Không hài lòng

Mọi sự là đẹp chỉ từ khoảng cách xa. Khi bạn có chúng, chúng chẳng có gì trong chúng cả. Tiền là có ý nghĩa chỉ cho những người không có nó. Những người có nó, họ biết cái vô tích sự của nó. Danh vọng là có ý nghĩa chỉ với những người không có nó. Những người có nó... cứ hỏi họ mà xem: họ phát mệt mỏi vì nổi tiếng, họ hoàn toàn mệt mỏi vì nổi tiếng. Họ muốn được giấu tên. Họ muốn là không ai cả.

Nếu bạn có tiếng tăm, bạn phát mệt vì điều đó. Nếu bạn có tiền của, bạn sẽ không biết phải làm gì với nó. Nếu bạn được mọi người kính trọng, bạn trở thành nô lệ, bởi vì thế thì bạn phải cứ hoàn thành những trông đợi của người khác; bằng không kính trọng với bạn sẽ biến mất. Chỉ khi bạn không nổi tiếng bạn mới coi nó là cái gì đó có ý nghĩa. Khi bạn không được kính trọng, bạn khao khát điều đó. Khi bạn được kính trọng, bạn phải trả giá cho sự kính trọng. Mọi người càng kính trọng bạn, họ càng quan sát bạn kĩ hơn - liệu bạn có hoàn thành những trông đợi của họ hay không. Mọi tự do của bạn mất đi. Nhưng đây là cách mọi người đang sống.

Và không ai đã bao giờ có thể hài lòng được trong thế giới này - điều đó là không thể được. Bạn có thể trở nên ngày một bất mãn hơn, có vậy thôi, bởi vì hài lòng chỉ xảy ra khi bạn đi vào bên trong. Hài lòng là bản tính bên trong nhất của bạn. Hài lòng không thuộc vào đồ vật. Bạn có thể thoải mái với đồ vật - nhà đẹp, vườn đẹp, không lo nghĩ về chuyện tiền nong - bạn có thể thoải mái, nhưng bạn vẫn còn như cũ: không hài lòng một cách thoải mái! Thực ra, khi bạn có mọi tiện nghi và bạn không có gì để làm kiếm tiền, hai mươi bốn giờ một ngày bạn nhận biết về sự không hài lòng của mình, bởi vì không bận bịu nào khác còn lại.

Đó là lí do tại sao người giàu còn không hài lòng hơn người nghèo. Đáng phải không như thế chứ - một cách logic đáng phải không như vậy - nhưng đấy là cách thức cuộc sống vậy đấy. Cuộc sống không theo Aristotle và logic của ông ấy. Người giàu tới từ phương Tây trở nên rất phân vân khi họ thấy những người ở nước nghèo với khuôn mặt mãn nguyện. Họ không thể tin được vào mắt mình. Những người này chẳng có gì cả - sao họ có vẻ hài lòng? Nhưng cái gọi là những người lãnh đạo, chính khách, họ cứ ba hoa rằng "Đất nước chúng tôi, trông mà xem! mọi người mãn nguyện thế cho dù họ nghèo, bởi vì họ giàu có bên trong."

Điều này tất cả đều vô nghĩa. Họ cũng chẳng giàu có bên trong. Mãn nguyện mà bạn thấy trên khuôn mặt không phải là mãn nguyện của việc nhận ra bên trong. Chỉ đơn giản bởi vì họ quá bị bận tâm tới tiền bạc, bánh mì và bơ, đến mức họ không thể có được thời gian để mà không hài lòng. Họ không thể đảm đương được việc ngồi đó và suy nghĩ ủ ê về khổ của họ. Họ khổ thế và họ chẳng bao giờ biết tới hoan lạc nào, cho nên họ không thể có bất kì so sánh nào.

Khi xã hội trở nên giàu, nó có thời gian để nghĩ, "Bây giờ cái gì tiếp theo...?" Và dường hư chẳng có gì còn cả. Khi mọi thứ bên ngoài là sẵn có bạn bắt đầu nghĩ, "Mình đang làm gì ở đây nhỉ? Mọi thứ đều có đó, nhưng mình vẫn cứ trống rỗng như bao giờ."

Nhiều người tự tử ở các nước giàu hơn hơn ở nước nghèo. Hay bạn có thể trở nên bất mãn tới mức bạn có thể phát điên, bạn có thể thành gàn dở. Nhiều người phát điên ở các nước giàu hơn ở các nước nghèo.

Giàu theo một cách nào đó là rất nguy hiểm: nó có thể lái bạn tới tự tử, nó có thể lái bạn tới loại điên khùng nào đó - nhưng nó cũng rất có ý nghĩa bởi vì nó có thể lái bạn hướng tới tôn giáo, hướng tới nội tâm mình, lãnh thổ bên trong, nó có thể trở thành cuộc cách mạng nội tâm. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn - các phương án đều để mở. Người giàu hoặc trở nên thần kinh, tự tử, hoặc người đó phải trở thành thiền nhân; không có phương án thứ ba khác cho người đó.

Người nghèo không thể tự tử được, không thể bị thần kinh được; người đó thậm chí còn không có đủ cơm, còn nói gì tới tâm trí? Người đó mệt mỏi thế vào buổi tối, người đó không thể nghĩ được, không có năng lượng để nghĩ... rơi luôn vào giấc ngủ. Đến sáng lại con đường mòn cũ của việc kiếm cơm. Mọi ngày người đó đều phải kiếm sống, bằng cách nào đó để vẫn còn sống, tồn tại.

Người đó không thể đảm đương được xa hoa của người thần kinh, người đó không thể đảm đương được xa hoa của việc phân tâm - đây là những xa hoa chỉ người giàu mới có thể đảm đương! Và người đó không thể thực sự là thiền nhân được. Người đó sẽ đi tới đền chùa, nhưng người đó sẽ hỏi xin cái gì đó trần tục. Vợ người đó ốm, con người đó không có tiền để vào trường học, người đó thất nghiệp. Người đó đi tới đền chùa để hỏi xin những điều này. Phẩm chất tôn giáo của người nghèo là rất nghèo nàn.

Có hai loại tính tôn giáo trong thế giới này: tính tôn giáo của người nghèo - nó rất trần tục, nó rất vật chất - và tính tôn giáo của người giàu - nó rất tâm linh, rất phi vật chất. Khi người giàu cầu nguyện, lời cầu nguyện của người đó không thể vì tiền. Nếu người đó vẫn cầu nguyện về tiền, người đó vẫn chưa đủ giàu.
Previous Post
Next Post