: Nhưng mà có thật là Cõi Trời không? ...31:38
Trưởng lão: Nó không có cái Cõi Trời, mà nó có cái trạng thái của chúng ta ở trong Thập Thiện gọi là Cõi Trời, một cái trạng thái bây giờ Thầy không có phạm năm giới thì cái trạng thái nó là Cõi Người. Còn người đang sát sanh, Thầy đang vọng ngữ, thì cái trạng thái đó là cái trạng thái của cõi dục, cõi ác pháp, và cõi Địa Ngục.
Tu sinh: Còn Ma Ba Tuần?
Trưởng lão: Ma Ba Tuần là cũng là một cái loại cõi trời, có cái loại Ma Ba Tuần thường thường Ma Ba Tuần nó cũng như ở trong cái Thập Thiện nó có Ma Ba Tuần nó đến nó ca hát, đó là Ma Ba Tuần; nó nằm ở trong cái trạng thái của chúng ta, cái trạng thái tâm của chúng ta nó hoặc thiện, hoặc ác, mà nó gợi những cái ý của chúng ta để mà thực hiện được cái điều lành, điều tốt gọi là Ma Ba Tuần của Trời. Còn những loại Ma Ba Tuần phạm giới, phá giới ở cõi dục của chúng ta là Ma Ba Tuần, thí dụ như một vị Thầy ở đây phá giới người ta có thể gọi là Ma Ba Tuần; Còn cái vị tu sĩ mà phạm giới ăn phi thời cũng là Ma Ba Tuần, mặc y áo.. là Ma Ba Tuần. Còn cái Ma Ba Tuần mà cõi trời nó hay dùng đờn, ca, sướng, hát để nó gợi lên cái điều thiện cho chúng ta nhớ cũng là Ma Ba Tuần nhưng mà Cõi Trời.
Còn cái Cõi Người chúng ta mà tu hành phạm giới, phá giới của Phật cũng đều gọi là Ma Ba Tuần. Cho nên một vị Thầy mà tu mà phạm giới thì gọi là Ma Ba Tuần, cũng như bây giờ quý Thầy, quý sư đều thọ giới không ăn phi thời, mà ăn phi thời là Ma Ba Tuần.Thọ giới không sát sanh mà sát sanh, ăn thịt chúng sanh là Ma Ba Tuần, cái người mà phạm giới là Ma Ba Tuần.
Tu sinh: 33:25 Xong rồi tri kiến, Chánh kiến, Chánh niệm, là phân biệt như thế nào?
Trưởng lão: Tri kiến hả con? Tri kiến là ý thức của chúng ta hiểu biết; Chánh kiến là mình hiểu đúng, không hiểu sai, hiểu như thật, gọi là Chánh kiến.
Tu sinh: Nó có khác với Chánh niệm không?
Trưởng lão: Chánh niệm khác con, Chánh niệm đó là cái niệm thanh thản, an lạc, vô sự, như đức Phật đã nói trong cái Chánh niệm là Tứ niệm xứ đó, tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
Tu sinh: Còn Tam Minh: Là ba cái Minh của tuệ, Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh, đó là ba cái minh, ba cái trí tuệ.
Tu sinh: Túc Mạng Minh Thầy?
Trưởng lão: Túc Mạng Minh biết nhiều đời trong quá khứ; Thiên Nhãn Minh thấy thông suốt mọi sự việc;
Tu sinh: Còn cái hôn trầm, thùy miên?
Trưởng lão: Còn hôn trầm, thùy miên là: Hôn trầm là ngủ gục; thùy miên là ngủ. Thùy miên nó không có gục con, gục vầy đó là nó hôn trầm, mà thùy miên nó ngồi nó ngủ yên lặng nó không có gục, nó lặng nó ngủ gọi là thủy miên, còn vô ký nó quên mất, còn ngoan không nó không ngơ, nó không biết; còn hôn tịch nó tỉnh tỉnh, mê mê, lúc tỉnh lúc mê là hôn tịch.